Là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay đối với những người đang trong độ tuổi sinh dục, sùi mào gà không chỉ khiến bệnh nhân lo lắng, tự ti mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chăn gối. Điều này vô tình khiến tình cảm vợ chồng dần bị nguội lạnh nếu bệnh không được điều trị dứt điểm.
Bạn đang đọc: Chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền?
Chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền? Có bao nhiêu phương pháp điều trị sùi mào gà và phương pháp nào phù hợp với bạn? Cách chăm sóc người vừa khỏi bệnh sùi mào gà thế nào để bệnh không tái phát? Hãy cùng Kenshin.vn tìm câu trả lời chính xác trong bài viết này nhé!
Bạn có thể đọc thêm: Sùi mào gà là bệnh gì
Chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền?
Có thể nói hiện nay không có bất kỳ cơ sở y tế nào cho bạn biết chính xác chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền trong lần tư vấn đầu tiên. Chi phí điều trị bệnh sùi mào gà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh của bạn trước khi được thăm khám; loại thuốc điều trị; cơ sở vật chất nơi bạn khám bệnh; phương pháp chữa trị sùi mào gà…
Y học đang có nhiều phương pháp chữa bệnh sùi mào gà. Bác sĩ thường kê thuốc uống hoặc kem bôi nếu bạn mắc bệnh sùi mào gà thể nhẹ. Trong những trường hợp nặng hơn hoặc bạn cần rút ngắn thời gian điều trị, bạn hãy trao đổi cụ thể mong muốn của bản thân với bác sĩ. Lúc này, có thể bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một trong những phương pháp điều trị sùi mào gà sau đây:
1. Đốt sùi mào gà bằng tia laser
Phương pháp này thường mang lại hiệu quả cao và ít có khả năng tái phát. Tuy nhiên, tia laser sẽ làm các niêm mạc bị tổn thương mất nhiều thời gian phục hồi. Đốt sùi mào gà bằng tia laser chỉ nên áp dụng cho tình trạng sùi mào gà kích thước to hoặc các nốt bệnh kết thành chùm.
2. Chữa bệnh sùi mào gà bằng cách đốt lạnh
Khi dùng cách điều trị này, bác sĩ sẽ dùng nitơ lỏng xịt lên vùng da bị bệnh để làm đóng băng các nốt sùi mào gà. Những mụn sùi này sẽ dần khô và tự rơi ra sau khoảng 7-10 ngày điều trị.
3. Đốt điện sùi mào gà
Tương tự như cách chữa sùi mào gà bằng tia laser, phương pháp đốt điện sẽ dùng dòng điện cao tần chiếu trực tiếp vào khu vực cơ thể đang xuất hiện sùi mào gà. Cách điều trị này cắt bỏ nốt sùi khá hiệu quả và hầu như không bị tái phát. Tuy nhiên, phương pháp đốt điện sùi mào gà lại khiến bạn mất nhiều thời gian hồi phục hơn các phương pháp khác.
4. Điều trị sùi mào gà bằng công nghệ ALA-PDT
Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu dành cho những bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà mạn tính. Các đặc tính ion oxy của công nghệ ALA-PDT sẽ xâm nhập vào từng tế bào mang bệnh để tiêu diệt virus gây bệnh và tái tạo vùng da mới. Có thể bạn sẽ nghĩ phương pháp này sẽ rất tốn kém nhưng thực tế, nó được nhiều chuyên gia y tế đánh giá là có chi phí khá phù hợp với thu nhập bình quân của người dân Việt Nam.
Cách chăm sóc người vừa khỏi bệnh sùi mào gà
Tìm hiểu thêm: Nhãn hiệu máy rửa mặt nào tốt? Tổng hợp các loại máy rửa mặt dành cho nhiều loại da
Với nhiều ứng dụng công nghệ như hiện nay, việc chữa trị sùi mào gà không còn gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách sau khi điều trị, bệnh sẽ rất dễ tái phát. Để hạn chế tối đa nguy cơ này, bạn hãy thực hiện ngay những bước chăm sóc chính mình hoặc người thân vừa khỏi bệnh sùi mào gà sau đây:
1. Vệ sinh đúng cách
♥ Thường xuyên rửa vùng kín bằng dung dịch vê sinh có độ pH trung bình hoặc nước muối ấm pha loãng.
♥ Thường xuyên thay mới đồ lót. Giặt đồ lót bằng tay và phơi dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ hết vi khuẩn trước khi mặc.
♥ Luôn giữ vùng da đang mắc bệnh sùi mào gà trong trạng thái khô ráo.
2. Chế độ sinh hoạt tình dục lành mạnh
♥ Nếu bạn vừa thoát khỏi bệnh sùi mào gà ở cơ quan sinh dục, hãy kiêng quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị và giai đoạn vừa mới khỏi bệnh. Sau đó, bạn hãy sử dụng bao cao su để phòng ngừa bệnh tái phát sau mỗi lần quan hệ.
♥ Ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục và ăn uống khoa học để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
♥ Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ trang điểm, dụng cụ y tế… với người khác, kể cả vợ hoặc chồng.
♥ Không đi bơi ở hồ bơi công cộng ngay sau khi vừa dứt bệnh. Theo thống kê, việc tham gia tắm, bơi ở những địa điểm công cộng là nguyên nhân lớn nhất khiến vi khuẩn gây bệnh sùi mào gà xâm nhập vào cơ thể khiến bệnh tái phát.
>>>>>Xem thêm: Top 15 địa chỉ phòng khám nam khoa tại Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ
3. Ăn uống khoa học
♥ Hạn chế thực phẩm nhiều đường, nhiều tinh bột và các loại đồ uống kích thích như cà phê, bia, rượu.
♥ Ăn nhiều rau, củ, quả. Đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Uống nhiều nước để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
♥ Không dùng chất kích thích, tập thể dục thường xuyên và có thời gian biểu sinh hoạt điều độ để tăng cường hệ miễn dịch.
4. Dùng thuốc và tái khám đúng theo hướng dẫn của bác sĩ
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh chóng nếu người bệnh không có ý thức ngăn ngừa và điều trị bệnh dứt điểm. Thậm chí, sau khi điều trị, bệnh cũng rất dễ tái phát. Vì thế, trong suốt liệu trình chữa bệnh, người mắc bệnh sùi mào gà phải có sự hiểu biết và tinh thần phối hợp với bác sĩ cực kỳ cao.
Nếu bạn vừa mới khỏi bệnh, hãy kiên nhẫn dùng thuốc cho đến khi hết liệu trình để tiêu diệt mầm bệnh tận gốc. Đồng thời, bạn không nên chủ quan và vắng mặt trong lịch hẹn tái khám tiếp theo. Có nhiều khả năng trong lần tái khám này, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác diễn biến bệnh hiện tại và có thêm nhiều lời khuyên hữu ích để quá trình chữa bệnh sùi mào gà của bạn đạt hiệu quả tối đa.
Kenshin.vn hy vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể về quy trình cũng như các phương pháp chữa trị sùi mào gà phổ biến nhất hiện nay. Từ đó, bạn sẽ đặt những câu hỏi phù hợp với bác sĩ để tìm được câu trả lời chính xác cho thắc mắc chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền.
Trương Phương Đài/Kenshin.vn