Chấn thương ngực

Chấn thương ngực

Chấn thương ngực

Tìm hiểu chung

Chấn thương ngực là gì?

Các chấn thương ngực thường ảnh hưởng đến xương sườn, phần trên của bụng, phổi, mạch máu, tim, cơ, mô mềm và xương ức. Đôi khi thực quản, xương đòn hoặc xương bả vai cũng bị thương.

Bạn đang đọc: Chấn thương ngực

Nhiều chấn thương ở ngực có thể gây tử vong trong những phút đầu tiên hoặc vài giờ sau chấn thương. Tuy nhiên, nếu được đưa đi cấp cứu kịp thời, những tình trạng này có thể được điều trị hoặc ổn định mà không cần đến phẫu thuật.

Các dạng chấn thương ngực

Chấn thương nghiêm trọng

Các dấu hiệu đau hoặc khó thở thường bắt đầu ngay sau khi bị chấn thương, nghĩa là các cơ quan bên trong ngực, như phổi, tim hoặc mạch máu có thể đã bị tổn thương. Các triệu chứng khác thường phát triển nhanh chóng, chẳng hạn như khó thở nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu sốc.

  • Một lực đánh mạnh vào ngực có thể làm tổn thương các cơ quan ở ngực hoặc bụng trên.
  • Một lực đánh vào phía trước ngực (xương ức) có thể làm tổn thương tim, các mạch máu lớn hoặc ống dẫn từ miệng đến dạ dày (thực quản).
  • Một cú đánh vào ngực có thể làm tổn thương phổi hoặc đường thở (khí quản).
  • Một cú đánh vào sau ngực có thể làm tổn thương thận.
  • Một cú đánh vào một bên ngực hoặc ngực dưới có thể làm tổn thương gan hoặc lá lách.

Chấn thương nhẹ

Chấn thương ngực

Bạn có thể bị đau thành ngực sau một chấn thương nhẹ. Bạn có thể cảm thấy đau khi cử động vai, cánh tay hoặc thân người.

Ngay cả một chấn thương nhỏ cũng có thể gây đau ngực trong vài ngày. Ngoài ra, cơn đau có thể tăng lên khi bạn hít thở sâu, ho hoặc hắt hơi. 

Thông thường, bạn không cần đến gặp bác sĩ khi bị chấn thương nhẹ mà chỉ cần điều trị tại nhà để giảm đau và khó chịu.

Gãy xương sườn

Ngực bị va đập mạnh có sao không? Một chấn thương ở ngực có thể làm gãy hoặc nứt xương sườn hay làm tổn thương sụn. Các triệu chứng của tình trạng xương sườn bầm tím hoặc gãy bao gồm:

  • Đau nhói, đau dữ dội ở vùng bị chấn thương.
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bạn thở hoặc ho.
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bạn ấn hoặc nằm đè lên vùng bị thương.

Mặc dù gãy xương sườn rất đau đớn nhưng nó thường có thể được điều trị tại nhà nếu không có triệu chứng khác phát triển.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng chấn thương ngực là gì?

Bị đập mạnh vào ngực có sao không? Khi bị chấn thương, khu vực tổn thương có thể gây đau. Cơn đau thường sẽ nặng hơn khi người bệnh hít vào và ngực có thể bị bầm tím. Đôi khi, người bệnh cũng có thể thở nông.

Nếu chấn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy rất khó thở, buồn ngủ hoặc bối rối và da có thể bị lạnh, ra mồ hôi hoặc xanh xao. Các triệu chứng như vậy có thể phát triển khi phổi bị vấn đề nghiêm trọng (suy hô hấp) hoặc người bệnh bị sốc. Những người bị sốc thường có huyết áp thấp ở mức nguy hiểm và nhịp tim đập nhanh.

Các triệu chứng khác phụ thuộc vào loại chấn thương ngực cụ thể. 

Nguyên nhân

Những nguyên nhân nào gây chấn thương ngực?

Tìm hiểu thêm: Xơ gan cổ trướng là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chấn thương ngực

>>>>>Xem thêm: Bệnh thấp tim ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa

Ngực có thể bị thương do lực cùn (chẳng hạn như trong các vụ tai nạn giao thông (tức ngực sau khi té xe), té ngã hoặc chấn thương thể thao) hoặc do một vật thể xuyên qua (chẳng hạn như viên đạn hoặc dao).

Chấn thương ngực thường nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng ngay lập tức vì chúng cản trở hô hấp hoặc tuần hoàn. Một số chấn thương làm tổn thương xương sườn và cơ ngực (được gọi là thành ngực) đủ nghiêm trọng để làm cho phổi khó phồng lên bình thường. Các vấn đề ở phổi sẽ can thiệp vào quá trình trao đổi khí. 

Chấn thương cũng sẽ gây ra các vấn đề về tuần hoàn nếu chúng dẫn đến chảy máu nhiều ở bên trong thành ngực, dẫn đến cản trở hô hấp. Ngoài ra, tổn thương ở tim có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn bằng cách can thiệp vào khả năng bơm máu của tim đi khắp cơ thể.

Các nguyên nhân phổ biến khác gây chấn thương ở ngực gồm:

  • Chấn thương cùn ở tim
  • Hội chứng chèn ép tim cấp tính
  • Tràn máu màng phổi
  • Nhiễm trùng phổi 
  • Gãy xương sườn
  • Tổn thương động mạch chủ 
  • Tràn khí màng phổi.
  • Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán chấn thương ngực?

    Hầu hết trường hợp, bác sĩ sẽ phát hiện ra chấn thương ở ngực chỉ bằng cách quan sát. Tuy nhiên, họ không thể xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương nếu không làm các đánh giá chuyên sâu hơn.

    Đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng ống nghe để kiểm tra xem tất cả các phần của phổi có nhận được không khí không. Đồng thời, họ cũng sẽ kiểm tra cổ và ngực có bị thương không. 

    Nếu người bệnh gặp khó khăn khi thở, bác sĩ sẽ đặt cảm biến trên ngón tay của họ để đo lượng oxy trong máu. Đôi khi bạn cũng có thể đo nồng độ oxy và CO2 trong máu thông qua xét nghiệm máu

    Các xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán ngực bị chấn thương như:

    • Chụp X-quang ngực: sẽ giúp bác sĩ phát hiện tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, gãy xương sườn và gãy xương đòn
    • Siêu âm: giúp phát hiện chấn thương tim. Đôi khi bác sĩ sẽ kết hợp siêu âm với chụp CT hoặc chụp động mạch chủ nếu nghi ngờ chấn thương động mạch chủ
    • Xét nghiệm
    • Điện tâm đồ

    Những phương pháp nào giúp điều trị chấn thương ngực?

    Những chấn thương đe dọa tính mạng ngay lập tức nên được điều trị càng nhanh càng tốt. Việc điều trị cụ thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

    Đối với tất cả các chấn thương, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ thở và lưu thông máu nếu cần thiết. Mọi người có thể được cho thở oxy (thông qua mặt nạ hoặc ống thở), truyền dịch hoặc đôi khi truyền máu. Những người bị chấn thương nghiêm trọng nên được cấp cứu kịp thời.

    Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc giảm đau cho người bệnh. 

    Đối với một số chấn thương, bác sĩ phải chèn một ống vào ngực để dẫn lưu máu (trong tràn máu màng phổi) hoặc không khí (trong tràn khí màng phổi) từ ngực. Thủ tục này giúp phổi xẹp phục hồi. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ cho người bệnh. 

    Tóm lại, chấn thương ngực thường sẽ làm người bệnh rất đau đớn, nhưng sẽ dần cải thiện trong 3-6 tuần. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn ho ra máu và thở nông.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *