HbA1c là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá và quản lý bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người còn khá mơ hồ về chỉ số này, không biết chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm? Hiểu để kiểm soát tốt
Trong bài viết này, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu về các mức HbA1c và hiểu rõ hơn về mức nào có thể được coi là nguy hiểm, đòi hỏi sự can thiệp y tế nhanh chóng.
Nội Dung
Chỉ số HbA1c là gì?
Huyết sắc tố Hb (hemoglobin) là thành phần của tế bào hồng cầu, có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Glucose đến từ thực phẩm cũng dính vào huyết sắc tố ở trong máu. HbA1c là chỉ số cho biết tỷ lệ huyết sắc tố có gắn glucose.
Vì hồng cầu được thay mới mỗi 3 tháng một lần nên kết quả xét nghiệm HbA1c cho biết lượng đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua. Đây là một trong các chỉ số hữu hiệu để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Mặc dù cũng là chỉ số biểu thị lượng đường trung bình trong máu nhưng HbA1c khác với xét nghiệm đường huyết từ máu chích đầu ngón tay. Đây là xét nghiệm được thực hiện mỗi 3 tháng một lần và thực hiện bởi các nhân viên y tế có chuyên môn.
Chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm?
Xét nghiệm chỉ số HbA1c đưa đến một bức tranh tổng thể cho bệnh nhân tiểu đường, gần như đại diện cho mức đường trong máu của người bệnh trong vòng 3 tháng gần nhất.
Ở người bình thường, mức HbA1c rơi vào khoảng dưới 5,7%, từ 5,7-6,4% biểu thị tiền tiểu đường và mức 6,5% trở lên có thể xem là bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm? Thông thường bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát mức HbA1c dưới 7% và chỉ số này sẽ được cá nhân hoá theo từng đối tượng cụ thể.
Mức HbA1c 9% (lượng đường trong máu bệnh nhân trung bình khoảng 212 mg/dL) trở lên được xem là mức biểu thị cho nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Nếu mức HbA1c cao hơn 9% kéo dài thì bệnh nhân có nguy cơ đối diện với hàng loạt các biến chứng như:
- Bệnh thần kinh tiểu đường.
- Bệnh võng mạc tiểu đường.
- Bệnh thận tiểu đường.
- Tăng nguy cơ cắt cụt chi.
- Biến chứng trên tim mạch và đột quỵ, thậm chí tử vong sớm.
Vậy nên khi hỏi chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm hay HbA1 bao nhiêu thì biến chứng, bạn cần lưu ý đến mức HbA1c cao 9% trở lên, HbA1c càng cao thì sức khỏe càng đáng báo động.
Tại sao phải kiểm soát tốt chỉ số HbA1c?
Các nghiên cứu cho thấy những người có thể hạ HbA1c xuống chỉ 1% (11 mmol/mol) sẽ:
- Giảm 25% nguy cơ biến chứng thần kinh ở tiểu đường (tổn thương các đầu dây thần kinh).
- Giảm 25% nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường (tổn thương võng mạc mắt).
- Giảm 25% nguy cơ mắc bệnh thận do tiểu đường (bệnh thận).
- Giảm 15% nguy cơ suy tim.
- Giảm 43% nguy cơ cắt cụt chi và bệnh mạch máu.
- Giảm 19% nguy cơ đục thủy tinh thể.
Vì vậy, kiểm soát chỉ số HbA1c nằm trong mức mục tiêu là một trong các tiêu chí quan trọng trong điều trị và chăm sóc bệnh tiểu đường.
Làm sao để đưa HbA1c về chỉ số bình thường?
Tìm hiểu thêm: Người bị tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không?
>>>>>Xem thêm: Tỏi lý sơn và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Hiểu rõ việc chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm, người bệnh cũng tăng cường nhận thức về việc kết hợp với bác sĩ để kiểm soát tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát chỉ số HbA1c nằm trong mục tiêu (thường dưới 7%) bằng các biện pháp như:
Trường hợp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đạt được mức HbA1c thấp hơn mức mục tiêu mà không bị hạ đường huyết, cần khuyến khích họ duy trì mức HbA1c này.
Bạn cũng cần lưu ý đến một số yếu tố có thể khiến chỉ số HbA1c cao hoặc thấp hơn mức bình thường bao gồm suy thận, bệnh gan, một số bệnh rối loạn máu, một số thuốc (thuốc điều trị HIV và opioid), mất máu hoặc truyền máu, mang thai quá sớm hoặc quá muộn, và giảm cân đột ngột.
Kenshin.vn hi vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn giải đáp câu hỏi chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm cũng như lợi ích của việc kiểm soát tốt chỉ số này nhé!