Hiện nay, nhiều phụ nữ đã biết đến và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề trầm cảm sau sinh. Thế nhưng, trên thực tế thì chứng trầm cảm đã có thể xuất hiện từ khi bạn mang thai nhưng lại không dễ nhận ra hoặc không được chẩn đoán chính xác. Vậy đâu là những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai giúp bạn phân biệt bệnh lý này với những cảm xúc thất thường khác trong thai kỳ?
Bạn đang đọc: Có dấu hiệu trầm cảm khi mang thai – Mẹ đã biết cách vượt qua?
Thực chất, trầm cảm khi mang bầu không đơn giản là sự thay đổi cảm xúc bất thường như bạn nghĩ. Ngược lại, sự rối loạn tâm lý do trầm cảm có thể kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Do đó mà việc quan tâm, nhận biết các dấu hiệu trầm cảm trong thai kỳ để sớm đi khám và chữa trị là rất quan trọng.
Nội Dung
- 1 Trầm cảm khi mang thai là gì?
- 2 Những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai không nên bỏ qua
- 3 Nguyên nhân mẹ bị trầm cảm khi mang thai và các yếu tố nguy cơ cần biết
- 4 Trầm cảm khi mang thai gây hại cho mẹ và bé như thế nào?
- 5 Điều trị trầm cảm khi mang thai như thế nào?
- 6 Mẹ bầu nên làm gì để tự kiểm soát chứng trầm cảm trong thai kỳ?
Trầm cảm khi mang thai là gì?
Trầm cảm khi mang thai hoặc trầm cảm trước khi sinh là một dạng rối loạn tâm trạng giống như bệnh trầm cảm lâm sàng khiến mẹ bầu có cảm giác buồn bã, chán nản và mất kết nối.
Thực chất buồn là một cảm xúc bình thường của con người khi đối diện với những mất mát, thay đổi, những thử thách trong cuộc sống và mẹ bầu cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên cảm xúc này thường thoáng qua và thay đổi theo từng hoàn cảnh cuộc sống. Ngược lại, trầm cảm khi mang thai thường dai dẳng hơn, có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành vi của bạn và ngăn cản bạn có một cuộc sống bình thường.
Hiện nay, hầu hết mẹ bầu đều đang tập trung vào chăm sóc sức khỏe thể chất trong thai kỳ mà bỏ qua các vấn đề liên quan đến tâm lý. Điều này có thể không ổn vì nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai nhưng không được phát hiện, điều trị sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mẹ lẫn thai nhi, khiến bạn khó chuẩn bị tốt cho việc sinh con và chăm sóc em bé. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình có những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai thì hãy sớm đi khám được bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai không nên bỏ qua
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ trải qua nhiều thay đổi và đặc biệt là thay đổi về nội tiết tố. Do đó, bạn có thể trải qua những cảm xúc khác nhau trong suốt thai kỳ là điều bình thường. Tuy nhiên, dù là buồn bã hay chán nản thì những cảm xúc này sẽ không kéo dài quá lâu đối với mẹ bầu bình thường. Ngược lại, nếu mẹ có những biểu hiện sau đây và kéo dài trên 2 tuần thì đó có thể là dấu hiệu trầm cảm khi mang thai, bao gồm:
- Cảm thấy buồn, lo lắng, ủ rũ, tâm trạng trống rỗng kéo dài
- Có cảm giác tuyệt vọng hoặc bi quan
- Cảm thấy tội lỗi, vô dụng hoặc bất lực
- Cảm giác mệt mỏi kéo dài, chán nản, dễ khóc hoặc cáu kỉnh, tức giận
- Không có năng lượng, mất hứng thú với những hoạt động từng yêu thích
- Gặp khó khăn trong việc tập trung, suy nghĩ, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định
- Giấc ngủ bị xáo trộn, chẳng hạn như khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Ăn nhiều hoặc chán ăn
- Thường hay suy nghĩ về cái chết, cách tự tử
- Không còn quan tâm đến tình dục
- Đau nhức không rõ lý do hoặc không thuyên giảm sau khi điều trị.
Đối với những triệu chứng, dấu hiệu trầm cảm khi mang thai kể trên, có mẹ bầu chỉ gặp một vài triệu chứng nhưng có mẹ sẽ gặp nhiều triệu chứng hơn. Tần suất xuất hiện các triệu chứng, thời gian kéo dài và mức độ dữ dội cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Thế nhưng, dù ở mức độ nào thì bạn cũng đừng chần chừ trong việc đi khám để kiểm soát bệnh trầm cảm kịp thời, tránh kéo dài đến lúc sinh và sau sinh.
Nguyên nhân mẹ bị trầm cảm khi mang thai và các yếu tố nguy cơ cần biết
Rất khó để xác định nguyên nhân gây trầm cảm trước sinh. Tình trạng này thường được nghi ngờ là do mất cân bằng nội tiết tố trong thai kỳ. Mặc dù vậy thì vẫn còn nhiều yếu tố nguy cơ khác gây trầm cảm trước sinh mẹ cần lưu ý. Trong đó bao gồm:
- Mẹ có tiền sử bị trầm cảm hoặc rối loạn khí sắc chu kỳ kinh
- Mẹ mang thai ngoài ý muốn nên chưa có sự chuẩn bị tâm lý
- Sẩy thai trước đó hoặc từng sinh khó
- Trải nghiệm thời thơ ấu nhiều khó khăn, lòng tự trọng kém
- Vấn đề trong các mối quan hệ như sống một mình, hệ thống nâng đỡ hỗ trợ kém, gặp nhiều căng thẳng trong cuộc sống
- Áp lực từ cuộc sống, công việc và gia đình.
Trầm cảm khi mang thai gây hại cho mẹ và bé như thế nào?
Mẹ bầu không nên chủ quan, xem nhẹ các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai. Việc sớm phát hiện để điều trị là rất quan trọng vì bệnh trầm cảm kéo dài có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Ảnh hưởng đối với mẹ có dấu hiệu trầm cảm khi mang thai
Tìm hiểu thêm: Tác dụng của hạt bưởi đối với bệnh nhân đái tháo đường
Trầm cảm không được điều trị khiến mẹ bầu không quan tâm đến chăm sóc sức khỏe. Từ đó dẫn đến chế độ dinh dưỡng kém, mẹ có thể uống rượu, hút thuốc trong thai kỳ để giải tỏa nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Nếu để trầm cảm kéo dài đến sau sinh, mẹ cũng sẽ không thể chăm sóc tốt em bé và bản thân. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn là mẹ bị trầm cảm có xu hướng muốn tự sát gây đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Có thể bạn quan tâm Uống rượu, hút thuốc khi mang thai: Hại mẹ bầu lẫn thai nhi
Ảnh hưởng đối với thai nhi trong bụng và sau khi chào đời
Trầm cảm khi mang thai khiến mẹ không chăm sóc tốt bản thân chắc chắn sẽ gây hại đến thai nhi. Trong đó bao gồm những vấn đề như em bé bị nhẹ cân, chậm phát triển, dễ bị sinh non và gặp nhiều rủi ro.
Hơn nữa sau khi chào đời, trẻ được sinh ra từ mẹ bị trầm cảm có thể ít hoạt động, giảm chú ý và dễ cáu kỉnh hơn so với trẻ được sinh ra từ mẹ không bị trầm cảm. Trẻ cũng sẽ dễ có những vấn đề trong phát triển, học tập, hành vi và sức khỏe tinh thần sau này. Đó là lý do mà trầm cảm khi mang thai luôn cần được điều trị kịp thời để hạn chế những hậu quả đối với sức khỏe và sự phát triển của em bé.
Điều trị trầm cảm khi mang thai như thế nào?
Nếu bạn có những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai, thậm chí là cảm nhận rất rõ bản thân đang phải “vật lộn” với chứng trầm cảm thì hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức. Đối với trường hợp mẹ bầu bị trầm cảm ở mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát bệnh bằng tâm lý trị liệu và liệu pháp ánh sáng.
Ngược lại, nếu mẹ có tiền sử bị trầm cảm hoặc đang trải qua chứng trầm cảm nghiêm trọng thì việc điều trị có thể cần đến sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và việc dùng thuốc. Nhiều mẹ thắc mắc dùng thuốc trị trầm cảm trong thai kỳ có sao không? Sự thật là tất cả loại thuốc đều đi qua nhau thai và đến được thai nhi. Hiện, không có đủ thông tin về loại thuốc trầm cảm nào là an toàn tuyệt đối trong thai kỳ.
Thế nhưng đối với chứng trầm cảm nặng, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của mẹ bầu và cân nhắc lợi ích, nguy cơ của việc điều trị trầm cảm bằng thuốc để chỉ định loại thuốc ít gây hại nhất cho em bé. Mặc dù vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ cũng hãy trao đổi thêm với bác sĩ để chọn được phương pháp trị liệu phù hợp và ít rủi ro nhất nhé!
Mẹ bầu nên làm gì để tự kiểm soát chứng trầm cảm trong thai kỳ?
>>>>>Xem thêm: Mách nàng tuyệt chiêu tránh đau chân khi đi giày cao gót
Để hạn chế chứng trầm cảm tiến triển nặng và phải dùng thuốc, mẹ bầu nên chú ý đến các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai và sớm có sự kiểm soát ngay từ đầu. Một số giải pháp giúp giảm trầm cảm mẹ có thể áp dụng càng sớm càng tốt như:
- Học cách thư giãn và giảm đi các nguồn gây căng thẳng càng nhiều càng tốt. Mặc dù điều này sẽ khó khăn nhưng lại là điều quan trọng bạn nên làm khi trầm cảm chưa nghiêm trọng. Ngoài ra, đừng quên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chồng, người thân và những người mà bạn tin tưởng.
- Tăng cường sức khỏe thể chất và chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng các bài tập yoga dành cho mẹ bầu, thực hành chánh niệm, thiền, các kỹ thuật thuật thư giãn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và cố gắng vệ sinh tốt giấc ngủ để tránh thiếu ngủ, mệt mỏi.
- Dành thời gian ra ngoài và tập thể dục bất cứ khi nào bạn có thể.
- Ăn uống lành mạnh, tránh hấp thụ caffein, rượu, thuốc lá. Bởi vì các chất kích thích vừa gây hại cho sức khỏe vừa khiến trầm cảm trở nên nặng hơn.
- Tham gia các lớp học tiền sản để có kiến thức về thai kỳ và cách chăm sóc sức khỏe khi mang thai.
Điều cuối cùng, nếu phải đi khám nhưng bạn cảm thấy không thoải mái khi nói về chứng trầm của bản thân với bác sĩ thì hãy nhờ người khác nói hộ. Sự thật là các mẹ không có lỗi khi bản thân đang có dấu hiệu trầm cảm khi mang thai. Vì vậy, bạn đừng cố gắng “đối mặt” với chứng trầm cảm một mình mà hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chồng, người thân hoặc bạn bè nhé.