Tình trạng trẻ thừa cân béo phì đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay, làm tăng nguy cơ trẻ em mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp… Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để kiểm soát thừa cân, béo phì ở trẻ em. Vậy, chế độ ăn cho trẻ béo phì như thế nào là phù hợp để kiểm soát cân nặng, nhất là trong dịp Tết đến xuân về?
Bạn đang đọc: Chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân hiệu quả, khoa học trong dịp Tết
Trong bài viết này, Kenshin sẽ bật mí cho bạn chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân giúp kiểm soát cân nặng, giảm cân hiệu quả, nhất là trong những ngày lễ Tết.
Nội Dung
Nguyên nhân khiến trẻ béo phì, thừa cân, nhất là trong dịp Tết
1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em xảy ra do lượng calo hấp thu thông qua thực phẩm lớn hơn lượng calo mà bé tiêu thụ. Một chế độ ăn nhiều năng lượng và chất béo, kết hợp với mức độ hoạt động thể chất và tập thể dục thấp sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì.
Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố khác nhau khiến trẻ dễ bị béo phì, thừa cân, bao gồm:
- Gen di truyền
- Thường xuyên nạp nhiều calo từ thực phẩm và đồ uống hơn mức cơ thể cần
- Lười vận động, ít tập thể dục thể thao
- Thiếu ngủ, mất ngủ
- Sử dụng một số loại thuốc
- …
2. Vì sao trẻ dễ tăng cân, béo phì trong dịp Tết?
Mùa lễ Tết được cho là một trong những thời điểm khiến trẻ dễ gặp phải các vấn đề về dinh dưỡng nhất, đặc biệt là đối với trẻ thừa cân, béo phì. Điều này là vì trong mùa Tết, các gia đình thường chuẩn bị rất nhiều đồ ngọt, bánh mứt, bánh tét, bánh chưng, đồ chiên… Đây thường là những món ăn khoái khẩu của trẻ thừa cân béo phì.
Trẻ có thể bị hấp dẫn bởi rất nhiều món ăn ngon được chuẩn bị sẵn cho dịp sum họp đầu năm của đại gia đình, dẫn đến tình trạng thoải mái ăn uống các món có hại cho bệnh béo phì như nước ngọt, bánh mứt, thịt mỡ, chả giò chiên, bánh chưng, bánh tét…
Không những thế, một số phụ huynh quan niệm rằng, mỗi năm chỉ có một lần đón Tết, nên việc cho trẻ ăn thoải mái trong dịp này cũng không quá ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng của bé.
Những điều này góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì và các biến chứng liên quan ở trẻ em. Thậm chí, khi ăn những món ăn này với khẩu phần lớn, bé dễ cảm thấy no bụng mà không thể bổ sung những dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể có trong rau xanh, trái cây, gây ra tình trạng vừa thừa cân, béo phì, vừa thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Do đó, một chế độ ăn phù hợp cho trẻ béo phì, thừa cân là điều mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm.
Chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân trong dịp Tết
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì là:
- Vừa cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể phát triển
- Vừa điều chỉnh khẩu phần ăn
- Hạn chế những thực phẩm nhiều năng lượng.
Mục tiêu đối với trẻ thừa cân, béo phì là giảm tốc độ tăng cân trong khi vẫn cho phép trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường. Để cân bằng dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng cho trẻ, nhất là trong mùa lễ Tết, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân như sau:
1. Cung cấp protein lành mạnh
Trẻ em cần được cung cấp đầy đủ chất đạm trong bữa ăn để có thể phát triển khỏe mạnh. Đối với trẻ thừa cân, béo phì, cha mẹ nên lựa chọn thịt heo nạc, thịt gia cầm nạc (ưu tiên thịt gà nạc), cá, hải sản, trứng và các loại đậu để bổ sung protein cho bé.
Trong những ngày Tết, thay vì cho trẻ ăn chả giò chiên, tôm lăn bột chiên xù… bạn nên chuẩn bị cho con món tôm luộc, cá hấp…
2. Bổ sung một lượng vừa đủ chất bột đường
Khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân, cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mặc dù việc cắt giảm tinh bột nhiều năng lượng là cần thiết để kiểm soát cân nặng của bé, nhưng cơ thể trẻ vẫn cần được bổ sung một lượng vừa phải chất bột đường mỗi ngày.
Do đó, lời khuyên là bạn nên cung cấp tinh bột cho trẻ thừa cân, béo phì bằng glucid phức hợp, có nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen, khoai lang, bắp, các loại đậu, hạt…
Bên cạnh đó, trong dịp Tết, bạn cũng có thể cho trẻ ăn cơm, bún như những ngày thường, nhưng vẫn cần đảm bảo cân đối lượng ăn phù hợp với tình trạng thừa cân của bé. Nếu trẻ thèm ăn bánh chưng/bánh tét, bạn có thể cho trẻ ăn một miếng bánh nhỏ thay cơm.
3. Chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân vẫn cần có chất béo
Vì sao chất béo lại cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thừa cân, béo phì? Chất béo là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng. Do đó, chế độ ăn giảm cân cho trẻ béo phì vẫn cần phải có chất béo, nhưng với một lượng ít.
Bạn nên cho trẻ sử dụng chất béo tốt, giàu omega-3 như dầu ô liu, dầu mè, bơ thực vật, cá béo (cá hồi), quả bơ… thay vì dùng mỡ động vật.
Đọc thêm
Bố mẹ nên làm gì khi con bị thừa cân?
4. Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ thừa cân, béo phì
Tìm hiểu thêm: Sổ tay 6 bí quyết làm đẹp với thuốc nhuộm tóc tự nhiên
Vitamin và khoáng chất chắc chắn là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân. Bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây, không chỉ để bổ sung vitamin và khoáng chất, mà còn cung cấp chất xơ cho hệ tiêu hóa.
Bạn nên chế biến rau ở dạng luộc, hấp, nấu canh. Trái cây như táo, dưa hấu, cam, ổi, lê… có thể được cung cấp dưới dạng trái cây tươi, sinh tố không đường với sữa ít béo hoặc tách béo, nước ép nguyên chất không đường.
Bên cạnh đó, sữa hạt, sữa ít béo hoặc không béo hoặc các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua cũng là những thực phẩm cần thiết để bổ sung canxi, vitamin D trong chế độ ăn cho trẻ béo phì thừa cân.
Trong ngày Tết, bạn nên cho bé ăn sữa chua, uống nước lọc, sữa ít béo hoặc tách béo, nước ép hoặc sinh tố không đường thay cho nước ngọt. Việc bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong dịp Tết cũng giúp hạn chế táo bón.
5. Các món ăn vặt phù hợp với trẻ béo phì, thừa cân trong ngày Tết
Trong những ngày Tết, bạn nên chuẩn bị thức ăn nhẹ lành mạnh cho trẻ thừa cân, béo phì, để bé không bị tăng cân mất kiểm soát thay cho bánh mứt, kẹo ngọt. Dưới đây là một số món ăn nhẹ dễ chế biến, ít chất béo và ít đường, phù hợp với chế độ ăn cho trẻ béo phì:
- 1 miếng dưa (dưa hấu, dưa lưới) nhỏ hoặc 1 chén nho
- 1 trái táo vừa hoặc 1 trái chuối vừa
- ¼ chén cá ngừ cuộn rau diếp cá
- Bắp rang không bơ đường
- Trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp như nho khô, xoài sấy, chuối, mít sấy với lượng vừa phải
- Nước ép trái cây không đường
- Sữa chua không béo hoặc ít béo
- Cà chua bi hoặc cà rốt non
- Ngũ cốc nguyên hạt, ít đường với sữa không béo hoặc ít béo
- Bánh flan ít đường làm từ sữa ít béo hoặc tách béo
- Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt macca, hạt óc chó…
Chế độ dinh dưỡng của trẻ thừa cân, béo phì cần tránh những gì?
Như vậy là bạn đã biết được chế độ ăn phù hợp cho trẻ béo phì, thừa cân. Vậy, thực đơn dinh dưỡng cho nhóm trẻ em này cần tránh những gì? Câu trả lời là trong chế độ ăn cho trẻ béo phì, cần tránh:
- Tránh xa thức uống có đường như nước ngọt, trà sữa.
- Không uống đồ uống có tính kích thích như trà, cà phê và tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn như rượu, bia.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường như bánh, mứt, kẹo, socola, chè, kem.
- Tránh xa thức ăn cung cấp năng lượng rỗng nhưng nghèo dưỡng chất như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga.
- Chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân cần nói không với thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol như mỡ, da, nội tạng động vật, giò mỡ, thịt đông, thức ăn chiên, rán, xào nhiều dầu mỡ như gà rán, chả giò…
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh như xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng, giò lụa, giò thủ…
- Các món ăn cần hạn chế ăn muối để tránh tăng huyết áp – một biến chứng của bệnh béo phì ở trẻ em.
- Giảm bớt khẩu phần ăn cung cấp năng lượng từ nhóm tinh bột đường, nhất là các món bánh, mứt ngày Tết. Nếu trẻ muốn ăn bánh chưng/bánh tét thì không cho trẻ ăn bánh chiên, đồng thời bỏ phần thịt mỡ trong nhân bánh. Lúc này, vì trẻ đã ăn bánh chưng/bánh tét nên bạn không nên cho bé ăn thêm cơm hay các món ăn khác có tinh bột.
Đọc thêm
8 cách giảm cân cho trẻ béo phì hữu ích với cả gia đình
Những lưu ý trong chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân trong dịp Tết
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ hay lắc đầu liệu có được coi là bình thường không?
Chắc hẳn là bạn đã không còn băn khoăn về chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân. Tuy nhiên, khi xây dựng thực đơn cho trẻ thừa cân béo phì, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau:
- Cha mẹ nên là hình mẫu tốt cho con cái bằng cách tiêu thụ thực phẩm và đồ uống lành mạnh, đồng thời dạy cho con hiểu rõ về một số loại thực phẩm và đồ uống có lợi cho sức khỏe.
- Nếu cần, hãy thảo luận với con về việc lựa chọn những thực phẩm lành mạnh cho thực đơn những ngày Tết bằng cách đưa ra những món ăn tốt cho sức khỏe và để trẻ lựa chọn theo sở thích.
- Trong những ngày Tết, các gia đình thường dự trữ nhiều kẹo bánh mứt để đãi khách. Trong trường hợp này, bạn nên thẳng thắn thảo luận với con về việc con được ăn những gì, ăn bao nhiêu.
- Chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân cần đủ 3 bữa chính trong ngày. Hạn chế cho bé ăn vặt, nếu bé muốn ăn thì hãy cho trẻ ăn món ăn vặt lành mạnh vào những bữa phụ nếu bé cảm thấy đói. Ưu tiên để thức ăn và đồ uống lành mạnh ở nơi dễ nhìn thấy.
- Bạn nên cho trẻ ăn với khẩu phần của trẻ em theo từng độ tuổi. Không cho trẻ ăn khẩu phần của người lớn. Nếu sau khi ăn khẩu phần của mình mà trẻ vẫn còn đói thì lúc này mới cho trẻ ăn thêm một ít.
- Trong quá trình thực hiện chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân, bạn nên đảm bảo trẻ ăn chung bữa ăn với gia đình nhằm hạn chế nguy cơ trẻ ăn uống quá độ. Đồng thời, bạn nên khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kỹ trong một khoảng thời gian nhất định, không kéo dài bữa ăn.
- Không nên để bé vừa ăn vừa xem tivi, máy tính hoặc thiết bị điện tử khác.
- Nên cố định giờ ăn của 3 bữa trong ngày để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, không cho trẻ bỏ bữa hay ăn quá trễ.
- Khuyến khích bé uống nhiều nước để cơ thể trao đổi chất tốt hơn.
- Thức ăn cho trẻ béo phì, thừa cân cần đảm bảo được nấu mới để tạo cảm giác ngon miệng, no với những thực phẩm lành mạnh.
- Đa dạng hóa các món ăn và cách chế biến cho bé, nhưng vẫn ưu tiên món luộc, hấp, không dùng nhiều dầu mỡ, gia vị.
Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích bé hoạt động thể chất thường xuyên và ngủ đủ giấc, đúng giờ để kiểm soát cân nặng dễ dàng, hiệu quả hơn.
Bạn có thể xem thêm:
Bài tập thể dục nào cho trẻ béo phì?
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân, đặc biệt là trong dịp Tết. Mặc dù công việc bận rộn cách mấy, cha mẹ vẫn nên đảm bảo những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh để con phát triển tốt và hình thành thói quen lành mạnh nhé!