Chạy thận nhân tạo (thẩm tách máu) là một phương pháp phổ biến để điều trị bệnh suy thận cấp hoặc suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Vậy quá trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?
Bạn đang đọc: Chạy thận là gì? Quy trình chạy thận nhân tạo như thế nào?
Phương pháp chạy thận nhân tạo được áp dụng khi thận không còn khả năng lọc máu. Khi tiến hành phải trải qua rất nhiều khâu chặt chẽ để tránh những tai biến nguy hiểm có thể xảy ra. Quá trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào, cần chuẩn bị những gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung
Chạy thận là gì?
Chạy thận là phương pháp lọc máu nhân tạo bên ngoài cơ thể bằng một máy đặc biệt. Nó được sử dụng điều trị cho bệnh nhân suy thận cấp hoặc suy thận mạn tính ở giai đoạn cuối – khi chức năng thận còn rất thấp hoặc thậm chí đã mất hoàn toàn.
Nguyên nhân gây nên bệnh suy thận, khiến bạn phải chạy thận là gì?
Thận có thể bị mất chức năng đột ngột (tổn thương thận cấp tính) sau một cơn bệnh nặng, phẫu thuật phức tạp, nhồi máu cơ tim hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Một số thuốc cũng có thể gây tổn thương thận.
Bên cạnh đó, thận có thể bị tổn thương lâu ngày, dần mất đi chức năng vốn có. Thông thường những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn bình thường:
- Bệnh tiểu đường
- Tăng huyết áp (huyết áp cao)
- Viêm đài bể thận
- Chứng viêm mạch máu
- U xơ thận (bệnh thận đa nang).
Thận có vai trò lọc bỏ chất thải và dịch dư thừa khỏi cơ thể. Vì vậy mà khi chức năng thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thận không còn khả năng lọc máu nữa sẽ gây rối loạn mọi cơ quan trong cơ thể, nhanh chóng gây tử vong. Chạy thận cần thiết giúp bệnh nhân duy trì sự sống.
Những rủi ro khi chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?
Trước khi tìm hiểu chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào, bạn nên biết về những rủi ro bản thân mình có thể gặp phải.
Hầu hết các biến chứng xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo có thể ngăn ngừa hoặc dễ dàng quản lý khi bạn được theo dõi cẩn thận trong mỗi phiên chạy thận. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Hạ huyết áp là biến chứng phổ biến nhất của thẩm tách máu
- Chuột rút cơ bắp
- Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim)
- Buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu hoặc nhầm lẫn (loạn dưỡng thẩm phân)
- Nhiễm trùng
- Sự hình thành máu đông (sự nghẽn mạch) trong ống thông tĩnh mạch
- Các biến chứng kỹ thuật, chẳng hạn như tắc khí trong ống lọc máu.
Các biến chứng dài hạn của chạy thận nhân tạo bao gồm:
- Lọc không đầy đủ các chất thải
- Huyết khối hình thành trong quá trình thẩm tách máu
- Các vấn đề tim mạch (bệnh tim, bệnh mạch máu hoặc đột qụy).
Quy trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?
Trong quy trình chạy thận nhân tạo, bạn có thể ngồi hoặc nằm trên ghế trong khi máu chảy qua bộ lọc máu – một bộ lọc này hoạt động như một quả thận nhân tạo để làm sạch máu của bạn. Bạn có thể xem phim, đọc sách, ngủ trưa hoặc nói chuyện với “hàng xóm” tại trung tâm điều trị. Nếu bạn thẩm tách máu vào ban đêm, bạn có thể ngủ trong khi lọc máu.
Bước chuẩn bị chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?
Bác sĩ sẽ kiểm tra trọng lượng, huyết áp, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể bạn trước khi thẩm tách máu. Vị trí mà máu chảy ra và vào lại cơ thể bạn trong quá trình điều trị sẽ được vệ sinh sạch và khử trùng.
Trong quá trình thẩm tách máu, hai kim được chèn vào cánh tay thông qua các tĩnh mạch và dán tại chỗ để giữ an toàn. Mỗi kim được gắn vào một ống nhựa dẻo kết nối với màng thẩm tách. Thông qua ống thứ nhất, máy lọc máu lấy đi chất thải và chất lỏng ra khỏi máu vào một chất tẩy rửa được có tên là dialysate. Máu sau khi lọc sẽ trở lại cơ thể bạn qua ống thứ hai.
Nếu bạn cảm thấy không thoải mái trong khi lọc máu, bạn nên hỏi bác sĩ về việc giảm thiểu các phản ứng phụ. Bác sĩ sẽ điều chỉnh tốc độ thẩm tách máu, điều chỉnh thuốc hoặc chất lỏng thẩm tách máu.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp từ chuyên gia sản khoa: Sinh mổ tối đa được mấy lần?
>>>>>Xem thêm: Những lợi ích của trứng đối với trẻ nhỏ
Bước theo dõi và giám sát
Vì huyết áp và nhịp tim có thể dao động khi chất lỏng dư thừa được lấy ra khỏi cơ thể, nên huyết áp và nhịp tim cần được kiểm tra nhiều lần trong suốt quá trình điều trị.
Bước kết thúc chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?
Khi việc thẩm tách máu hoàn thành, kim sẽ được lấy ra khỏi tĩnh mạch và bác sĩ sẽ giúp bạn ngăn ngừa chảy máu. Sau đó, bạn có thể về nhà và sinh hoạt bình thường.
Lợi ích của việc chạy thận nhân tạo
Bác sĩ sẽ theo dõi việc điều trị nhằm đảm bảo bạn nhận đủ lượng thẩm tách máu để loại bỏ đủ chất thải ra khỏi máu. Cân nặng và huyết áp được theo dõi rất chặt chẽ trước, trong và sau khi điều trị. Cứ một lần mỗi tháng, bạn sẽ nhận được các xét nghiệm này:
- Các xét nghiệm máu để đo tỷ lệ giảm urê trong máu (URR) và độ thanh lọc urê tổng (Kt/V) để xem liệu việc chạy thận sẽ hoàn toàn loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bạn được hay không
- Đánh giá chất lượng máu
- Các phép đo dòng chảy của máu qua tĩnh mạch trong quá trình thẩm tách máu
- Bác sĩ có thể điều chỉnh cường độ và tần suất thẩm tách máu dựa trên kết quả xét nghiệm.
Quy trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào ở mỗi người có thể khác nhau đôi chút, nhưng kết quả của điều trị đều sẽ là:
- Giảm các triệu chứng đau nhức, giảm chuột rút, nhức đầu và hụt hơi
- Tăng cảm giác thèm ăn, ngủ ngon, tăng năng lượng và khả năng tập trung
- Chất lượng cuộc sống tốt hơn
- Kéo dài tuổi thọ
Bạn nên làm gì để tăng hiệu quả điều trị?
Bên cạnh thông tin về chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào, bạn nên lưu ý đến những điều sau đây để có thể đạt được kết quả tốt nhất:
- Ăn các thực phẩm phù hợp. Ăn đúng cách có thể cải thiện kết quả chạy thận và sức khỏe tổng thể của bạn. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, bạn cần theo dõi cẩn thận lượng chất lỏng nạp vào, protein, natri, kali và phốt pho. Bạn nên tìm chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn lập một bữa ăn phù hợp dựa trên trọng lượng, sở thích cá nhân, chức năng thận và các bệnh trạng khác, ví dụ như tiểu đường hoặc tăng huyết áp
- Dùng thuốc theo toa. Bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào, và có thể yên tâm phần nào về cách điều trị chạy thận nhân tạo. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, bạn nên gặp bác sĩ để nhận được những giải đáp, lời khuyên và phương pháp điều trị đúng cách nhé.