Chấn thương thanh quản

Chấn thương thanh quản

Bạn đang đọc: Chấn thương thanh quản

Tìm hiểu chung

Chấn thương thanh quản là tình trạng gì?

Đứt thanh quản có thể xảy ra sau chấn thương trực tiếp vào vùng cổ và có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp, đe dọa đến tính mạng. Vì lý do này, bệnh nhân nếu nghi ngờ có thanh quản bị đứt nên được điều trị khẩn cấp.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng chấn thương thanh quản là gì?

Các triệu chứng phổ biến của chấn thương thanh quản là:

  • Khó khăn khi nói hoặc tạo ra tiếng;
  • Thay đổi trong giọng nói (khàn tiếng);
  • Thở ồn ào (thở rít);
  • Suy hô hấp;
  • Đau ở cổ khi nuốt hoặc ho;
  • Bị bầm dập ở trên cổ;
  • Ho ra máu;
  • Sưng cổ.

Chấn thương thanh quản có thể không có dấu hiệu rõ ràng ngay lập tức. Nếu nghi ngờ thanh quản của trẻ bị chấn thương sau khi ngã hoặc có sự cố khác, bạn hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng chấn thương thanh quản?

Đứt thanh quản có thể được phân loại thành bị đâm thủng, xuyên qua hoặc chấn thương kín và được tiếp tục phân loại với tốc lực cao hay thấp. Thông thường nhất, chấn thương thanh quản xảy ra như là kết quả của tai nạn xe cơ giới (MVA) hoặc chấn thương dây phơi. Một tỷ lệ nhỏ nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm thanh quản vẫn bị thổi khí trực tiếp trong khi bị chấn thương, chấn thương thể thao, treo cổ, thắt cổ và nguyên nhân do điều trị.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng chấn thương thanh quản?

Chấn thương thanh quản là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng chấn thương thanh quản?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chấn thương thanh quản, chẳng hạn như:

  • Giới tính: nữ giới thường có cổ mỏng, dài hơn, do đó họ có nguy cơ cao mắc chấn thương thanh quản;
  • Tuổi: xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán tình trạng chấn thương thanh quản?

Nếu bác sĩ nghi ngờ có chấn thương thanh quản, họ sẽ làm một số việc để xác định và chẩn đoán. Các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ suy hô hấp và bản chất của chấn thương.

Trong trường hợp chấn thương kín vào cổ, bác sĩ sẽ chạm vào cổ để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ cảm nhận tiếng rít, tiếng kêu hay âm thanh popping và cảm giác dưới da (gọi là crepitus).

Nếu giọng nói của trẻ khan, một ống soi thanh quản linh hoạt có thể được sử dụng trong các phòng cấp cứu để hình dung các dây thanh âm bị tụ máu hoặc bị gián đoạn.

Nếu tình trạng của trẻ ổn định, bác sĩ có thể tiến hành chụp CT scan của cổ và ngực. Bác sĩ cũng có thể sử dụng ống soi thanh quản và soi phế quản giúp điều trị các vấn đề ở đường thở.

Tùy thuộc vào đặc điểm lâm sàng mà những thương tích này được phân loại theo bốn nhóm. Việc phân loại này giúp việc quyết định các hình thức quản lý tình trạng này được tối ưu, bao gồm:

  • Nhóm I: những bệnh nhân có biểu hiện với các triệu chứng nhỏ ở đường hô hấp. Các bệnh nhân có máu tụ nhỏ, các vết rách không có bằng chứng lâm sàng của đứt thanh quản sẽ được quan sát ở tư thế đầu được kê cao và được sử dụng không khí ẩm;
  • Nhóm II: bệnh nhân trong nhóm này có đường thở bị hư hại. Những bệnh nhân này xuất hiện tình trạng phù nề/tụ máu, có tiếp xúc nhỏ của niêm mạc và không có bằng chứng về sự tiếp xúc sụn. Những người bệnh này cần chú ý bảo vệ đường hô hấp của mình và có thể cần đến phương pháp mở khí quản. Soi thanh quản và ống soi thực quản trực tiếp được thực hiện để tiếp cận vị trí chấn thương;
  • Nhóm III: các bệnh nhân trong nhóm này có đường thở bị hư hại với mức độ phù nề và tụ máu nặng. Vết rách niêm mạc được mở rộng với bằng chứng về tiếp xúc sụn, dây thanh âm bất động trên những bệnh nhân này. Những bệnh nhân này cần phải mở khí quản để bảo đảm đường thở, soi thanh quản và soi thực quản để đánh giá mức độ thiệt hại. Bác sĩ có thể thăm dò và chữa lành các vết thương. Những bệnh nhân không cần đến khung đỡ stent;
  • Nhóm IV: bệnh nhân trong nhóm này có đường thở bị hư hại với phù nề và tụ máu nghiêm trọng. Những bệnh nhân này có vết rách niêm mạc nặng có tiếp xúc sụn, dây thanh âm bất động. Đối với những người bệnh này, bác sĩ sẽ mở khí quản để bảo đảm đường thở cũng như thăm dò và chữa lành các vết thương. Khung đỡ stent cũng nên được thực hiện để ngăn chặn hẹp đường hô hấp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng chấn thương thanh quản?

Khi các bác sĩ chẩn đoán chấn thương thanh quản, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo đường thở. Một ống soi thanh quản sẽ được sử dụng để tiếp cận với các chấn thương và họ có thể sử dụng các thủ tục chụp hình hoặc quay video để xác định mức độ thiệt hại đến thanh quản. Nếu an toàn, con bạn sẽ được đặt nội khí quản. Trong những tình huống khẩn cấp, phẫu thuật mở khí quản có thể được thực hiện để giúp đường thở an toàn trong khi chữa lành các hư hại ở khí quản.

Phẫu thuật mở, chữa các vết nứt và/hoặc vết rách nội bộ cần được thực hiện càng sớm càng tốt, ví dụ như tái thiết một tầng không khí quản thuộc thanh quản, nơi mà các bệnh nhân được đặt nội khí quản để phẫu thuật từ 5-7 ngày. Bệnh nhân sẽ phải dùng ống soi thanh quản và soi phế quản để đánh giá lại quá trình chữa bệnh trước khi rút ống.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chấn thương thanh quản?

Một bài đánh giá khả năng nói và nuốt phải được thực hiện sau khi các đường thở đã lành. Trẻ cũng phải để cho thanh quản nghỉ ngơi thường xuyên và được trị liệu ngôn ngữ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

>>>>>Xem thêm: Sữa cho bệnh nhân ung thư loại nào tốt? Review 6 loại sữa dành cho người bị ung thư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *