Khớp gối đảm nhận vai trò vận động di chuyển, chạy nhảy, cũng như chịu sức nặng của cả thân trên. Vì vậy, bộ phận này rất dễ bị chấn thương khi tham gia các hoạt động đi đứng cũng như hoạt động thể thao. Trong đó, phổ biến nhất là chấn thương dây chằng đầu gối.
Bạn đang đọc: Chấn thương dây chằng đầu gối
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Chấn thương dây chằng đầu gối là tình trạng gì?
Dây chằng là một dải mô liên kết sợi cứng, chủ yếu bao gồm các phân tử collagen, chịu trách nhiệm nối các xương trong và quanh khớp. Các chấn thương tại đây, chẳng hạn như giãn hoặc đứt dây chằng, sẽ hạn chế khả năng vận động và giới hạn phạm vi chuyển động của khớp gối. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của bạn.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương dây chằng đầu gối là gì?
Người bị giãn hoặc đứt dây chằng đầu gối có thể có những dấu hiệu, biểu hiện như:
- Nghe thấy tiếng “bốp” tại thời điểm bị thương nếu dây chằng bị rách hoàn toàn;
- Sưng đầu gối: Khi một dây chằng bị thương, bạn có thể bị chảy máu bên trong khớp gối, dẫn đến sưng đầu gối. Mức độ sưng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Các dây chằng nhỏ có thể sưng ít hơn. Tuy nhiên, dây chằng bị xé rách hoàn toàn có thể dẫn đến sưng đầu gối rất nhanh (trong vòng hai giờ) và rất đau đớn;
- Đau ở đầu gối: mức độ đau có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích ở đầu gối;
- Chạm vào thấy mềm ở xung quang khu vực bị chấn thương dây chằng. Các dây chằng nhỏ bị chấn thương có thể đỡ hơn, nhưng trong trường hợp dây chằng bị đứt hoặc tổn thương nghiêm trọng sẽ có dấu hiệu đau nhức khó tả;
- Không thể di chuyển đầu gối bình thường: Khi dây chằng bị rách, bạn có thể bị suy giảm khả năng vận động nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu vết rách ở dây chằng nhỏ, bạn vẫn có thể đi lại được;
- Cảm giác đầu gối không cố định. Tình trạng này có thể khiến bạn đi khập khiễng và phụ thuộc vào mức độ tổn thương dây chằng. Bạn vẫn có thể đứng nếu chỉ chấn thương một chút ở dây chằng đầu gối;
- Đôi khi các vết thâm có thể xuất hiện ở đầu gối, nhưng không phải lúc nào cũng có.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng chấn thương dây chằng đầu gối như trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây chấn thương dây chằng đầu gối?
Bạn có thể bị chấn thương dây chằng đầu gối do thay đổi hướng đi đột ngột, tiếp đất không đúng cách, ví dụ như khi chơi bóng đá. Chấn thương thường xảy ra nhanh chóng. Cơ yếu hoặc không linh hoạt sẽ khiến bạn bị bong hoặc rách dây chằng.
Tìm hiểu thêm: 9 cách trị thâm bẹn giúp sáng da tự nhiên và cách ngăn ngừa
Những ai thường mắc phải tình trạng chấn thương dây chằng đầu gối?
Chấn thương dây chằng đầu gối rất phổ biến, gây ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán tình trạng chấn thương dây chằng đầu gối?
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất cho bạn. Nếu đầu gối của bạn căng quá mức và sưng lên vì tụ máu, bác sĩ sẽ sử dụng kim để chọc và loại bỏ tụ máu. Bạn có thể cần chụp X-quang để kiểm tra gãy xương, cũng như chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra bất kỳ chấn thương dây chằng đầu gối nào nếu có.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chấn thương dây chằng đầu gối?
>>>>>Xem thêm: Nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh
Chấn thương dây chằng ở đầu gối từ nhẹ đến vừa có thể tự lành. Để tăng tốc quá trình hồi phục, bạn có thể:
- Cho đầu gối nghỉ ngơi. Bạn nên tránh gây áp lực nặng lên đầu gối và cần phải sử dụng nạng một thời gian;
- Chườm đá đầu gối từ 20 đến 30 phút mỗi 3 đến 4 giờ để giảm đau và giảm sưng. Bạn chườm từ 2 đến 3 ngày hoặc cho đến khi hết sưng;
- Nẹp đầu gối: đặt băng kẹp, dây đai lên đầu gối để giảm sưng;
- Nâng đầu gối lên khi bạn ngồi hoặc nằm xuống;
- Đeo nẹp đầu gối để cố định đầu gối và bảo vệ đầu gối khỏi bị thương tích thêm;
- Dùng thuốc giảm đau chống viêm. Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxyn sẽ giúp giảm đau và sưng tấy. Bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có thắc mắc hoặc cảm thấy rằng bạn vẫn cần dùng thuốc sau 7 đến 10 ngày;
- Thực hành các bài tập kéo căng và tăng cường cơ nếu bác sĩ đề nghị. Bạn không tập các bài tập quá nhiều để tránh gây đau.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chấn thương dây chằng đầu gối?
Rất khó để ngăn chặn chấn thương dây chằng đầu gối. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương dây chằng bằng một số biện pháp phòng ngừa sau:
- Giữ cơ đùi khỏe mạnh bằng các bài tập căng cơ và tăng cường tập thể dục thường xuyên;
- Khởi động trước khi bắt đầu tập các bài tập nặng hơn;
- Bạn không nên thay đổi hoạt động đột mà nên từ từ chuyển sang động tác mới.
Khớp gối là khớp nối xương đùi và xương cẳng chân – hai xương lớn nhất cơ thể – đồng thời khớp gối đảm nhận những vận động mạnh và linh hoạt, cho nên khớp gối được cố định bởi nhiều gân và dây chằng. Một chấn thương dây chằng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sự vận động của khớp và làm biên độ cử động bất thường.
Tùy theo mức độ chấn thương mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, nhưng có một điểm chung là bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi tại chỗ, tránh đè ép lên gối tổn thương để dây chằng bị rách, đứt có thời gian phục hồi.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.