Chuột rút bàn chân khiến bạn mất ngủ, phải làm sao?

Chuột rút bàn chân khiến bạn mất ngủ, phải làm sao?

Chuột rút bàn chân khiến bạn mất ngủ, phải làm sao?

Chuột rút bàn chân là cơn co cơ mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường xuất hiện đột ngột, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút. Nếu bạn tỉnh dậy giữa đêm vì cơn đau co thắt chân hoặc bạn đang đi đường nhưng đột nhiên bàn chân có khối cơ cứng khiến bạn phải dừng bước thì đó rất có thể chính là chứng chuột rút chân. 

Bạn đang đọc: Chuột rút bàn chân khiến bạn mất ngủ, phải làm sao?

Trong bài viết này hãy cùng Kenshin tìm hiểu chuột rút bàn chân xuất phát từ những nguyên nhân nào, cách để xử trí và phòng ngừa nhé! 

Chuột rút là do đâu? 

Nguyên nhân chung của cơn chuột rút cơ bắp bao gồm thiếu hụt khoáng chất, mất nước, lạm dụng cơ hoặc đơn giản là giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian dài. Mặc dù hầu hết nguyên nhân dẫn đến chuột rút bàn chân đều vô hại nhưng chúng cũng có thể là biểu hiện cho các bệnh lý tiềm ẩn như: 

  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến lưu lượng máu cung cấp đến chi dưới. Xơ vữa động mạch chi dưới làm thu hep những động mạnh này, khiến cho máu không được lưu thông đến chân và bàn chân, từ đó gây ra các cơn chuột rút chân và bàn chân khi bạn đang tập thể dục. Tình trạng này sẽ tự khỏi khi bạn ngừng tập thể dục. 
  • Hẹp cột sống thắt lưng. Hẹp cột sống thắt lưng chèn ép các dây thần kinh cột sống cũng có thể gây ra các cơn đau giống như chuột rút bàn chân. Cơn đau này thường đặc biệt dữ dội hơn khi bạn đi bộ trong thời gian dài. 

Đi bộ trong tư thế khom người về phía trước (tương tự như cách bạn đẩy xe đẩy trong siêu thị) sẽ giúp làm giảm bớt triệu chứng chuột rút chân và bàn chân do hẹp cột sống thắt lưng. 

  • Thiếu hụt khoáng chất. Nếu bàn chân của bạn thường xuyên co cứng, các ngón chân co quắp lại thì nên đi kiểm tra để xác định nguy cơ thiếu hụt khoáng chất. Chế độ ăn nghèo kali, magie, canxi có thể gây nên chứng chuột rút bàn chân. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng chính là “thủ phạm” lấy đi những khoáng chất này trong máu. 

Chuột rút bàn chân khiến bạn mất ngủ, phải làm sao?

Ai thường dễ bị chuột rút bàn chân? 

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút ở bàn chân bao gồm: 

  • Tuổi tác. Người lớn tuổi thường bị mất khối lượng cơ khiến cho các cơ còn lại phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến chuột rút. 
  • Mất nước. Vận động viên là một trong các đối tượng có nguy cơ cao bị chuột rút vì nguyên do này. 
  • Thai kỳ. Chuột rút cơ cũng phổ biến trong thai kỳ.
  • Bệnh lý nền. Bạn có thể có nguy cơ cao bị chuột rút cơ nếu mắc bệnh tiểu đường hoặc rối loạn thần kinh, gan hoặc tuyến giáp.

Phải làm gì khi bị chuột rút bàn chân? 

Tìm hiểu thêm: Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm để con yêu ngon giấc

Chuột rút bàn chân khiến bạn mất ngủ, phải làm sao?

  • Nếu chuột rút bàn chân xảy ra khi bạn đang nằm, hãy cố gắng đứng dậy và dồn trọng lực về chân đang bị chuột rút, điều này có thể giúp cải thiện tình trạng cứng khớp.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng cho bàn chân khi bị căng cơ, đồng thời chườm lạnh lên vị trí chân đang bị chuột rút. 
  • Nếu chườm lạnh không có tác dụng, hãy thử sử dụng túi chườm ấm hoặc đệm sưởi để chườm lên vị trí chuột rút trên bàn chân. Nhiệt nóng có thể giúp tăng cường lưu thông máu và giãn cơ, cải thiện các triệu chứng của chuột rút. 
  • Đối với những cơn đau “cứng đầu” hơn, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen để chuột rút bàn chân không làm cản trở sinh hoạt hằng ngày của bạn. 

Bạn có thể xem thêm: Hay bị chuột rút uống thuốc gì thì hiệu quả?

Phòng ngừa chuột rút bàn chân 

Chuột rút bàn chân khiến bạn mất ngủ, phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Bệnh về tình dục

Một trong những chìa khóa để ngăn ngừa các cơn đau do chuột rút là bạn phải giữ cho mình một thân hình thon gọn. Ngoài ra, khi đã biết được những nguyên nhân dẫn đến chuột rút bàn chân, bạn có thể kiểm soát chúng một phần, chẳng hạn như: 

  • Căng cơ đúng cách. Trước khi tập thể dục, bạn nên có những bài khởi động để làm nóng cơ thể đồng thời kết hợp thực hiện các động tác kéo giãn cơ trước và sau khi tập thể dục để cơ bắp có thời gian thích nghi, không làm căng cơ đột ngột. 

Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút về đêm thì cũng nên thực hành một số bài tập kéo giãn cơ chân nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Đạp xe tại chỗ trên giường là một trong những gợi ý hay để làm giảm chứng chuột rút này. 

  • Giữ cho cơ thể đủ nước. Vì mất nước cũng là một nguyên nhân dẫn đến chuột rút nên hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày đặc biệt vào những ngày trời nóng nực hay phải vận động nhiều, bạn nhé!
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Đa dạng màu sắc trong bữa ăn hằng ngày, nhất là màu sắc đến từ rau củ quả là một lời khuyên sức khỏe hàng đầu dành cho bất kỳ ai. Đặc biệt khi thường xuyên bị chuột rút, bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ khoáng chất như magie, canxi, kali từ các loại rau củ quả. 
  • Chuối là một gợi ý cung cấp khoáng chất ngon, bổ dưỡng mà lại rẻ tiền. 

    • Kiểm tra thuốc mà bạn đang dùng. Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây co cứng cơ. Nếu bạn hay bị đau do chuột rút bàn chân nghi ngờ do thuốc thì nên thảo luận lại với bác sĩ để có hướng điều chỉnh phù hợp nhé!
    • Đôi khi chính những đôi giày cao gót hoặc những đôi giày quá chật cũng khiến bàn chân của bạn dễ bị co cứng cơ. Vì thế, nên ưu tiên đi giày gót bằng và lựa chọn chất liệu mềm, êm chân để đi hằng ngày nếu bạn bị chứng chuột rút làm phiền liên tục. 

    Hy vọng các thông tin trên đây hữu ích cho bạn, giúp bạn “thoát khỏi” những cơn chuột rút bàn chân phiền toái nhé! 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *