Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào?

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn nhận biết sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, đồng thời phát hiện và can thiệp kịp thời những thay đổi bất thường. Ngoài ra, kỳ kinh nguyệt của phụ nữ còn tiết lộ nhiều sự thật thú vị về sức khỏe giới tính, ham muốn tình dục và nhiều điều bất ngờ khác. Vậy cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Bạn đang đọc: Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào?

Dưới đây là một số thông tin hữu ích về chu kỳ kinh nguyệt, kỳ hành kinh mà bạn nên biết.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Tới tháng là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt (menstrual cycle) là sự lặp lại của kinh nguyệt tính từ lần hành kinh này sang lần hành kinh kế tiếp. Thời gian của chu kỳ kinh được tính bắt đầu từ ngày đầu ra máu của lần này cho đến ngày đầu ra máu của lần kế tiếp. Chu kỳ ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng quá trình là giống nhau.

Chu kỳ kinh nguyệt có mối liên quan mật thiết với chu kỳ của buồng trứng. Tuỳ từng thời điểm mà các hormon nội tiết tố được tiết ra phù hợp làm phát triển các nang trứng và làm dày nội mạc tử cung, đỉnh điểm của chu kỳ này là sự giải phóng của nang trứng (được gọi là giai đoạn rụng trứng).

Về mặt y khoa gọi là chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên từ ngữ địa phương thường gọi là “tới tháng; hành kinh; đèn đỏ; bị kẹt…”

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt và tới là gì thì hai khái niệm giống nhau nhưng khác về cách gọi.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt là một tình trạng sức khỏe bình thường mà mọi người phụ nữ đều sẽ trải qua do ảnh hưởng nội tiết tố. Chu kỳ kinh nguyệt có 3 giai đoạn, bao gồm:

Giai đoạn kinh nguyệt, hành kinh (Menstruation)

Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Nó là hệ quả của quá trình trứng rụng không được thụ tinh diễn ra trước đó. Thời gian kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy theo cơ địa của mỗi người.

Giai đoạn nang trứng (Follicular Phase)

Giai đoạn nang trứng sẽ bắt đầu cùng lúc với giai đoạn kinh nguyệt, và kết thúc khi bạn rụng trứng. Lúc này, lớp nội mạc tử cung bắt đầu dày trở lại nhờ sự gia tăng hormone estrogen do các nang trứng phát triển. Giai đoạn này có thể kéo dài từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 của chu kỳ.

Trong giai đoạn này, các hormone sẽ hoạt động để kích thích buồng trứng sản xuất ra các nang trứng. Mỗi nang chứa một trứng chưa trưởng thành. Và chỉ có trứng khỏe mạnh nhất mới trưởng thành.

Giai đoạn rụng trứng (Fertile Window)

Sau khi trứng rụng và tạo thành hoàng thể, nội tiết progesterone bắt đầu gia tăng. Progesterone và estrogen làm các tuyến nội mạc tử cung chế tiết và thay đổi để phù hợp với quá trình làm tổ. Đây là thời điểm bạn dễ mang thai nhất nếu quan hệ không an toàn. Nó thường diễn ra từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 16 trong chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày.

Giai đoạn hoàng thể (Luteal Phase)

Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 14 ngày (hoặc dao động từ 11-17 ngày tùy theo cơ địa). Khi này, trứng sau khi rụng sẽ di chuyển lên vòi trứng và đợi tinh trùng đến. Nồng độ hormone tăng lên giúp nội mạc tử cung dày lên chuẩn bị cho quá trình mang thai.

Vì vậy, nếu quan hệ tình dục không ngừa thai ngay thời điểm rụng trứng (hoặc trong 24 giờ sau đó), khả năng cao sẽ thụ thai là rất cao.

Khi trứng được thụ tinh với tinh trùng, làm tổ thành công trong buồng tử cung, phụ nữ sẽ mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh, nồng độ hormone sẽ giảm, niêm mạc của tử cung sẽ bong ra và bị đào thải ra khỏi cơ thể tạo nên kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào?

Hình ảnh chu kỳ kinh nguyệt diễn ra trong 28 ngày

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày hay chu kỳ bao nhiêu ngày là bình thường? Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trung bình là 28 ngày. Chu kỳ dao động khoảng 21-35 ngày ở phụ nữ trưởng thành và 21-45 ngày ở thanh thiếu niên trẻ. Có những người có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày nhưng cũng có nhiều người có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

  • Bước 1: Ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt là ngày đầu tiên bạn có đèn đỏ của tháng hiện tại.
  • Bước 2: Cho tới ngày xuất hiện đèn đỏ của tháng tiếp theo chính là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.
  • Bước 3: Bạn tính chu kỳ kinh nguyệt qua hai bước trên và theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng để tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào?

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?

Thông thường, một kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28 – 30 ngày, có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn từ 3-5 ngày. Thời gian hành kinh kéo dài từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, một chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Thời gian hành kinh kéo dài hơn 8 ngày.
  • Đã lâu không có kinh nguyệt: hơn 3 tháng hoặc 3 chu kỳ không xuất hiện kinh nguyệt.
  • Các triệu chứng đi kèm: kinh nguyệt kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội, chuột rút, buồn nôn.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: thời gian của chu kỳ kinh nguyệt dưới 24 ngày hoặc trên 38 ngày.
  • Lượng máu ít hoặc nhiều hơn bình thường: lượng máu kinh nguyệt của một chu kỳ trên 80ml hoặc bất kỳ lượng nào mà bất thường và ảnh hưởng đến súc khoẻ và cuộc sống của bạn.
  • Chảy máu hoặc bị ra máu giữa các kỳ kinh: Xuất huyết tử cung bất thường ở phụ nữ đã ở độ tuổi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.

7 điều cần lưu ý về chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

1. Chu kỳ kinh không đều ảnh hưởng tới khả năng thụ thai

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể khiến cho việc thụ thai của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra không đều, thời điểm bạn có khả năng thụ thai cao nhất cũng sẽ không ổn định.

Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm quan hệ tình dục để có thai. Không chỉ là dấu hiệu cảnh báo vô sinh, kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

Làm sao để tăng khả năng thụ thai khi kinh nguyệt không đều?

  • Hãy quan hệ khi bạn nhận thấy “cô bé” của mình ẩm ướt và có chất nhờn trơn trong hai hoặc nhiều ngày.
  • Quan hệ đều đặn sau khi hết kinh nguyệt.
  • Dùng phần mềm tính ngày rụng trứng

Công cụ tính ngày rụng trứng sẽ tính toán được ngày đỉnh của hoàng thể tố. Nhờ đó, bạn có thể tính ngày mà trứng có khả năng rụng nhất trong chu kỳ.

2. Thời điểm rụng trứng làm cho bạn trở nên hấp dẫn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng hormone testosterone của nam giới bị ảnh hưởng bởi mùi hương tự nhiên của cơ thể phụ nữ. Đặc biệt là khi phái nữ đang trong kỳ rụng trứng.

Trong một thử nghiệm, nam giới được cho cảm nhận mùi hương từ áo của phụ nữ trong từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ. Kết quả cho thấy chiếc áo của phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng khiến đàn ông có mức kích thích tố sinh dục nam trung bình cao hơn so với những người chỉ ngửi những chiếc áo của phụ nữ ở thời điểm bình thường khác.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể tìm mua và sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ kỳ kinh nguyệt dễ chịu hơn như:

3. Ham muốn tăng cao trong thời kỳ rụng trứn

Hormone progesterone là hormone sinh dục nữ, giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt và giúp chuẩn bị cho cơ thể trước khi mang thai. Nồng độ progesterone tăng trong thời kỳ rụng trứng và mang thai. Do đó, bạn có thể thấy ham muốn dâng cao vào thời điểm rụng trứng.

4. Nhu cầu mua sắm tăng cao khi tới kỳ kinh

Phụ nữ thường có xu hướng sa đà vào nhu cầu mua sắm nhiều hơn vào khoảng 10 ngày trước khi kỳ kinh của họ diễn ra.

Trong khảo sát với 500 phụ nữ về thói quen của bản thân khi đến kỳ kinh, gần 2/3 phụ nữ thừa nhận rằng họ đã mua rất nhiều thứ vào giai đoạn gần cuối chu kỳ. Họ xem đây là một cách xả stress để làm dịu đi hội chứng tiền kinh nguyệt.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn táo tàu có tốt không, có bổ không?

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào?

5. Lượng máu mất do chu kỳ khoảng 30ml đến 118ml

Tổng lượng máu trung bình đã bao gồm phần máu đông cơ thể bị mất trong chu kỳ là vào khoảng 45ml. Nếu tổng lượng máu bằng 237ml hoặc nhiều hơn (biểu hiện qua việc bạn phải thay băng vệ sinh thường xuyên, trung bình khoảng 1 miếng/trong 1-2 giờ) thì đó có thể là dấu hiệu bất thường và bạn cần được đi kiểm tra ngay.

6. Bạn vẫn có khả năng thụ thai nếu quan hệ trong kỳ kinh nguyệt

Liệu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai có mối liên quan tới nhau không? Thực tế khả năng thụ thai nếu quan hệ trong kỳ kinh rất hiếm xảy ra, nhưng vẫn có khả năng vì tinh trùng có thể sống bên trong tử cung của bạn khoảng 5 ngày. Khả năng có thai cao nhất khi bạn quan hệ vào những ngày cuối của kỳ hành kinh.

7. Kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn

Một nghiên cứu được đăng trên tờ Ethology cho rằng chỉ thông qua giọng nói mà nam giới có thể biết được phụ nữ có đang trong kỳ kinh hay không.

Khi đang trong kỳ kinh, giọng nói của phụ nữ thường nghe dữ và gằn hơn bình thường. Việc phát ra giọng nói có mối liên quan tương đối chặt chẽ đến sinh lý. Các tế bào ở thanh quản và âm đạo tương đối giống nhau và cho ra những thụ thể hormone giống nhau.

Các câu lỏi liên quan thường gặp

Vì sao bạn ra máu khi hành kinh?

Trong giai đoạn hành kinh, nếu bạn không mang thai, lớp niêm mạc tử cung được hình thành để nuôi dưỡng phôi thai không còn cần thiết. Do đó, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được đẩy ra khỏi âm đạo.

Kinh nguyệt đến sớm hơn trong chu kỳ bình thường có sao không?

Nếu tình trạng có kinh sớm này chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt thường xuyên đến sớm (trên 3 tháng) thì có thể liên quan đến một số tình trạng sức khỏe. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Có nên tính ngày rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai không?

Đây là một trong những cách tránh thai tự nhiên không cần dùng thuốc. Tuy nhiên khả năng mang thai ngoài ý muốn là rất cao nếu chu kỳ kinh nguyệt không ổn định hoặc gặp một số rủi ro khi quan hệ như: Rách bao cao su, tuột bao cao su khi xuất tinh…

Kết luận

Hãy nhớ rằng, việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ hành kinh có thể giúp bạn biết được đâu là dấu hiệu bình thường và bất thường của cơ thể. Nếu bạn nhận thấy mình đang phải đối mặt với những hiện tượng bất thường của “ngày đèn đỏ”, hãy đi khám sớm nhé.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu ăn quả óc chó có tốt không? Ăn bao nhiêu tốt cho thai kỳ?


Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu ăn quả óc chó có tốt không? Ăn bao nhiêu tốt cho thai kỳ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *