Chảy máu chân răng khi mang thai là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về tình trạng này, mẹ bầu có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Bạn đang đọc: Chảy máu chân răng khi mang thai: Mẹ đã biết xử lý đúng cách, hiệu quả?
Thường ngày, bạn có thể dễ bỏ qua tình trạng chảy máu chân răng vì cho rằng đây không phải là vấn đề nguy hiểm. Thế nhưng, khi mang thai, mẹ bầu sẽ cần thận trọng hơn đối với các dấu hiệu bất thường để đảm bảo thai nhi phát triển an toàn. Trong đó, chảy máu chân răng khi mang thai là một trong các dấu hiệu mẹ nên chú ý trong thai kỳ. Vì sao lại vậy? Hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ nhé!
Nội Dung
- 1 Chảy máu chân răng khi mang thai có bình thường không?
- 2 Triệu chứng viêm lợi khi mang thai
- 3 Nguyên nhân bà bầu bị chảy máu chân răng
- 4 Chảy máu chân răng khi mang thai có ảnh hưởng đến bé?
- 5 Điều trị viêm lợi, chảy máu chân răng khi mang thai
- 6 Biện pháp điều trị chảy máu chân răng khi mang thai tại nhà
- 7 Cách ngăn ngừa chảy máu chân răng khi mang thai
Chảy máu chân răng khi mang thai có bình thường không?
Khoảng một nửa số phụ nữ khi mang thai bị sưng, đỏ nướu hoặc chảy máu chân răng khi dùng chỉ nha khoa hay đánh răng. Tình trạng này còn được biết đến với với tên gọi viêm lợi (viêm nướu) trong thai kỳ.
Viêm lợi khi mang thai thường gặp nhất vào khoảng tháng thứ 2 và thứ 8 của thai kỳ và trở nên nghiêm trọng hơn vào tam cá nguyệt thứ ba.
Có thể nói, mẹ bầu bị sưng lợi, chảy máu chân răng là một trong những vấn đề phổ biến và thường gặp. Đa số các trường hợp viêm lợi không cần phải lo lắng vì chảy máu chân răng trong thai kỳ thường chỉ là một dạng viêm nhẹ.
Thế nhưng, đôi khi, tình trạng này cũng có thể gây ra những biến chứng khi mang thai nghiêm trọng. Viêm nha chu, một biến chứng nghiêm trọng của viêm lợi, là tình trạng cần được chú ý ngay lập tức. Ngoài ra, xung quanh nướu răng có thể xuất hiện những khối u nhỏ màu đỏ, gây khó chịu và nhiễm trùng nếu chúng bị vỡ.
Triệu chứng viêm lợi khi mang thai
Ngoài chảy máu chân răng, các bệnh về nướu khi mang thai còn có các triệu chứng như:
- Lợi sưng đỏ
- Lợi trở nên nhạy cảm
- Hơi thở có mùi
- Răng nhạy cảm
- Răng lung lay
- Khó nhai
Nguyên nhân bà bầu bị chảy máu chân răng
Viêm lợi khi mang thai thường do nồng độ hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ và khiến nướu của bạn nhạy cảm hơn với vi khuẩn trong mảng bám.
Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất khiến lợi bị sưng đau. Các nguyên nhân khác có thể do lượng máu trong cơ thể tăng lên từ 30-50% khi mang thai hoặc chế độ ăn thiếu canxi và nhiều đường có thể khiến răng suy yếu.
Chảy máu chân răng khi mang thai có ảnh hưởng đến bé?
Hiện không có bằng chứng nào chứng minh rõ những ảnh hưởng của viêm lợi đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang không tốt.
Một số chuyên gia cũng cho rằng, tình trạng viêm nha chu có thể liên quan đến nguy cơ:
- Sinh non
- Thai nhi nhẹ cân
- Các biến chứng của thai kỳ, chẳng hạn như tiền sản giật.
Các vấn đề này có thể là kết quả của tình trạng viêm và ảnh hưởng của những vi khuẩn gây bệnh đối với cơ thể. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được công nhận rõ ràng.
Có thể bạn quan tâm: Có bầu nhổ răng được không? Thủ thuật nha khoa có an toàn với mẹ bầu?
Điều trị viêm lợi, chảy máu chân răng khi mang thai
Bà bầu vị viêm lợi phải làm sao? Cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng cho bà bầu tốt nhất đó là bạn nên tìm đến phòng khám nha khoa để được hỗ trợ. Ngoài ra, để làm giảm nhẹ tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
1. Dùng nước súc miệng
Tìm hiểu thêm: Khám phá 11 loại thực phẩm tăng cường collagen giúp da căng mịn
Ngoài việc đánh răng thường xuyên, sử dụng nước súc miệng cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, qua đó hạn chế nguy cơ bà bầu bị chảy máu chân răng. Bạn hãy chọn những sản phẩm không chứa cồn để tránh tình trạng khô miệng khi mang thai và tham khảo ý kiến nha sĩ để tìm loại nước súc miệng phù hợp với bạn.
2. Cạo vôi răng
Chải răng đôi khi không thể loại bỏ hết vôi răng và mảng bám. Nếu có nhiều cao răng, nha sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng cho bạn bằng dụng cụ chuyên dụng để lấy cao răng nằm sâu dưới nướu.
3. Uống kháng sinh
Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm mảng bám và giúp nướu bớt sưng. Nha sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc uống, thuốc bôi dạng gel hoặc súc miệng.
Tuy nhiên, mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh phải hết sức cẩn thận. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng những loại thuốc sau để điều trị viêm lợi khi mang thai: amoxicillin, ampicillin, clindamycin, erythromycin, penicillin, nitrofurantoin.
Đừng quên cho nha sĩ biết mình đang mang thai để tránh dùng các thủ thuật và các loại thuốc có thể gây hại cho bé. Ngoài ra, hãy đến gặp nha sĩ ngay nếu tình trạng đau răng trở nên trầm trọng, nướu chảy máu nhiều hơn và răng lung lay.
Biện pháp điều trị chảy máu chân răng khi mang thai tại nhà
>>>>>Xem thêm: Viêm họng hạt có mủ: Đừng chủ quan kẻo hối hận không kịp!
Nếu các triệu chứng viêm lợi của bạn chỉ ở mức nhẹ, bạn có thể thử một số phương pháp sau:
- Trà xanh: Uống trà xanh thường xuyên giúp giảm sưng nướu và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám.
- Dầu ô liu: Ăn salad trộn với dầu ô liu cũng là cách để giúp răng chắc khỏe và hạn chế sự hình thành mảng bám. Ngoài ra, dầu ô liu còn có đặc tính kháng khuẩn.
- Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên. Ngoài ra, nó cũng có chứa các khoáng chất cần thiết để giúp nướu khỏe mạnh.
- Dầu đinh hương: Dầu đinh hương vốn được biết đến là có tác dụng bảo vệ nướu và răng khỏe mạnh. Bạn có thể thoa dầu đinh hương lên nướu hoặc nhai trực tiếp.
- Lô hội: Lô hội có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Đây là thành phần quen thuộc có nhiều trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng…
- Baking soda: Baking soda giúp trung hòa các axit trong miệng. Bạn có thể rắc trực tiếp lên bàn chải đánh răng hoặc trộn với kem đánh răng.
- Trà xô thơm: Cũng giống như trà xanh, trà xô thơm cũng có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Đun sôi lá trà trong 2 – 3 phút và sau đó lọc lấy nước để súc miệng.
- Tinh dầu tràm trà: Súc miệng bằng hỗn hợp tinh dầu tràm trà và nước có thể giúp diệt vi sinh vật gây hại và giảm đau tức thời cho vùng nướu bị viêm.
Cách ngăn ngừa chảy máu chân răng khi mang thai
Chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng viêm lợi cũng như chảy máu chân răng ở bà bầu.
Một số thói quen khác cũng sẽ giúp ích, chẳng hạn như:
- Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng chứa flouride và bàn chải mềm để tránh đau nướu.
- Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn kẹt giữa các kẽ răng.
- Súc miệng với nước muối để giảm viêm.
- Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng với các loại rau củ, trái cây, các sản phẩm từ sữa,…
- Hạn chế các thực phẩm có đường hoặc tinh bột như kẹo, bánh quy, bánh ngọt và trái cây khô.
- Bỏ thuốc nếu bạn có thói quen hút thuốc.
- Nếu bạn bị đái tháo đường, hãy giữ mức đường huyết trong phạm vi cho phép.
Chảy máu nướu răng khi mang thai là một vấn đề khá phổ biến và có thể được điều trị dễ dàng nên mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng chăm sóc sức khỏe răng miệng là điều rất cần thiết khi mang thai. Hãy đi khám răng thường xuyên và nói cho nha sĩ biết những vấn đề bất thường mà bạn đang gặp phải để được điều trị đúng phương pháp nhé!