Nếu lần đầu làm bố mẹ, chắc chắn chuyện ăn uống của bé sẽ là nguồn gốc của nhiều điều khiến bạn thắc mắc và lo lắng. Bé nên uống bao nhiêu sữa? Có nên đánh thức bé đang ngủ để ăn? Khi nào bé có thể bắt đầu ăn dặm? Để tìm đáp án cho những thắc mắc trên, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi các mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi: Mẹ đã biết?
Nội Dung
Lịch trình cho bé ăn theo độ tuổi
Dạ dày của bé có kích thước chỉ bằng một viên bi và chỉ có thể chứa 1 đến 1,5 thìa cà phê chất lỏng. Khi bé lớn hơn, dạ dày của bé sẽ dần căng ra và lớn lên theo thời gian.
Dưới đây lịch trình ăn uống điển hình của bé dưới 1 tuổi.
Gợi ý về thời điểm bạn nên cho bé dưới 1 tuổi ăn
Mỗi em bé đều khác nhau nhưng thông thường bé bú sữa mẹ sẽ đòi bú thường xuyên hơn so với bé bú bình. Điều này có thể lý giải là do sữa mẹ dễ tiêu hóa và làm bé mau đói hơn nhiều so với sữa công thức. Mẹ cần ghi nhớ một số điều về dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi.
Đối với bé bú sữa mẹ
Theo La Leche League International, bạn nên bắt đầu cho bé bú trong vòng 1 giờ sau khi sinh. Sau đó, bé nên được tiếp tục được cho bú khoảng 8 đến 12 lần mỗi ngày, trong vài tuần đầu tiên sau khi bé chào đời. Điều này có thể khiến mẹ khá mệt mỏi.
Điều quan trọng chính là không để bé nhịn ăn quá 4 tiếng. Bạn có thể cần phải đánh thức bé dậy nếu cần thiết, ít nhất là cho đến khi việc cho bé bú được thiết lập tốt và bé tăng cân hợp lý.
Khi trẻ ngày một lớn lên và nguồn sữa của mẹ cũng tăng lên, bé có thể bú nhiều hơn và nhanh hơn trong một lần. Trung bình dựa theo từng độ tuổi, tần suất bé bú sữa mẹ sẽ là:
♦ 1 đến 3 tháng tuổi: Bé sẽ bú 7-9 lần mỗi 24 giờ.
♦ 3 tháng tuổi: Việc cho ăn diễn ra 6-8 lần trong 24 giờ.
♦ 6 tháng tuổi: Bé sẽ bú khoảng 6 lần một ngày.
♦ 1 tuổi: Việc cho bé bú có thể giảm xuống khoảng 4 lần một ngày. Ăn dặm khi bé ở khoảng 6 tháng đã phần nào cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé.
Thang đo trên chỉ mang tính tham khảo. Các bé khác nhau sẽ có đặc điểm và sở thích khác nhau, các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến tần suất cho bé ăn.
Đối với bé bú bình
Giống như trẻ bú sữa mẹ, trẻ bú bình với sữa công thức (trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa, cần cho bú thêm ngoài) cũng nên được cho bú theo nhu cầu của bé. Tính trung bình, mỗi lần mẹ cho bé bú nên cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ. Một lịch trình cho bé bú bình điển hình có thể là:
♦ Trẻ sơ sinh: cứ sau 2-3 giờ
♦ Trẻ 2 tháng tuổi: cứ sau 3-4 giờ
♦ Trẻ 4 đến 6 tháng tuổi: cứ sau 4-5 giờ
♦ Trẻ hơn 6 tháng tuổi: cứ sau 4-5 giờ
Đối với cả trẻ bú mẹ và bú bình
Tìm hiểu thêm: [Giải đáp thắc mắc]: Tinh trùng yếu có con được không?
Có một số điều bố mẹ cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi đang bú sữa mẹ và bú bình:
♦ Không cho bé dưới 1 tuổi hấp thụ các loại chất lỏng khác không phải sữa công thức hoặc sữa mẹ, bao gồm cả nước trái cây và sữa bò. Chúng không cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp và có thể gây khó chịu cho bụng của bé. Đối với nước lọc, bạn có thể cho bé uống khi bé khoảng 6 tháng tuổi.
♦ Không cho thêm ngũ cốc cho bé vào bình sữa vì ngũ cốc có thể gây ra nguy cơ nghẹt thở cho bé. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa của bé không đủ trưởng thành để tiêu hóa ngũ cốc. Chỉ nên cho bé ăn khi bé khoảng 4-6 tháng tuổi. Ngoài ra, điều này có thể khiến bé ăn quá mức.
♦ Không cho ăn bất cứ loại mật ong nào cho đến khi bé hơn 1 tuổi. Mật ong có thể gây nguy hiểm cho em bé, thường là ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
♦ Đừng áp đặt kỳ vọng của bạn lên bé vì mỗi bé có đặc điểm khác nhau. Trẻ thường sẽ có nhu cầu được ăn khác nhau tùy theo từng độ tuổi. Nếu bé gặp phải các tình trạng như trào ngược hoặc không chóng lớn, bạn có thể gặp bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu về lịch trình và số lượng cho bé ăn phù hợp.
Làm thế nào để thiết lập lịch trình ăn uống cho bé dưới 1 tuổi?
Đây là một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh đặt câu hỏi. Có nhiều điểm bạn cần lưu ý để có thể cho bé ăn hiệu quả. Đầu tiên, bố mẹ hãy tập trung vào việc nắm bắt được các dấu hiệu thể hiện bé đang đói bụng, chẳng hạn như:
♦ Bé sờ quanh ngực của mẹ để tìm núm vú.
♦ Bé đưa nắm tay vào miệng.
♦ Bé bặm hoặc liếm môi.
♦ Bé quấy khóc nhiều (đừng chờ đợi cho đến khi bé rất đói thì bạn mới cho bé bú).
Khi bé được vài tháng tuổi, bạn có thể dần thiết lập một lịch trình cho bé ngủ/ăn phù hợp với hai mẹ con.
Ví dụ, bé 4 tháng tuổi thức dậy cứ sau khi được bú 5 tiếng. Điều đó có nghĩa là nếu bạn cho bé bú lúc 9 giờ tối, bé thức dậy vào khoảng 2 giờ sáng. Nhưng nếu bạn cho bé bú lúc 11 giờ tối, bé có thể ngủ đến 4 giờ sáng. Xây dựng kế hoạch nuôi trẻ một cách khoa học có thể cho bạn giấc ngủ ngon vào ban đêm.
Nếu bé liên tục đói thì sao?
Nói chung, nếu bé có vẻ đói, hãy cho bé ăn. Bé sẽ tự nhiên cần ăn thường xuyên hơn trong giai đoạn tăng trưởng, thường vào khoảng 3 tuần tuổi, 3 tháng và 6 tháng tuổi.
Một số em bé cũng sẽ ăn thường xuyên hơn trong những khoảng thời gian nhất định và ít hơn ở những lúc khác. Ví dụ, bé thường ăn vào cuối buổi chiều và buổi tối, sau đó ngủ lâu hơn vào ban đêm mà không cần ăn. Điều này xảy ra phổ biến ở trẻ bú mẹ hơn so với trẻ bú bình.
Làm thế nào để bắt đầu cho bé ăn dặm?
>>>>>Xem thêm: Cách làm dầu gấc tại nhà: nhanh gọn, rẻ, bổ, đẹp!
Ăn dặm là một vấn đề rất quan trọng về dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi. Bé nhà bạn có thể đã sẵn sàng để ăn dặm khi:
♦ Trẻ ở thời điểm 6 tháng tuổi.
♦ Trẻ kiểm soát đầu và cổ tốt.
♦ Trẻ có vẻ thích thú với những gì bố mẹ ăn.
♦ Trẻ cố với lấy thức ăn.
♦ Trẻ nặng từ 6kg trở lên.
Những loại thực phẩm để bắt đầu cho bé ăn dặm là gì? Thứ tự các loại thực phẩm bé tập ăn dặm không thực sự quá quan trọng. Quy tắc duy nhất cần nhớ: Ăn một loại thực phẩm trong 3-5 ngày trước khi làm quen với thực phẩm khác. Nếu bé gặp bất kỳ phản ứng dị ứng thức ăn (phát ban, tiêu chảy, nôn…), bạn sẽ biết loại thực phẩm nào gây ra tình trạng này.
Khi bé ở khoảng 8 đến 10 tháng tuổi, hãy chuyển dần dần từ thức ăn xay nhuyễn sang những loại đặc hơn (ví dụ: chuối nghiền, trứng bác hoặc nấu chín, nui xắt nhỏ…).
Thức ăn của bé không nên cho thêm đường và muối. Ngoài ra, ở giai đoạn này, bạn không cho bé ăn bất cứ thứ gì có thể khiến bé nghẹt thở, bao gồm:
♦ Thức ăn cứng: bỏng ngô hoặc các loại hạt
♦ Trái cây cứng, tươi. Nên nấu mềm hoặc cắt thành những miếng rất nhỏ
♦ Bất kỳ loại thịt nào chưa được nấu chín kỹ và cắt nhỏ
♦ Phô mai nguyên khối
♦ Bơ đậu phộng
Khi bé gần 1 tuổi, nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau và uống khoảng 120ml thức ăn đặc trong mỗi bữa ăn. Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
*Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thảo My/Kenshin.vn