Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh bàng quang tăng hoạt

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh bàng quang tăng hoạt

Liệu những loại thức ăn và nước uống hàng ngày có làm tình trạng bệnh bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc này.

Bạn đang đọc: Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là chứng bệnh mà khi mắc phải bạn không thể kiểm soát được bàng quang của mình dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ. Mặc dù không có một chế độ dinh dưỡng rõ ràng giúp chữa trị tình trạng này, nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ phần nào giúp kiểm soát được các triệu chứng bệnh và hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Chế độ dinh dưỡng khi bị bàng quang tăng hoạt như thế nào? Cùng tham khảo nội dung sau, bạn nhé!

Liều lượng nước hấp thụ cần thiết

Với bệnh này, việc lựa chọn lượng nước và thời điểm uống nước rất quan trọng. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý để đảm bảo kiểm soát được lượng nước hấp thu:

  • Chia đều lượng nước uống trong ngày ra thành nhiều lần, uống một ít nước vào giữa các bữa ăn
  • Không cần uống quá nhiều nước, trừ trường hợp tập thể dục
  • Uống nước thành từng ngụm
  • Nếu bạn đã uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và hầu như không màu
  • Bạn cũng cần hấp thu nước từ những nguồn thực phẩm khác như trái cây, rau củ và canh
  • Hạn chế uống trà, cà phê, nước ngọt có gas, bởi những loại thức uống này có thể làm tình trạng bệnh của bạn thêm nghiêm trọng.
  • Giảm hấp thu chất lỏng được xem là cách tốt nhất để kiểm soát nước tiểu, nhưng uống quá ít nước có thể dẫn đến tình trạng tích tụ nước tiểu cao hơn. Điều này có thể kích ứng bàng quang và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng như đau khi đi tiểu hoặc nước tiểu nóng, sẫm màu hoặc có mùi nồng.

    Những thức uống có thể khiến bạn đi tiểu nhiều

    Một trong những thủ phạm nguy hiểm gây ra bệnh bàng quang tăng hoạt là caffeine. Các nghiên cứu đã cho thấy, việc giảm hấp thu caffeine dưới 100 mg mỗi ngày có thể giúp hạn chế triệu chứng bệnh.

    Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý những loại nước uống sau:

    • Những loại nước chứa nhiều caffeine như nước ngọt có gas, nước tăng lực và trà
    • Các loại nước ép trái cây mang tính axit đặc biệt là cam, nho và cà chua
    • Nước uống chứa cồn như rượu, bia
    • Đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo như aspartame và saccharin có thể gây kích thích bàng quang

    Bạn khó có thể loại bỏ hoàn toàn những thức uống này, bởi chúng đã trở thành thành phần quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống từ những việc nhỏ. Chẳng hạn cắt giảm bớt lượng cà phê mỗi ngày, hoặc uống nước ép từ các loại trái cây ít axit hơn như táo, lê thay cho cam, nho hay chanh.

    Những loại thực phẩm bạn nên tránh sử dụng

    Trong một vài trường hợp, thức ăn sẽ làm cho triệu chứng bệnh bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những thực phẩm phổ biến ảnh hưởng đến tình trạng bệnh:

    • Thực phẩm giàu tính axit: Các loại trái cây như cam, chanh, bưởi hay cà chua được xem là thủ phạm làm bàng quang trở nên tăng hoạt. Để giải quyết tình trạng này, bạn hãy ăn các loại quả ít axit hơn như lê, việt quất. Chúng cũng có hàm lượng chất chống oxy hóa giúp trị bệnh cao.
    • Chất làm ngọt nhân tạo: Aspartame, saccharin và những chất làm ngọt nhân tạo khác không chỉ có trong thức uống mà còn xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm.
    • Thức ăn mặn: Khoai tây chiên và các thực phẩm mặn khác có thể làm cơ thể giữ nước. Đồng thời, chúng còn làm bạn khát và uống nhiều nước hơn, làm kích ứng bàng quang tăng hoạt.

    >>>>>Xem thêm: Thực hư: Bệnh đa nang buồng trứng uống Ovaq1 để có con?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *