Cỏ mần trầu có tác dụng gì khi uống và khi gội đầu?

Cỏ mần trầu có tác dụng gì khi uống và khi gội đầu?

Cỏ mần trầu có tác dụng gì khi uống và khi gội đầu?

Cỏ mần trầu là một loài thảo dược dễ tìm, được mọc lẫn với cỏ dại nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Kenshin tìm hiểu về tác dụng và những bài thuốc từ cây cỏ mần trầu nhé! 

Bạn đang đọc: Cỏ mần trầu có tác dụng gì khi uống và khi gội đầu?

Tên thường gọi: Cỏ mần trầu

Tên gọi khác: Ngưu cân thảo, tết suất thảo, thanh tâm thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, màng trầu, ngưu cân thảo. Theo người dân tộc Tày còn gọi là Hang ma, người Thái gọi là hìa xú can, người H’dong gọi là R’day và người Ba na gọi là cao day,…

Tên khoa học: Eleusine Indica Gaertn.

Họ: Lúa (Poaceae)

Tổng quan 

Tìm hiểu chung về cỏ mần trầu 

Cỏ mần trầu là một loại cây thuộc họ lúa, chiều cao trung bình từ 15-90 cm. Rễ của chúng phát triển rất nhanh. Phần thân dài, lên gần ngọn mới phân nhánh tạo thành bụi. Lá so le. Hoa mọc thành cụm. Quả có 3 cạnh.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì khi uống và khi gội đầu?

Bộ phận dùng của cỏ mần trầu 

Tất cả các bộ phận của cây cỏ mần trầu đều có tác dụng, được dùng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, tùy thuộc vào từng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng những bộ phận khác nhau như lá, thân hay rễ. 

Thành phần hóa học trong cây cỏ mần trầu 

Cỏ mần trầu chứa nhiều nhóm chất khác nhau như alkaloid, coumarin, saponin, phenol, tannin và steroid. Cụ thể, mỗi bộ phận khác nhau của cây cỏ mần trầu có chứa những thành phần đặc trưng như: 

  • Các bộ phận trên mặt đất đều có chứa beta palmitoyl và beta-sitosterol.
  • Phần cành và lá giàu flavonoid. 

Tác dụng, công dụng

Theo y học cổ truyền, uống nước cỏ mần trầu có tác dụng gì?

Cỏ mần trầu với tính bình, vị ngọt hơi đắng, không có độc, được dùng theo y học cổ truyền với nhiều công dụng như: 

  • Thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
  • Nhuận tràng, trị táo bón.
  • Lợi tiểu.
  • An thai.

Dân gian còn dùng cỏ mần trầu gội đầu vì mùi thơm dễ chịu của nó.

Theo y dược hiện đại, cỏ mần trầu có tác dụng gì?

Dựa trên một số nghiên cứu y dược hiện đại, tác dụng của cỏ mần trầu được thể hiện bao gồm: 

  • Hỗ trợ cải thiện chức năng thận. 
  • Kháng viêm và điều trị tiêu chảy nhờ thành phần tanin (đã được chứng minh có khả năng kháng viêm, kháng virus). 
  • Trị cảm nắng, sốt co giật. 
  • Trị các bệnh về tâm thần, cao huyết áp. 
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gan. 

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cỏ mần trầu là bao nhiêu?

Cỏ mần trầu có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô, sắc lấy nước uống. Liều lượng cụ thể tùy thuộc vào loại bệnh, mức độ bệnh. 

Một số bài thuốc có cây cỏ mần trầu

Tìm hiểu thêm: Xơ gan gây giảm tiểu cầu và những điều bạn chưa biết

Cỏ mần trầu có tác dụng gì khi uống và khi gội đầu?

Cỏ mần trầu được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

Cỏ mần trầu trị bệnh gì? Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ cỏ mần trầu: 

  • Chữa bệnh cao huyết áp

Lấy khoảng 500g cây cỏ mần trầu rửa sạch, thái nhỏ và giã nát. Sau đó cho thêm 1 bát nước sôi vào, để nguội rồi vắt lấy nước cốt để uống. Bài thuốc này có thể uống vào buổi sáng và chiều. 

  • Chữa viêm tinh hoàn 

Cỏ mần trầu và ích mẫu mỗi vị 40g, sắc lấy nước uống trong ngày. 

  • Chữa đại tiện ra máu đen

Cỏ mần trầu, ké đầu ngựa, cành lá muồng trâu, trắc bách diệp, rễ tranh sao đen, cam thảo nam, rau má mỗi thứ 1 nắm cùng với 2 nắm lá cỏ mực, 9 lá ngải cứu, 1 thìa nhọ nồi gang, 3 lát gừng tươi, 5 củ sả và 2 thìa nhỏ tóc đốt thành than, đổ nước ngập mặt và sắc đến còn 2 bát nước. Chia đôi uống 2 lần/ ngày. 

  • Trị băng huyết 

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm cỏ mần trầu, cây ké, cỏ mực, rau má, rễ tranh, cam thảo nam, vỏ của một quả quýt, cây muồng trâu thái nhỏ, 10 lá ngải cứu, 10 củ sả thái, 10 lát gừng.

Cho nước vào ngập mặt dược liệu, đun sôi cho đến khi cạn còn 2 bát nước, chia đều uống trong ngày. 

  • Cải thiện tình trạng vú sưng đau ở phụ nữ đang cho con bú 

Chuẩn bị nguyên liệu gồm: cỏ mần trầu, măng sậy, mướp đắng, lá vông nem, rễ tranh, cây cỏ mực, mỗi vị 40g; rau sam, củ cỏ ống, thổ phục linh, dây hoàng đằng, lá ớt, măng tre già, cỏ the mỗi vị 20g; bồ công anh 12g; dây cườm thảo, me đất và cây chó đẻ răng cưa mỗi vị 16g.

Đem tất cả các nguyên liệu đi sắc đến khi còn 2 bát nước thuốc thì chia ra uống 3 lần trong ngày, duy trì cho đến khi tình trạng sưng đau vú được cải thiện. 

  • Chữa bạc tóc 

40-50g cỏ mần trầu đun sôi với nước để gội đầu hằng ngày. Duy trì thực hiện trong vòng 2 tuần để quan sát hiệu quả cải thiện chứng bạc tóc, tóc khô và gãy,…

  • Chữa đái dầm ở trẻ em

Cỏ mần trầu, mùi tàu và rau ngổ mỗi vị 20g; cỏ lá sữa 10g rửa sạch, thái nhỏ và nấu nước uống vào mỗi buổi chiều sau ăn. 

  • Bài thuốc kích thích tiêu hóa và giải độc gan 

Cỏ mần trầu, cam thảo, cỏ mực, ké đầu ngựa, cỏ tranh, mơ tam thể mỗi vị 8g; trần bì và củ sả 4g; sinh khương 2g. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, thêm 400ml nước và đun sôi trong 10-15 phút. Lọc lấy nước uống trong ngày. 

  • Chữa chứng nổi mụn trong miệng 

Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: mần trầu, rễ cỏ tranh, rau má, cây muồng trâu, rau sam, cỏ mực, rau dền trắng, cây đậu săng, rau ngót, cây ké, cam thảo nam, mỗi thứ 1 nắm cùng với 2 khoanh mỏng bí đao, 10 lát củ sả, 1 vỏ quýt, 3 lát gừng. Cho nước vào ngập mặt các nguyên liệu, sắc cạn cho đến 1 bát nước thì ngừng. Mỗi ngày nên uống từ 2-3 bát thuốc như trên. 

  • Chữa sỏi tiết niệu 

Một thang thuốc gồm cỏ mần trầu 40g; lá tre và bông mã đề mỗi loại 20g; cam thảo và chi tử mỗi loại 8g; hương phụ chế 12g; sinh địa 16g. Mỗi ngày sắc 2 thang, chia đều 3 lần uống. Dùng liên tục 10 ngày. 

  • Chữa bệnh viêm thận cấp và mạn tính 
  • Chuẩn bị các nguyên liệu: cỏ mần trầu và cây tầm gửi mỗi vị 40g; râu mèo, cây cỏ xước, kim tiền thảo mỗi vị 20g. Sắc thuốc và uống liên tục trong vòng 1 tháng. 

    • Điều trị táo bón và động thai ở phụ nữ mang thai 

    Lấy 12g cỏ mần trầu sắc với 500ml nước cho đến khi cạn còn khoảng 300ml. Chia thuốc thành 2-3 lần uống trong ngày. 

    • Trị bệnh tâm thần 

    Trường hợp người bệnh có triệu chứng khát dữ dội, sốt kéo dài hoặc đập phá, nói nhảm, không ngủ được thì dùng 20g thân và lá cỏ mần trầu (bỏ hoa và rễ), sắc thuốc uống liên tục trong vòng 1 tháng.   

    Cỏ mần trầu có tác dụng gì khi uống và khi gội đầu?

    >>>>>Xem thêm: Chất diệt tinh trùng: biện pháp tránh thai mới

    Lưu ý, thận trọng khi dùng

    Khi dùng cỏ mần trầu, bạn nên lưu ý những gì?

    Để sử dụng mần trầu một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Đồng thời, cũng nên tìm nguồn dược liệu uy tín, đảm bảo cỏ mần trầu sạch, không bị nhiễm thuốc diệt cỏ, quá trình sơ chế đạt chuẩn không gây ảnh hưởng tới hoạt chất bên trong.

    Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

    Cỏ mần trầu uống nhiều có tốt không?

    Cỏ mần trầu không độc. Tuy nhiên, tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này, đặc biệt là khi dùng cỏ mần trầu cho bà bầu..

    Tương tác có thể xảy ra với cây cỏ mần trầu 

    Loài cỏ này có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

    Cây cỏ mần trầu là một loại thảo dược mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại thảo dược này chỉ được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian, chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ dẫn từ bác sĩ y học cổ truyền, không nên tự ý bốc thuốc điều trị bệnh tại nhà. 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *