Có nên nặn sữa non khi mang thai? Trường hợp nào nên và không nên?

Có nên nặn sữa non khi mang thai? Trường hợp nào nên và không nên?

Có nên nặn sữa non khi mang thai? Trường hợp nào nên và không nên?

Sữa non có thể được sản xuất sớm ngay cả khi đang trong thai kỳ. Một số mẹ thậm chí có thể nhận thấy sữa non rỉ ra, sau đó khô và đóng vảy trên núm vú trong những tuần cuối mang thai. Trên thực tế, cách xử lý hiện tượng ra sữa non thường là dùng miếng lót thấm sữa. Thế nhưng cũng có những mẹ thắc mắc liệu có nên nặn sữa non khi mang thai?

Bạn đang đọc: Có nên nặn sữa non khi mang thai? Trường hợp nào nên và không nên?

Trong một số trường hợp cần thiết, nặn hoặc vắt sữa non ra ngoài để trữ sữa trước khi sinh có thể mang đến lợi ích cho cả mẹ bầu và em bé. Trong bài viết sau, Kenshin.vn sẽ cung cấp thông tin giúp các mẹ hiểu rõ hơn khi nào nên và không nên vắt sữa non khi mang thai nhé.

Sữa non là gì? Khi nào cơ thể mẹ sản xuất sữa non?

Sữa non (colostrum) là nguồn sữa đầu tiên được tuyến vú sản xuất vào khoảng tuần 18 đến 20 của thai kỳ. Sữa non chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và các kháng thể. Vì vậy, sữa non có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng. Về cơ bản, sữa non có màu vàng, thường cô đặc và rất giàu dinh dưỡng dù chỉ với lượng nhỏ. Vì vậy, dù trẻ sơ sinh không bú quá nhiều sữa non thì vẫn nhận được những lợi ích cần thiết.

Có nên nặn sữa non khi mang thai?

Một số mẹ nhận thấy sữa non rỉ ra từ núm vú trong những tuần cuối thai kỳ và thường băn khoăn, thắc mắc có nên nặn sữa non khi mang thai không? Thực chất, điều này còn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nếu lượng sữa non ra nhiều, gây cương tức bầu vú, mẹ bầu có thể lựa chọn vắt sữa non bằng tay từ tuần thứ 37 trở đi. Việc nặn/ vắt và trữ sữa non trước khi sinh về cơ bản vẫn mang đến những lợi ích như:

  • Giúp mẹ quen với sự thay đổi của bầu ngực và quen với việc vắt sữa. Điều này góp phần giúp chị em nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh thuận lợi hơn.
  • Vắt sữa non trước khi sinh bằng tay thường giúp mẹ ngăn ngừa các vấn đề phổ biến như căng sữa và viêm vú.
  • Vắt và trữ sữa non trước khi sinh giúp mẹ chủ động hơn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, hạn chế được việc cho trẻ bổ sung sữa công thức trong những ngày đầu sau sinh vì những trường hợp như mẹ sinh mổ, sinh non, trẻ bị vàng da, mẹ bị ít sữa…
  • Trường hợp nào mẹ bầu được khuyến khích vắt sữa non?

    Có nên nặn sữa non khi mang thai? Trường hợp nào nên và không nên?

    Như đã đề cập khi bàn luận về vấn đề có nên nặn sữa non khi mang thai, việc vắt hoặc nặn sữa non để trữ sữa trước khi sinh vẫn có thể mang đến lợi ích cho một số mẹ. Cụ thể, việc vắt và trữ sữa non trước khi sinh có thể hữu ích, cần thiết trong những trường hợp đặc biệt sau đây:

    Mẹ được chỉ định sinh mổ

    Nếu mẹ được bác sĩ chỉ định sinh mổ thì nên cân nhắc vắt sữa non trước khi sinh 1 đến 2 ngày để có sẵn sữa mẹ, phòng hờ trường hợp mẹ và bé phải tách ra vì trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt hay mẹ cần được chăm sóc hậu phẫu sau sinh. 

    Thai nhi bị sứt môi hoặc hở hàm ếch

    Sứt môi hoặc hở hàm ếch là những tình trạng dị tật có thể được chẩn đoán trong thai kỳ. Trẻ gặp các vấn đề này sẽ cần được phẫu thuật sau sinh và thường khó khăn trong việc bú mẹ trực tiếp. Vì vậy, nếu thai nhi được chẩn đoán mắc dị tật này thì mẹ cũng nên có sự chuẩn bị chu đáo.

    Việc có sẵn sữa non sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Hơn nữa, sữa non cũng giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ nhiễm trùng và nhanh phục hồi hơn sau phẫu thuật điều trị sứt môi hở hàm ếch.

    Có nên nặn sữa non khi mang thai? Mẹ có thể cân nhắc nếu mắc bệnh tiểu đường 

    Trẻ được sinh ra từ mẹ mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ phát triển tình trạng hạ đường huyết trong 24 giờ đầu sau sinh. Vì nguyên nhân này mà em bé sẽ rất cần sữa non có sẵn để duy trì lượng đường trong máu. Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn cũng góp phần giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở trẻ về sau.

    Mẹ gặp vấn đề về nguồn sữa

    Tìm hiểu thêm: Eo thon dáng gọn với 8 cách giảm cân sau sinh đơn giản

    Có nên nặn sữa non khi mang thai? Trường hợp nào nên và không nên?

    >>>>>Xem thêm: Bạn sẽ thường gặp 2 lỗi này khi xỏ lỗ tai

    Trong một số trường hợp, mẹ có nguy cơ không thể tiết nhiều sữa theo nhu cầu của bé do các nguyên nhân như vú phát triển bất thường, mẹ từng phẫu thuật vòng 1, dùng thuốc, mắc bệnh đa xơ cứng, buồng trứng đa nang, ít sữa do cơ địa… Vì vậy, việc vắt và trữ sữa non trước khi sinh có thể cần thiết trong trường hợp này để giúp trẻ dễ tiếp cận với nguồn sữa mẹ ngay sau khi chào đời.

    Hướng dẫn chi tiết các bước nặn sữa non trước khi mang thai

    Đối với việc nặn hoặc vắt sữa non khi mang thai, mẹ cần ưu tiên dùng tay hơn là dùng máy hút sữa. Bởi vì sữa non thường được sản xuất với lượng khá ít và cô đặc nên rất dễ dính vào bình đựng hoặc các bộ phận khác của máy hút sữa như nắp, phễu hút… Điều này sẽ gây lãng phí sữa non và mẹ cũng khó “thu hoạch” sữa hơn. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước vắt sữa non khi mang thai mẹ có thể tham khảo:

    • Bước 1: Mẹ cần rửa tay với nước và xà phòng trước khi vắt sữa
    • Bước 2: Chườm ấm hoặc xoa bóp bầu ngực nhẹ nhàng. Mẹ cũng có thể đi tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen để thư giãn và kích hoạt sự tiết sữa.
    • Bước 3: Mẹ ngồi hơi nghiêng người về phía trước hoặc có thể chọn một tư thế giúp mẹ cảm thấy thoải mái.
    • Bước 4: Mẹ đặt ngón cái ở phần ngực phía trên núm vú và ngón trỏ ở phần ngực phía dưới núm vú sao cho hai ngón tay tạo thành hình chữ “C”.
    • Bước 5: Dùng hai ngón tay ấn nhẹ bầu ngực, giữ một chút rồi thả ra. Nếu không thấy sữa rỉ ra trong lần nặn đầu tiên, mẹ hãy kiên nhẫn một chút. Mẹo nhỏ là mẹ có thể thử xoay vị trí của hai ngón tay quanh quầng vú kết hợp với việc ấn nhẹ xuống cho đến khi kích thích được sữa chảy ra.
    • Bước 6: Khi tìm được điểm nặn sữa thích hợp, mẹ lặp lại quá trình ấn, giữ và thả ra một cách chậm rãi, mẹ sẽ thấy giọt sữa rỉ ra từ từ trên núm vú. Lưu ý là mẹ không nên thực hiện thao tác này với nhịp điệu quá nhanh và tránh việc bóp véo đầu ti.
    • Bước 7: Cho sữa non vào túi đựng sữa chuyên dụng hoặc hộp đựng sạch sẽ hoặc dùng ống tiêm vô trùng (nếu có) hút sữa từ cốc đựng. Sau đó, mẹ cần ghi nhãn ngày tháng trên những món đồ dùng để trữ sữa non và có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

    Trung bình, mẹ có thể vắt sữa non từ 2 đến 3 lần một ngày vào khoảng tuần thứ 36 của thai kỳ trở đi. Đối với mẹ có dự định sinh mổ, mẹ có thể vắt sữa non trước khi sinh từ 1 đến 2 ngày. Bên cạnh đó, sữa non thường khá ít, cô đặc và mỗi lần vắt sữa chỉ kéo dài từ 3 đến 5 phút mỗi bên vú nên mẹ có thể ưu tiên vắt sữa bằng tay nhé!

    Có nên nặn sữa non khi mang thai? Trường hợp nào không nên?

    Vấn đề có nên nặn sữa non khi mang thai không phải lúc nào cũng được khuyến khích. Bởi vì hoạt động vắt sữa trong thai kỳ đôi khi có thể gây ra những kích thích khiến mẹ chuyển dạ sớm. Cụ thể, mẹ không nên vắt sữa non trong những trường hợp sau đây:

    • Mẹ có nguy cơ sinh non hoặc từng bị dọa sinh non
    • Mẹ được chẩn đoán cổ tử cung ngắn và cổ tử cung đang được khâu lại
    • Có dấu hiệu chảy máu âm đạo khi mang thai
    • Mẹ được chẩn đoán nhau tiền đạo
    • Mẹ không đáp ứng được việc bảo quản sữa non bên ngoài để cho con bú sau sinh
    • Điều quan trọng nữa là nếu nhận thấy các cơn co thắt tử cung vào bất cứ lúc nào khi vắt sữa non thì mẹ nên dừng hoạt động này lại ngay và đi khám nếu cần.

    Cuối cùng, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên nặn sữa non khi mang thai hay không? Tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ có hướng xử lý khác nhau nhưng cách tốt nhất là bạn nên tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *