Bạn đang đọc: Chảy máu tai là bệnh gì? Những phương pháp nào giúp bạn điều trị?
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu tai, một số trong đó có thể rất nghiêm trọng. Nếu không điều trị tình trạng chảy máu kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng.
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Chảy máu tai là gì?
Chảy máu tai là tình trạng máu chảy từ tai do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng. Do đó, nếu thấy tai chảy máu, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Biến chứng
Chảy máu tai có nguy hiểm không?
Tình trạng này thông thường không gây biến chứng, nhưng các nguyên nhân chảy máu tai gây ra tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả lâu dài, chẳng hạn như thủng màng nhĩ có thể gây nhiễm trùng.
Nhiễm trùng tai nghiêm trọng có thể khiến bạn mất thính lực vĩnh viễn nếu không điều trị đúng cách.
Các biến chứng khác thường gặp của tai bị chảy máu bao gồm:
- Thay đổi nhận thức ngôn ngữ
- Mất thính lực vĩnh viễn
- Ù tai vĩnh viễn
- Khó khăn nhận thức vĩnh viễn
- Đau đầu thường xuyên
- Chóng mặt thường xuyên
- Vấn đề cân bằng
Nguyên nhân
Nguyên nhân chảy máu tai là gì?
Chảy máu tai là bệnh gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu trong tai. Trong đó bao gồm:
Chấn thương nông ở da
Chấn thương nhỏ trên da, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết thương, có thể gây chảy máu ở tai ngoài.
Trong trường hợp này, bạn chỉ có triệu chứng duy nhất là đau nhẹ ở vị trí chấn thương.
Da tai cũng có thể bị trầy xước khi bạn dùng tăm bông hoặc vật cứng ráy tai. Xỏ lỗ tai cũng có thể gây kích thích và viêm, khiến bạn chảy máu tai.
Vật lạ trong tai
Người lớn thường dễ cảm nhận vật lạ trong tai hơn trẻ nhỏ. Trẻ em thường đưa những vật nhỏ như kẹo, đồ chơi vào tai mà không biết rằng chúng rất nguy hiểm.
Bất kỳ vật nào trong tai, kể cả côn trùng nhỏ, cũng có thể gây chảy máu tai, nhiễm trùng hoặc khó chịu. Đối với trường hợp này, loại bỏ vật lạ trong tai có thể khiến bạn hết đau.
Chấn thương đầu hoặc chấn thương
Một chấn thương đầu có thể dẫn đến chảy máu tai. Bạn có thể bị chấn thương do té ngã, tai nạn hoặc chơi thể thao. Nếu chảy máu lỗ tai đi kèm chấn thương đầu, bạn có thể bị chấn động.
Các triệu chứng của chấn động có thể bao gồm:
- Đau đầu
- Tiếng chuông trong tai
- Chóng mặt
- Buồn nôn và ói mửa
- Sự nhầm lẫn
- Mất ý thức tạm thời
- Choáng váng
- Hay quên
- Mệt mỏi
- Cáu gắt
- Mất ngủ
Chảy máu tai sau chấn thương đầu có thể là kết quả của gãy xương sọ, chấn thương đầu nghiêm trọng hoặc chấn thương nghiêm trọng khác, vì vậy một người sẽ cần được điều trị ngay lập tức.
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai phổ biến ở trẻ em hơn người lớn, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.
Những nhiễm trùng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của tai. Nhiễm trùng tai giữa và tai ngoài có thể gây chảy máu trong tai kèm các triệu chứng sau:
- Sốt
- Đau đầu
- Đỏ
- Rỉ dịch từ tai
- Sưng
- Đau tai
- Thay đổi thính giác
- Đau cổ
Thủng màng nhĩ
Nhiều người bị thủng màng nhĩ mà không có triệu chứng, nhưng một số sẽ bị đau tai. Nhiễm trùng và chấn thương là nguyên nhân phổ biến gây thủng màng nhĩ.
Các triệu chứng khác của thủng màng nhĩ có thể bao gồm:
- Đau tai
- Tai ù
- Rỉ dịch từ tai
- Cảm giác đầy tai
- Chóng mặt
- Mất hoặc thay đổi thính lực
Chấn thương khí áp (Barotrauma)
Chấn thương khí áp là một chấn thương nặng ở tai do sự thay đổi nhanh chóng về áp suất và độ cao từ các hoạt động như lặn hoặc đi máy bay.
Ngoài tai bị chảy máu, các triệu chứng của chấn thương khí áp có thể bao gồm:
- Đau tai
- Áp lực trong tai
- Mất thính lực
- Chóng mặt
- Tiếng chuông trong tai
Các triệu chứng của chấn thương khí áp bắt đầu gần như ngay lập tức khi bạn thay đổi độ cao hoặc áp suất.
Ung thư tai
Ung thư tai rất hiếm và có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của tai. Phần lớn các trường hợp ung thư tai là kết quả của ung thư da ở tai ngoài. Khoảng 5% tất cả các bệnh ung thư da xảy ra trên tai.
Tuy nhiên, những người bị nhiễm trùng tai mãn tính liên tục hoặc tái phát trong 10 năm trở lên có nguy cơ mắc ung thư cao hơn ở tai giữa hoặc tai trong. Nếu một người bị ung thư tai giữa hoặc tai trong, họ có thể bị chảy máu cũng như các triệu chứng sau:
- Mất thính lực
- Đau tai
- Sưng hạch bạch huyết
- Liệt mặt một phần
- Ù tai
- Đau đầu
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Những kỹ thuật y tế nào giúp bạn chẩn đoán chảy máu tai?
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và tai, cổ, đầu và cổ họng của bạn. Họ cũng hỏi bệnh sử và chi tiết về thời điểm bắt đầu chảy máu cũng như yếu tố kích hoạt nó.
Nếu gần đây bạn bị ngã hoặc tai nạn, bác sĩ có thể xác định tình trạng chảy máu là kết quả của chấn thương. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm hình ảnh hoặc xét nghiệm khác để xác nhận chẩn đoán hoặc kiểm tra tổn thương.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn cần phải đi cấp cứu ngay để có thể theo dõi chặt chẽ về những thay đổi trong ý thức.
Nếu nguyên nhân gây chảy máu tai không rõ ràng, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất kỹ lưỡng hơn. Họ có thể sử dụng ống soi tai để nhìn vào bên trong tai và tìm kiếm những tổn thương, mảnh vỡ hoặc nguyên nhân khác. Nếu vẫn chưa thể xác định chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu, các xét nghiệm hình ảnh bổ sung như chụp X-quang hoặc CT. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng có thể được thực hiện để đánh giá nhiễm trùng.
Những phương pháp nào giúp điều trị chảy máu tai?
Tìm hiểu thêm: Sự phát triển của trẻ 10 tuần tuổi diễn ra như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Phụ nữ bị ung thư vú nên chung sống với bệnh như thế nào?
Một khi bác sĩ xác định nguyên nhân họ sẽ cùng làm việc với bạn để tìm ra một phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị chảy máu tai chủ yếu là giải quyết nguyên nhân cơ bản. Khi nguyên nhân được điều trị, chảy máu sẽ ngừng lại. Những phương pháp điều trị bao gồm:
- Kháng sinh: Kháng sinh có thể điều trị một số bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng tai sẽ đáp ứng với kháng sinh. Nhiễm virus sẽ không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh.
- Chờ đợi thận trọng: Nhiều nguyên nhân sẽ tự hết theo thời gian. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho cả thủng màng nhĩ, chấn động hoặc các loại chấn thương đầu có thể nhìn thấy được. Trong những ngày đầu sau khi bạn mới chảy máu tai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn báo cáo mọi thay đổi để có thể đưa ra các điều trị bổ sung kịp thời.
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm giảm cảm giác khó chịu và kích thích do nhiễm trùng tai, tổn thương hoặc các vấn đề về áp lực.
- Chườm ấm: Bạn có thể chườm khăn ấm lên tai bạn. Hơi nóng từ khăn sẽ nhẹ nhàng giảm đau và khó chịu cho bạn.
- Bảo vệ đôi tai: Hãy sử dụng miếng bịt tai để ngăn nước và mảnh vụn xâm nhập vào tai bạn.