Chuột rút khi ngủ

Chuột rút khi ngủ

Chuột rút khi ngủ

Hay chị chuột rút khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân. Phụ nữ đang mang thai hay những người có tư thế ngủ xấu, kém lưu thông máu là những đối tượng thường xuyên bị chuột rút ban đêm. Đôi khi chuột rút chỉ trong giây lát nhưng cũng nhiều trường hợp chuột rút kéo dài gây đau đớn và làm gián đoạn giấc ngủ.

Bạn đang đọc: Chuột rút khi ngủ

Vậy bị chuột rút (phổ biến là bắp chân) phải làm sao? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua các thông tin sau đây nhé

Tìm hiểu chung

Chuột rút khi ngủ là gì?

Chuột rút khi ngủ là một tình trạng khá phổ biến. Theo một báo cáo được đăng trên tờ American Family Physician, có đến 60% người lớn và 7% trẻ em bị chuột rút về đêm.

Chuột rút khi ngủ là tình trạng co thắt không tự chủ ở bất cứ khu vực nào trên chân, phổ biến nhất là bắp chân. Các cơ căng lên khiến người bệnh đau nhẹ hoặc nghiêm trọng tại vị trí chuột rút.

Ngoài ra, chuột rút về đêm cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và phá vỡ chu kỳ giấc ngủ của một người. Điều này sẽ khiến người bệnh mệt mỏi và thiếu năng lượng vào ngày hôm sau. Chuột rút khi ngủ cũng làm người bệnh khó ngủ lại hơn, từ đó có thể dẫn đến nhiều vấn đề, như mất ngủ trong thời gian dài.

Một số người cho rằng việc thiếu hụt khoáng chất gây ra chuột rút bắp chân khi ngủ. Tuy nhiên, bằng chứng cho giả thuyết này vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung các khoáng chất, như canxi, magie và vitamin B12, có thể không làm giảm triệu chứng chuột rút về đêm ở hầu hết người bệnh.

Chuột rút khi ngủ và hội chứng chân không yên

Nhiều người thường nhầm lẫn chuột rút bắp chân khi ngủ với hội chứng chân không yên là cùng một tình trạng. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng khác nhau. Mặc dù đều xảy ra vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi nhưng hội chứng chân không yên không gây ra các cơn đau co thắt và dữ dội. Người mắc hội chứng này sẽ muốn đi lại và không chịu ngồi một chỗ. Trong quá trình di chuyển, cảm giác bồn chồn và khó chịu sẽ giảm bớt nhưng nó sẽ xuất hiện trở lại khi người bệnh đứng yên. Đối với người mắc chuột rút khi ngủ, các cơ bắp bị co thắt phải được kéo giãn để giúp giảm đau.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Chuột rút về đêm có thể là một tình trạng khá khó chịu và khiến người bệnh khó ngủ. Thông thường, bạn không cần phải điều trị y tế cho triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị chuột rút khi ngủ và tình trạng này ảnh hưởng đến cuộc sống, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Mặc khác, nếu cơn đau chuột rút lan ra các cơ khác hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra đầy đủ. Tại đây, bác sĩ sẽ loại trừ các tình trạng khác cũng có triệu chứng tương tự và tìm ra nguyên nhân cơ bản gây chuột rút.

Nguyên nhân chuột rút khi ngủ

Nguyên nhân khiến bạn bị chuột rút khi ngủ là gì?

Một số nguyên nhân khiến một người bị chuột rút bắp chân ban đêm như

Mỏi cơ

Chuột rút khi ngủ

Theo một báo cáo, tình trạng mỏi cơ là nguyên nhân chính gây chuột rút về đêm. Mỏi cơ thường xảy ra khi người bệnh tập luyện quá sức hoặc đứng trong thời gian dài. Bất cứ ai vận động quá nhiều vào ban ngày, như vận động viên, đều có khả năng cao bị chuột rút bắp chân ban đêm.

Ngoài ra, tập luyện quá sức kéo dài cũng khiến cho người bệnh dễ bị chuột rút nhiều lần trong ngày.

Lười vận động vào ban ngày

Một nguyên nhân phổ biến khác gây chuột rút bắp chân khi ngủ là ngồi trong một thời gian dài vào ban ngày. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người có công việc ngồi lâu và ít khi vận động cơ thể, như nhân viên văn phòng. Lâu ngày, các cơ bắp sẽ không được kéo giãn và có thể gây chuột rút về đêm cho người bệnh.

Tư thế không đúng

Tư thế ngồi hoặc nằm không đúng, như ngồi vắt chéo chân, có thể cản trở lưu lượng máu đến chân và gây chuột rút. Để tránh tình trạng này, bạn hãy ngồi hoặc nằm ở những tư thế kéo giãn cơ bắp để tránh chuột rút về đêm.

Mang thai

Phụ nữ mang thai cũng có khả năng bị chuột rút vào ban đêm. Nguyên nhân là do nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng lên và những thay đổi hormone trong thai kỳ.

Chuột rút khi ngủ

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị một tình trạng sức khỏe khác có thể khiến người bệnh bị chuột rút khi ngủ, chẳng hạn như:

  • Sắt sucrose tiêm tĩnh mạch
  • Naproxen
  • Teriparatide
  • Raloxifene
  • Levalbuterol
  • Albuterol/ipratropium (Kết hợp)
  • Estrogen kết hợp
  • Pregabalin (Lyrica)

Tình trạng sức khỏe

Một số tình trạng sức khỏe mạn tính có thể khiến người bệnh có nguy cơ cao bị chuột rút mạn tính, như:

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh tiểu đường
  • Nghiện rượu
  • Suy thận
  • Suy gan
  • Hẹp ống sống thắt lưng
  • Bàn chân bẹt
  • Suy giáp
  • Viêm xương khớp
  • Tổn thương thần kinh
  • Rối loạn thần kinh

Nếu bạn cho rằng những tình trạng sức khỏe trên gây ra chuột rút, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguy cơ

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị chuột rút khi ngủ?

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể bị chuột rút về đêm, nhưng những người có tuổi thường sẽ có nguy cơ cao hơn. Hơn nữa, phụ nữ cũng dễ bị chuột rút hơn nam giới.

Theo các báo cáo, chuột rút về đêm thường xảy ra ở:

  • 50 – 60% ở người lớn
  • 7% ở trẻ nhỏ và trẻ tuổi teen
  • 40% ở phụ nữ mang thai

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những biện pháp nào giúp điều trị chuột rút khi ngủ?

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm Cytochrome P450

Chuột rút khi ngủ

Mặc dù chuột rút về đêm có thể khiến người bệnh rất đau đớn, nhưng nó thường không quá nghiêm trọng. Hầu hết người bị tình trạng này không cần điều trị y tế.

Bạn có thể thử một số biện pháp tại nhà để giúp giảm chuột rút như:

  • Massage chân. Massage khu vực chân bị chuột rút sẽ giúp các cơ thư giãn và giảm đau.
  • Duỗi thẳng chân. Nếu bạn bị chuột rút ở bắp chân, hãy duỗi thẳng chân sao cho bàn chân hướng lên trên và các ngón chân đưa về phía mặt.
  • Chườm nhiệt. Để làm giãn các cơ bắp đang co thắt, bạn có thể dùng túi chườm ấm, chai nước ấm đặt vào khu vực chuột rút trong khoảng 15 phút. Ngoài ra, tắm bằng nước ấm cũng có hiệu quả trong việc giảm đau do cơ co thắt.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa. Các thuốc kháng viêm không steroid, như ibuprofen và naproxen, hoặc paracetamol có thể giúp giảm đau sau khi bị chuột rút.

Nếu tình trạng chuột rút làm gián đoạn giấc ngủ, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Họ có thể kê thuốc giãn cơ để phòng ngừa chuột rút. Nếu chuột rút là do một vấn đề y tế gây ra, các bác sĩ cũng sẽ giúp kiểm soát tình trạng đó.

Phòng ngừa

Làm thế nào phòng ngừa chuột rút khi ngủ?

Chuột rút khi ngủ

>>>>>Xem thêm: 10 cách trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà hiệu quả, đơn giản

Một số mẹo có thể giúp bạn phòng ngừa chuột rút về đêm như:

  • Uống nhiều nước. Nước giúp các cơ hoạt động bình thường. Dựa vào các yếu tố như thời tiết, tuổi tác, mức độ hoạt động và các thuốc đang dùng, lượng nước lý tưởng dành cho mỗi người sẽ khác nhau.
  • Kéo giãn chân. Kéo giãn chân và cơ bắp trước khi đi ngủ có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng chuột rút về đêm.
  • Thay đổi tư thế ngủ. Bạn nên nằm ngửa, duỗi thẳng chân và kê cao đầu trong khi ngủ.
  • Mang giày dép vừa chân. Giày dép không vừa vặn có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề với dây thần kinh, cơ ở bàn chân và chân, đặc biệt nếu bạn bị bàn chân bẹt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *