Chọc dò túi cùng Douglas

Chọc dò túi cùng Douglas

Chọc dò túi cùng Douglas

Bạn đang đọc: Chọc dò túi cùng Douglas

Chọc dò túi cùng Douglas là một kỹ thuật có thể giúp chẩn đoán thai vỡ ngoài tử cung nhanh, từ đó tăng khả năng cứu sống người bệnh.

Vậy chọc dò túi cùng Douglas là gì và cách thực hiện kỹ thuật này như thế nào? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Tìm hiểu chung

Túi cùng Douglas là gì?

Túi cùng Douglas là nơi thấp nhất trong khoang bụng (ở ổ phúc mạc). Ở nam giới, túi cùng Douglas nằm giữa bàng quang và trực tràng. Ở nữ giới, túi cùng Douglas nằm giữa tử cung và trực tràng. Bạn cần phân biệt túi cùng Douglas với túi cùng tử cung – bàng quang hay còn gọi là túi cùng trước, vốn nằm giữa tử cung và bàng quang.

Tính chất sinh lý của phúc mạc vùng này là tái hấp thu kém nhất trong toàn ổ bụng. Bình thường túi cùng Douglas là một khoang “ảo”, có thể có rất ít dịch (trừ những ngày rụng trứng ở nữ). Nếu cơ thể có sự thay đổi như viêm nhiễm, túi cùng Douglas sẽ có dịch, máu hay mủ đọng lại.

Chọc dò túi cùng Douglas là gì?

Chọc dò túi cùng Douglas là kỹ thuật dùng kim hút dịch túi cùng Douglas, áp dụng cho người bệnh là nữ. Trước khi có siêu âm, đây được coi là phương pháp có giá trị trong chẩn đoán thai ngoài tử cung.

Khi nào bạn cần thực hiện chọc dò túi cùng Douglas?

Hiện nay, vì siêu âm dần trở nên phổ biến, chọc dò túi cùng Douglas cũng hiếm khi được thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp không có điều kiện thực hiện siêu âm, chọc dò túi cùng Douglas có thể tạo điều kiện cứu sống người bệnh cần phẫu thuật mà không phải trải qua khâu siêu âm tốn thời gian, chẳng hạn như:

  • Vỡ nang trứng
  • Thai ngoài tử cung vỡ
  • Tràn dịch ổ bụng do sử dụng thuốc kích buồng trứng, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị hội chứng quá kích buồng trứng
  • Bệnh xơ gan cổ trướng
  • Viêm nhiễm phụ khoa

Bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng được sử dụng để lấy dịch ổ bụng làm xét nghiệm hoặc khi nghi có ổ áp xe phần phụ.

Những trường hợp sau đây chống chỉ định thực hiện kỹ thuật chọc dò túi cùng Douglas:

  • Có khối u vùng chậu, chẳng hạn như khối u buồng trứng, áp xe buồng trứng, áp xe ruột thừa và thận lạc chỗ (nằm ở vùng chậu).
  • Tử cung ngả sau
  • Bệnh rối loạn đông máu
  • Trẻ trong giai đoạn tiền dậy thì, vì theo mặt giải phẫu học, kỹ thuật chọc dò túi cùng sẽ khó thực hiện hơn.

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trước khi thực hiện

Người bệnh có thể được chỉ định chụp X-quang trước. Kỹ thuật viên sẽ thực hiện kiểm tra vùng chậu hai bên, đánh giá vị trí của tử cung trước khi tiến hành thủ thuật. Người bệnh cũng được tư vấn các bước tiến hành kỹ thuật cũng như hỗ trợ về mặt tinh thần. Để bắt đầu thực hiện, kỹ thuật viên sẽ vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài cho người bệnh.

Trong khi thực hiện

Tìm hiểu thêm: Tắc mạch ối: Biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Chọc dò túi cùng Douglas

>>>>>Xem thêm: Tại sao lại thường xuyên bị đau đầu về đêm và phải làm sao?

Quá trình thực hiện kỹ thuật chọc dò túi cùng Douglas sẽ diễn ra như sau:

  • Người bệnh nằm theo tư thế khám phụ khoa, được sát khuẩn rộng vùng âm hộ.
  • Kỹ thuật viên đặt mỏ vịt (có thể dùng van âm đạo) tiếp tục sát khuẩn phần trong âm đạo và túi cùng Douglas. Sau đó, họ dùng kìm kẹp mép sau cổ tử cung, kéo nhẹ theo hướng ra ngoài và lên trên, bộc lộ túi cùng sau âm đạo.
  • Kỹ thuật viên lắp kim vào bơm tiêm, chọc nhanh kim vào túi cùng ở dưới mép sau cổ tử cung. Giai đoạn này thường không cần phải gây tê.
  • Sau đó, kỹ thuật viên kéo pít-tông của bơm tiêm từ từ để hút dịch ở túi cùng Douglas.
  • Sau khi thực hiện

    Tùy theo kết quả xét nghiệm mà người bệnh sẽ nhận được chỉ định tiếp theo.

    Điều cần thận trọng

    Chọc dò túi cùng Douglas có nguy hiểm không?

    Nhìn chung, chọc dò túi cùng Douglas là kỹ thuật khá an toàn. Trong những trường hợp hiếm gặp có thể xuất hiện các biến chứng như:

    • Vỡ 1 ổ áp xe buồng trứng vốn không được chẩn đoán (nghiêm trọng nhất), u quái buồng trứng hoặc u lạc nội mạc tử cung – có thể dẫn đến viêm phúc mạc vùng chậu.
    • Chọc dò làm thủng dạ dày hoặc thủng thận lạc chỗ vùng chậu, thủng u nang buồng trứng ác tính nếu có.
    • Nguy cơ vỡ thai.
    • Ảnh hưởng của kim chọc dò lên thai ở sản phụ có tử cung ngả sau.

    Đôi khi kết quả của kỹ thuật có thể sai lệch, khiến tâm lý người bệnh xấu đi hoặc dẫn đến các điều trị không cần thiết.

    Kết quả của xét nghiệm

    Kết quả của kỹ thuật chọc dò túi cùng Douglas là gì?

    Thông thường, kỹ thuật chọc dò túi cùng Douglas được dùng để xác định thai ngoài tử cung. Vì vậy, kết quả khi thực hiện chọc dò túi cùng Douglas thường chia làm 3 loại dựa vào yếu tố này: bình thường, dương tính và âm tính.

    Kết quả bình thường

    Khi dịch hút ra khoảng 2-4ml và có màu từ trong suốt đến hơi ngả vàng rơm.

    Kết quả dương tính

    Kết quả này được xác định khi nhân viên y tế hút được máu trong kỹ thuật chọc dò túi cùng Douglas. Nếu hút ra được máu đen loãng, không đông, bạn có thể bị chảy máu trong do thai ngoài tử cung. Nếu hút ra được máu nhưng để bên ngoài một lúc thì đông, có thể do đã chọc vào mạch máu. Nếu cần, kỹ thuật viên sẽ chọc dò lại lần nữa theo một hướng khác. Trường hợp này không có giá trị chẩn đoán.

    Phụ nữ không mang thai cũng có thể cho kết quả dương tính trong kỹ thuật này do một số tình trạng như trào ngược kinh nguyệt. 

    Kết quả âm tính

    Khi chất lỏng hút được là mủ, nang hoặc dịch màu vàng.

    • Hút ra dịch vàng, trong và không có máu. Kết quả này có thể là thai ngoài tử cung chưa vỡ hoặc viêm tử cung. Bình thường có thể hút được dịch lỏng trong suốt, nhưng nếu hút được hơn 10 ml dịch lỏng trong suốt, người bệnh có thể có 1 u nang buồng trứng bị vỡ, u nang hoàng thể còn nguyên vẹn, u nang cổ trướng hoặc ung thư biểu mô. Kết quả này chưa hẳn loại trừ khả năng thai ngoài tử cung, vì thai ngoài tử cung có thể cùng tồn tại với những bệnh lý khác.
    • Hút ra mủ trong dịch túi cùng Douglas cho thấy cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng. Bệnh viêm vùng chậu là nguyên nhân phụ khoa phổ biến nhất, nhưng các nguyên nhân khác như viêm túi thừa và viêm ruột thừa cũng cần được xem xét trong chẩn đoán phân biệt.
    • Hút được dịch màu nâu sẫm, nguyên nhân có thể do u lạc nội mạc tử cung bị vỡ.

    Ngoài ra, kết quả không có giá trị chẩn đoán là khi kim bơm hút ra không chứa dịch lỏng nào. Lúc này, không nên sử dụng kết quả này để chẩn đoán. Người bệnh sẽ cần được siêu âm, nội soi ổ bụng hoặc các kỹ thuật khác để đưa ra chẩn đoán chính xác.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *