Đau khi chớp mắt là triệu chứng thường gặp tại mắt, mức độ đau có thể từ nhẹ đến dữ dội, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau. Chớp mắt thấy đau đôi khi chỉ là phản ứng của mắt khi bạn ngủ không đủ giấc, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh Glaucoma (glocom).
Bạn đang đọc: Chớp mắt thấy đau do đâu? 9 nguyên nhân thường gặp và cách trị
Vậy chớp mắt bị đau là do đâu? Dưới đây là một vài nguyên nhân hay gặp nhất và tư vấn cách điều trị đến từ Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Anh Tuấn – Bệnh viện Mắt Quốc tế DND.
Nội Dung
1. Thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc
Chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mắt. Khi mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ, thời gian tái tạo, hồi phục sức khỏe đôi mắt không được đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng mắt bị mỏi, khô và đau. Những người thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc rất dễ có hiện tượng ngủ dậy chớp mắt bị đau.
Thật may là chỉ cần bạn điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt để có giấc ngủ ngon hơn, đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, đồng thời tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết vào chế độ ăn uống thì tình trạng này sẽ được phục hồi sau vài ngày.
Bạn có thể muốn xem thêm:
10 thực phẩm vàng cho đôi mắt sáng khỏe
2. Khô mắt
Khô mắt xảy ra do tuyến lệ tiết nước mắt quá ít hoặc nước mắt bay hơi quá nhanh. Điều này sẽ khiến mắt có cảm giác cộm, vướng, kích ứng và đau khi chớp mắt.
Để khắc phục nguyên nhân này, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho mắt và nhỏ thêm nước mắt nhân tạo. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng thực tế, xem mức độ khô mắt là nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây ra mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị và chỉ định mỗi người dùng thuốc khác nhau.
Vì vậy, nếu nghi ngờ mình bị chớp mắt thấy đau do khô mắt, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, đánh giá và hướng dẫn điều trị phù hợp.
3. Viêm nhiễm ở mắt
Một số tác nhân bao gồm vi khuẩn, virus và các nguyên nhân khác gây viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bờ mi… là thủ phạm khiến mắt không chỉ bị đau khi chớp mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng khác nghiêm trọng hơn tại mắt.
Tùy vào nguyên nhân gây viêm, mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà phương án điều trị cũng sẽ khác nhau. Hầu hết trường hợp, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm và điều trị tích cực, hạn chế gặp phải biến chứng.
4. Chắp, lẹo khiến bạn chớp mắt thấy đau
Chắp và lẹo là những tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở tuyến bờ mi, mắt người bệnh sẽ thấy cộm vướng, mi mắt sưng đỏ, hơi ngứa và ở chỗ sưng đau sẽ nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo.
Chắp, lẹo có thể được điều trị tại nhà bằng cách đắp chườm ấm nhiều lần trong ngày để giảm sưng. Tuy nhiên, nếu bạn đã điều trị tại nhà mà không hiệu quả thì cần đến cơ sở y tế để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp hoặc làm tiểu phẫu chích chắp, lẹo.
Tìm hiểu thêm: Sốt thương hàn nên ăn gì và kiêng ăn gì? Đừng bỏ lỡ
5. Chấn thương mắt
Chấn thương mắt dù nhỏ nhưng cũng có thể gây trầy xước lớp biểu mô giác mạc, khiến mắt có cảm giác cộm, xung huyết, đau khi chớp mắt và tăng nguy cơ viêm nhiễm mắt. Tùy từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà có thể bạn chỉ cần theo dõi, dùng thuốc nhưng cũng có khi phải phẫu thuật.
6. Chớp mắt thấy đau do dị vật ở kết mạc, giác mạc
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, chúng ta rất dễ bị những dị vật thường gặp như cát, bụi, lông mi… bám dính vào bề mặt kết mạc hoặc giác mạc; gây ra cảm vướng cộm, vướng. Khi bạn dụi mắt sẽ làm cho các dị vật này cọ xát với mắt, tạo cảm giác đau nhức.
Trong trường hợp này, bạn cần được lấy dị vật ra ngoài càng sớm càng tốt, kết hợp điều trị thuốc tích cực do bác sĩ chỉ định và tái khám theo hẹn.
Do vậy, khi gặp các triệu chứng kể trên, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế, bạn nhé!
>>>>>Xem thêm: Xoài và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời
7. Bệnh Glaucoma
Đây là bệnh lý khiến áp lực bên trong mắt (nhãn áp) tăng cao, chèn ép lên dây thần kinh thị giác khiến người bệnh bị mất thị lực dần dần. Người bệnh có thể thấy đau nhức mắt ngay cả trong điều kiện bình thường và đau nhức nhiều hơn khi chớp mắt hoặc ấn vào mắt.
Với nguyên nhân chớp mắt thấy đau này, bạn không thể tự điều trị tại nhà mà phải có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp hoặc kê đơn thuốc để điều chỉnh nhãn áp, đồng thời hướng dẫn bạn thăm khám định kỳ nhằm đánh giá tiến triển bệnh và hiệu quả điều trị.
8. Viêm thị thần kinh (viêm thần kinh thị giác)
Bệnh lý viêm thị thần kinh nghiêm trọng có thể dẫn tới mất thị lực hoàn toàn nếu không điều trị kịp thời.
Ở tùy từng người, có những trường hợp viêm thần kinh thị giác không cần phải điều trị và sẽ tự lành. Tuy nhiên, các trường hợp bệnh dai dẳng có thể điều trị bằng corticoid để giảm viêm. Cụ thể, corticoid có thể dùng dạng tiêm hay viên uống hoặc kết hợp cả hai đường trên.
9. Bệnh lý toàn thân
Một số bệnh lý khác như viêm xoang, đau đầu mạn tính, bệnh Graves hoặc các bệnh lý toàn thân khác cũng có thể gây ra triệu chứng tại mắt. Điển hình, trong viêm xoang, người bệnh có thể gặp tình trạng chớp mắt thấy đau hốc mắt.
Lúc này, người bệnh cần điều trị các nguyên nhân cơ bản này trước, sau đó mới xử trí các vấn đề tại mắt.
Người bệnh khi phát hiện bản thân có triệu chứng chớp mắt thấy đau cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Mắt để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất; tránh để tình trạng bệnh kéo dài sẽ dễ dẫn tới những biến chứng khác, trong đó có mất hoặc suy giảm thị lực.
Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là một trong những bệnh viện chuyên khoa mắt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Hà Nội. Bệnh viện được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại đồng bộ cùng đội ngũ y bác sĩ, y tá, điều dưỡng có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe đôi mắt một cách tốt nhất. Bạn có thể xem thêm và đặt hẹn phòng khám TẠI ĐÂY.