Chỉ số thai nhi theo tuần: Thông tin nào các mẹ bầu cần nắm?

Chỉ số thai nhi theo tuần: Thông tin nào các mẹ bầu cần nắm?

Chỉ số thai nhi theo tuần: Thông tin nào các mẹ bầu cần nắm?

Việc theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần sẽ giúp mẹ bầu biết được bé có phát triển đúng chuẩn, có khỏe mạnh hay không cũng như các lưu ý đi kèm.

Bạn đang đọc: Chỉ số thai nhi theo tuần: Thông tin nào các mẹ bầu cần nắm?

Trong suốt hành trình mang thai, việc theo dõi sự phát triển của em bé luôn được chú trọng. Các chỉ số thai nhi theo tuần được thu thập thông qua hình thức siêu âm thai là những thông số phản ánh sự phát triển của thai nhi về kích thước, cân nặng, hình thái… Dựa vào các chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá được sức khỏe của thai nhi và kịp thời phát hiện những bất thường nếu có. Bài viết sau, Kenshin.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về chủ đề chỉ số thai nhi theo tuần để hiểu thêm về các mốc phát triển của thiên thần nhỏ.

Chỉ số thai nhi theo tuần: Tại sao mẹ bầu cần theo dõi các chỉ số này? 

Theo các chuyên gia sản khoa, việc theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Nắm bắt được sự phát triển của thai nhi: Mỗi tuần tuổi thai, thai nhi đều có những phát triển vượt bậc. Việc theo dõi các chỉ số cân nặng thai nhi theo tuần lẫn chiều dài sẽ giúp mẹ bầu nắm bắt được sự phát triển của con yêu, từ đó có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Phát hiện sớm các bất thường nếu có: Việc theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường thai kỳ nếu có, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho thai nhi và mẹ bầu.
  • Giảm bớt lo lắng, căng thẳng cho mẹ bầu: Việc nắm được các chỉ số thai nhi theo tuần sẽ giúp mẹ bầu nắm rõ hơn về sự phát triển của con yêu, từ đó giảm bớt lo lắng, căng thẳng trong suốt thai kỳ.

Chỉ số thai nhi theo tuần: Các chỉ số mẹ bầu cần biết?

Chỉ số thai nhi theo tuần: Thông tin nào các mẹ bầu cần nắm?

Một số chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng thường được thể hiện trên phiếu siêu âm thai mà mẹ cần biết là:

  • GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
  • CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Thông thường, trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi sẽ ở tư thế hơi co lại nên rất khó đo chiều dài đầu – chân, do đó các bác sĩ thường sẽ đo chiều dài đầu mông. Từ 14 trở đi, không còn sử dụng chỉ số chiều dài đầu mông để đánh giá sự phát triển của em bé, mà thay vào đó là các thông số đầu, bụng, đùi. 
  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
  • FL (Femur length): Chiều dài xương đùi.
  • EFW (Estimated fetal weight): Cân nặng thai nhi ước tính.
  • GSD (Gestational sac diameter): Đường kính túi thai được đo trong những tuần đầu của thai kỳ.
  • HC (Head circumference): Chu vi đầu.
  • AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng.
  • AF (Amniotic fluid): Nước ối.
  • AFI (Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối.

Ngoài việc nắm rõ các chỉ số thai nhi theo tuần, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi các chỉ số thai nhi một cách đầy đủ và chính xác.

Có thể bạn quan tâm

Khám phá cách tính tuổi thai nhi, ngày dự sinh chính xác của bác sĩ sản khoa

Làm thế nào để xác định kích thước, cân nặng thai nhi theo tuần?

Tìm hiểu thêm: 9 cách làm sữa chua ngon, mịn tại nhà đơn giản, dễ thành công

Chỉ số thai nhi theo tuần: Thông tin nào các mẹ bầu cần nắm?

>>>>>Xem thêm: Mách mẹ top 7 nhãn hiệu giày tập đi cho trẻ trên 1 tuổi

Trong cách tính chỉ số thai nhi theo tuần, mỗi chuyên gia sản khoa sẽ sử dụng công thức riêng của mình để tính toán cân nặng ước tính của thai nhi (EFW) và các công thức này không phải lúc nào cũng giống nhau. Các phép đo được sử dụng trong các phương trình để ước tính cân nặng thường bao gồm đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chu vi đầu (HC), chu vi bụng (AC) và chiều dài xương đùi (FL).

Chiều dài thai nhi là chỉ số tưởng chừng như đơn giản nhưng phương pháp đo sẽ thay đổi sau tam cá nguyệt thứ nhất. Trong 13 tuần thai đầu tiên, chiều dài của bé sẽ được đo từ đỉnh đầu đến mông. Sau 13 tuần đầu tiên, phép đo được thực hiện là đường kính ngang đầu, chu vi đầu, chu vi bụng và chiều dài xương đùi.

Bảng chỉ số thai nhi theo tuần về chiều dài và cân nặng 

Dưới đây là bảng chỉ số thai nhi theo tuần về chiều dài và cân nặng mà các mẹ bầu có thể tham khảo: 

Tuổi thai Chiều dài (cm) Cân nặng (gram)
8 tuần 1.6 1
9 tuần 2.3 2
10 tuần 3.1 4
11 tuần 4.1 7
12 tuần 5.4 14
13 tuần 7.4 23
14 tuần 8.7 43
15 tuần 10.1 70
16 tuần 11.6 100
17 tuần 13 140
18 tuần 14.2 190
19 tuần 15.3 240
20 tuần 16.4 300
21 tuần 26.7 360
22 tuần 27.8 430
23 tuần 28.9 501
24 tuần 30 600
25 tuần 34.6 660
26 tuần 35.6 760
27 tuần 36.6 875
28 tuần 37.6 1005
29 tuần 38.6 1153
30 tuần 39.9 1319
31 tuần 41.1 1502
32 tuần 42.4 1702
33 tuần 43.7 1918
34 tuần 45 2146
35 tuần 46.2 2383
36 tuần 47.4 2622
37 tuần 48.6 2859
38 tuần 49.8 3083
39 tuần 50.7 3288
40 tuần 51.2 3462
41 tuần 51.7 3597
42 tuần 51.5 3685
43 tuần 51.3 3717

Mong rằng qua bài viết đã giúp mẹ bầu biết được các chỉ số thai nhi theo tuần bao gồm các thông tin nào để hiểu rõ hơn về kết quả của mỗi lần khám thai. Đừng quên truy cập Kenshin.vn thường xuyên nhằm cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề chăm sóc thai kỳ lẫn mẹ bầu nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *