Cho con ngủ trưa: Khi nào có thể dừng lại?

Cho con ngủ trưa: Khi nào có thể dừng lại?

Cho con ngủ trưa: Khi nào có thể dừng lại?

Nhiều bố mẹ muốn tạo thói quen cho con ngủ trưa để bé có đủ năng lượng hoạt động vào buổi chiều cũng như giúp bạn có thời gian để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, con sẽ không còn ngủ trưa nữa ở một giai đoạn nhất định và bạn cũng không cần bắt ép con ngủ trưa.

Bạn đang đọc: Cho con ngủ trưa: Khi nào có thể dừng lại?

Trước khi con 1 tuổi, có lẽ buổi trưa là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày. Lúc này, bé đã ngủ và bạn có thể dành thời gian làm những việc nhà khác. Thế nhưng, những giấc ngủ trưa không kéo dài lâu, đa phần trẻ nhỏ sẽ bỏ thói quen này khi 3 – 5 tuổi.

Dấu hiệu bạn không cần cho con ngủ trưa nữa

Trước khi bỏ giấc ngủ trưa, bạn nên xác định xem bé đã sẵn sàng chưa. Bé sẽ không thể tự mở miệng nói với bạn điều này. Do đó, bạn cần phải để ý các dấu hiệu của bé:

1. Khó ngủ, ngủ ít

Khi bé không còn cần ngủ trưa, bé sẽ cảm thấy khó ngủ vào những giờ ngủ thông thường. Lúc này, việc ngủ trưa sẽ trở nên không cần thiết bởi vì bé không cần ngủ thêm. Do đó, dấu hiệu mà bạn sẽ thấy là bé không còn ngủ nhiều vào ban đêm nữa, bé sẽ đi ngủ trễ hơn hoặc dậy sớm hơn vào buổi sáng.

2. Không chịu ngủ trưa

Thay vì ngủ yên như bình thường, bé sẽ phản kháng lại việc bạn cho con ngủ trưa. Bé có thể ra khỏi giường và nói với bạn về việc không muốn hoặc không chịu đi ngủ.

3. Có tâm trạng tốt

Những đứa trẻ đã sẵn sàng bỏ việc ngủ trưa thường sẽ giữ vững tâm trạng ổn định trong thời gian này. Đương nhiên, bé sẽ có lúc vui lúc buồn nhưng nhìn chung luôn giữ tinh thần tốt và có đủ năng lượng suốt từ sáng cho đến tối.

4. Buổi sáng thoải mái

Nếu bé không ngủ trưa và buổi sáng hôm sau bé vẫn thức dậy với một tâm trạng thoải mái, dễ chịu thì nhiều khả năng bé đã sẵn sàng để bỏ giấc ngủ này rồi đấy.

Dấu hiệu nên tiếp tục cho con ngủ trưa

1. Ngủ trưa dễ dàng

Nếu bé có những phản ứng tích cực như ngủ dễ dàng, có đấu tranh một chút nhưng cuối cùng vẫn ngủ gật… thì điều đó có nghĩa là bé vẫn cần nghỉ ngơi vào ban ngày.

2. Có thái độ không tốt vào buổi chiều

Nếu bé bực bội, khó tính, khó chịu khi không ngủ trưa thì đây là dấu hiệu cho thấy bé vẫn chưa sẵn sàng để bỏ ngủ trưa.

3. Ngủ gật trên xe

Hãy nhớ việc ngồi trên xe rất dễ giúp bé đi vào giấc ngủ. Nếu bé không ngủ trưa và sau đó bé ngủ gật trên xe thì có lẽ bé vẫn chưa sẵn sàng để từ bỏ giấc ngủ trưa đâu.

4. Có dấu hiệu buồn ngủ

Bé sẽ không nói với bạn rằng bé buồn ngủ nhưng ngôn ngữ cơ thể bé sẽ cho bạn biết điều đó. Ngáp, dụi mắt, ngồi yên không nghịch phá… là những dấu hiệu cho thấy bé cần phải được nghỉ ngơi.

Bí quyết để vượt qua thời gian chuyển đổi

1. Ghi ra giấy

Bạn không chắc bé đã sẵn sàng từ biệt với giấc ngủ trưa chưa? Nếu vậy, hãy thử ghi chú lại những điều như thời gian đi ngủ, thời gian thức dậy, cử chỉ, hành động của bé trong ngày. Sau 1 – 2 tuần, bạn sẽ thấy rõ ràng và có thể đưa ra quyết định tốt nhất.

2. Đừng cấm ngủ trưa

Bé không thể ngưng ngủ trưa ngay được. Cần có thời gian để chuyển tiếp. Điều này mất khoảng vài tháng hoặc thậm chí là nửa năm. Hãy cứ cho con ngủ trưa nếu bé cần. Tuy nhiên, nếu bé hơn 6 tuổi và bắt đầu ngủ trưa lại thì bạn cần phải chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé không ngủ đủ hoặc gặp rối loạn giấc ngủ.

Tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tháng tuổi

Cho con ngủ trưa: Khi nào có thể dừng lại?

>>>>>Xem thêm: Top 5 cách trị sẹo rỗ chuẩn y khoa

3. Thay thế việc ngủ bằng một khoảng thời gian yên tĩnh

Nghỉ ngơi trong phòng ngủ hoặc khu vực yên tĩnh trong nhà là cách tốt nhất để bé lấy lại năng lượng. Bé vẫn có thể ngủ trưa nếu thực sự cần. Lúc mới bắt đầu, khoảng thời gian yên tĩnh này sẽ từ 15 – 30 phút, sau đó tăng dần lên đến khoảng một giờ. Bạn có thể đưa cho bé một vài quyển sách hoặc một số trò chơi nhẹ nhàng để giúp bé tránh cảm thấy nhàm chán.

4. Hãy kiên trì

Bạn cần phải kiên trì thực hiện việc cho bé nghỉ ngơi vào cùng một thời điểm mỗi ngày, có thể là sau bữa trưa và ở cùng một địa điểm trong nhà. Nếu bạn thực hiện thường xuyên, bé sẽ ít cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí bé sẽ mong đợi đến khoảng thời gian này.

5. Tăng thời gian ngủ

Nếu trong khoảng thời gian chuyển đổi, bé có dấu hiệu buồn ngủ hoặc thường thấy mệt vào buổi chiều thì bạn có thể cho bé đi ngủ sớm khoảng 20 phút đến một giờ so với trước đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *