Nhiều nam giới lựa chọn hình thức tập thể dục bằng cách chạy xe đạp đi làm. Việc tập thể dục bằng cách này rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đạp xe quá lâu, đặc biệt là những người trên 40 tuổi, việc đạp xe hơn 8 tiếng 45 phút mỗi tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao gấp 6 lần so với những nam giới khác.
Bạn đang đọc: Chạy xe đạp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe cậu nhỏ?
Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu thêm về thông tin này qua bài viết dưới đây nhé.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Năm 1997, Giáo sư Goldstein đã công bố công trình nghiên cứu của mình, trong đó có đoạn viết: “Khi đi xe đạp, do áp lực từ phía bụng dưới và hai bên háng, các mạch máu ở khu vực này sẽ bị nghẽn khiến lượng máu dẫn xuống dương vật bị hạn chế. Nếu đi xe đạp cường độ mạnh, dương vật sẽ bị ảnh hưởng đáng kể”. Ông khẳng định đi xe đạp là nguyên nhân chính dẫn tới hàng trăm nghìn trường hợp liệt dương ở Mỹ.
Đặc biệt, những nam giới trung niên thường xuyên chạy xe đạp hơn 8 tiếng một tuần có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Hiện tượng thiếu máu tinh hoàn
Xe đạp là một trong những môn thể thao có tác động lớn đến vùng lưng, mông, bụng. Việc đi lại, tập luyện quá nhiều không đúng cách khiến cho “túi bi đôi” thường xuyên bị sức nén, cọ xát. Điều này khiến cho nhiệt độ của tinh hoàn luôn ở mức cao. Ngoài ra, việc thường xuyên bị chèn ép còn gây ra hiện tượng thiếu máu, làm cho tinh hoàn không thể hoạt động bình thường dẫn đến tình trạng chất lượng tinh trùng kém và số lượng tinh binh giảm. Nếu nam giới thường xuyên đạp xe hơn 300 km mỗi tuần thì số lượng tinh trùng bị giảm đi 4% và chất lượng cũng không còn tốt như bình thường. Đáng chú ý, giáo sư Diana Vaamonde, trưởng nhóm nghiên cứu, còn cho biết nếu quãng đường lẫn thời gian đạp xe tăng thêm đồng nghĩa chất lượng tinh trùng càng giảm sút.
Một số lưu ý khi đi xe đạp
Hãy chạy xe đạp với thời gian phù hợp cũng như biết cách chọn yên xe để không ảnh hưởng đến sức khỏe cậu nhỏ bạn nhé.
>>>>>Xem thêm: Vòng cổ hổ phách cho bé có thật sự tốt như lời đồn?