Nội Dung
Chấn thương dây chằng chéo sau (Posterior cruciate ligament) xảy ra ít thường xuyên hơn. Dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước kết nối xương đùi với xương chày, nếu một trong hai dây chằng bị rách sẽ gây đau, sưng và dáng đi bất thường. Trong bài viết này cúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị dây chằng chéo sau.
Tìm hiểu về chấn thương dây chằng chéo sau
Chấn thương dây chằng chéo sau là gì?
Bạn đang đọc: Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP)
Dây chằng chéo sau (LCP) nằm ở phía sau đầu gối. Dây chằng là những dải mô liên kết các xương.
Dây chằng chéo sau – tương tự như dây chằng chéo trước (ACL) – kết nối xương đùi với xương cẳng chân (xương chày). Mặc dù dây chằng chéo sau lớn hơn và mạnh hơn dây chằng chéo trước, nhưng nó vẫn có thể bị rách.
Chấn thương dây chằng chéo sau thường chiếm ít hơn 20% các chấn thương dây chằng đầu gối. Chấn thương này thường làm tổn thương một số dây chằng hoặc sụn khác ở đầu gối. Trong một số trường hợp, dây chằng cũng có thể phá vỡ một phần xương bên dưới.
Triệu chứng chấn thương dây chằng chéo sau
Những dấu hiệu và triệu chứng chấn thương dây chằng chéo sau là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương dây chằng chéo sau gồm:
- Đau. Đau từ nhẹ đến trung bình ở đầu gối có thể khiến bạn đi bộ khập khiễng hoặc khó đi lại.
- Sưng. Sưng đầu gối thường xảy ra nhanh chóng, trong vòng vài giờ sau khi bị thương.
- Cảm giác nới lỏng. Bạn có thể cảm thấy đầu gối lỏng lẻo, như thể nó không còn ở vị trí ban đầu.
Nếu không có thương tích liên quan đến những bộ phận khác của đầu gối, các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương dây chằng chéo sau có thể rất nhẹ đến mức bạn không nhận thấy. Theo thời gian, cơn đau có thể trầm trọng hơn và đầu gối của bạn có thể cảm thấy không ổn định hơn. Nếu các phần khác của đầu gối cũng bị thương, các dấu hiệu và triệu chứng có thể sẽ nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng chéo sau
Nguyên nhân nào gây chấn thương dây chằng chéo sau?
Tìm hiểu thêm: Top 5 thực phẩm giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung cho bé
Chấn thương dây chằng chéo sau thường do cú đấm mạnh vào đầu gối trong khi bạn ngồi hoặc khuỵu chân. Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm:
- Tai nạn xe
- Quỳ gối khi té ngã
Thể thao là một nguyên nhân phổ biến gây tổn thương dây chằng chéo sau. Những chấn thương này đặc biệt phổ biến ở:
- Bóng đá
- Bóng chày
- Trượt tuyết
Một chấn thương ở dây chằng chéo sau có thể gây tổn thương từ nhẹ đến nặng. Bác sĩ phân loại tổn thương theo các cấp sau:
- Cấp I: rách một phần dây chằng chéo sau.
- Cấp II: dây chằng bị rách một phần và lỏng hơn so với cấp I.
- Cấp III: dây chằng bị rách hoàn toàn và đầu gối trở nên lỏng lẻo.
- Cấp IV: dây chằng chéo sau tổn thương cùng với dây chằng khác ở đầu gối.
Các vấn đề về chấn thương dây chằng chéo sau có thể cấp tính hoặc mãn tính. Tình trạng cấp tính là do chấn thương đột ngột. Tình trạng mạn tính liên quan đến một chấn thương phát triển theo thời gian.
Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không?
Trong nhiều trường hợp, các cấu trúc khác ở đầu gối – bao gồm các dây chằng khác hoặc sụn – cũng bị tổn thương khi bạn bị tổn thương dây chằng chéo sau. Tùy thuộc vào số lượng các cấu trúc này bị tổn thương, bạn có thể bị đau đầu gối và mất ổn định lâu dài. Bạn cũng có thể có nguy cơ cao bị viêm khớp ở đầu gối bị ảnh hưởng.
Chẩn đoán và điều trị chấn thương dây chằng chéo sau
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chấn thương dây chằng chéo sau?
>>>>>Xem thêm: 10 cách hồi phục sức khỏe sau sinh mổ đơn giản mà hiệu quả
Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ có thể ấn vào đầu gối của bạn để xem có bị thương, lỏng lẻo hoặc dịch trong khớp do chảy máu hay không. Họ có thể di chuyển đầu gối, chân hoặc bàn chân của bạn theo các hướng khác nhau và yêu cầu bạn đứng và đi bộ. Bác sĩ sẽ so sánh chân bị thương với chân khỏe mạnh để tìm bất kỳ chuyển động bất thường ở đầu gối hoặc xương sống.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh sau đây:
- Tia X. Mặc dù một tia X không thể phát hiện tổn thương dây chằng, nhưng nó có thể phát hiện gãy xương. Những người bị chấn thương dây chằng chéo đôi khi bị vỡ một đoạn xương nhỏ gắn liền với dây chằng ra khỏi xương chính (gãy xương khớp).
- Quét MRI. Thủ tục này sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh các mô mềm của cơ thể trên máy tính. Chụp MRI có thể hiển thị rõ vết rách dây chằng chéo sau và giúp bác sĩ xác định xem các dây chằng đầu gối hoặc sụn khác có bị thương không.
- Nội soi khớp. Nếu không rõ vết thương đầu gối của bạn rộng đến mức nào, bác sĩ có thể sử dụng soi khớp để thấy rõ bên trong khớp gối của bạn. Một máy quay được đưa vào khớp gối thông qua một vết rạch nhỏ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chấn thương dây chằng chéo sau?
Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương của bạn và thời gian bạn bị chấn thương. Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần làm phẫu thuật.
Thuốc
Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác) hoặc natri naproxen (Aleve), có thể giúp giảm đau và giảm sưng.
Trị liệu
Bác sĩ vật lý trị liệu có thể hướng dẫn cho bạn các bài tập giúp đầu gối mạnh hơn, cải thiện chức năng và sự ổn định. Bạn cũng có thể cần băng hỗ trợ đầu gối hoặc nạng trong quá trình phục hồi chức năng.
Phẫu thuật
Nếu chấn thương nghiêm trọng – đặc biệt là nếu chấn thương kết hợp với rách các dây chằng đầu gối khác, tổn thương sụn hoặc gãy xương – bạn có thể cần phẫu thuật để tái tạo dây chằng.
Chế độ sinh hoạt cho người bị chấn thương dây chằng chéo sau
Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát chấn thương dây chằng chéo sau?
Bạn hãy áp dụng phương pháp R.I.C.E. (nghỉ ngơi, chườm lạnh, nén và nâng chân) để giúp phục hồi chấn thương khớp từ nhẹ đến trung bình.
- Nghỉ ngơi. Tránh để đầu gối bị thương thêm. Bạn có thể cần nạng.
- Chườm lạnh. Chườm túi đá vào đầu gối trong vòng 20–30 phút mỗi 3–4 giờ trong 2–3 ngày.
- Nén. Quấn một băng thun đàn hồi xung quanh đầu gối.
- Nâng cao. Nằm và đặt một chiếc gối dưới để nâng cao đầu gối nhằm giúp giảm sưng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.