Bạn đang đọc: Co thắt Dupuytren
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Co thắt Dupuytren là bệnh gì?
Co thắt Dupuytren là bệnh gây ra các nốt sần, cục u hoặc bướu nhỏ dưới da ngón tay và lòng bàn tay. Bệnh có thể làm cho các ngón tay của bạn mắc kẹt lại. Bệnh thường xuất hiện ở ngón đeo nhẫn và ngón tay út và gây ra làm cho các khớp có chiều dài ngắn hơn bình thường, cong và không thẳng hàng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh co thắt Dupuytren là gì?
Bệnh co thắt Dupuytren thường tiến triển từ từ qua các năm. Tình trạng này thường bắt đầu khi lớp da ở lòng bàn tay của bạn dày lên từ từ. Khi bệnh đã tiến triển, da lòng bàn tay của bạn có thể xuất hiện nhăn nheo, lúm đồng tiền hoặc có thể là một cục u, bướu. Trong giai đoạn sau, bệnh ảnh hưởng đến cơ của mẫu mô dưới da vào lòng bàn tay và có thể mở rộng lên đến ngón tay. Khi cơ bị thắt chặt, các ngón tay của bạn có thể bị kéo về phía lòng bàn tay, đôi khi nghiêm trọng hơn.
Các ngón đeo nhẫn và ngón út thường bị ảnh hưởng nhất, mặc dù ngón giữa cũng có thể bị. Các ngón tay cái và ngón trỏ ít bị ảnh hưởng hơn. Bệnh co thắt Dupuytren có thể xảy ra ở cả hai tay, mặc dù một tay thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn tay kia.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và hạn chế cấp cứu y tế. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh diễn tiến trầm trọng hơn.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh co thắt Dupuytren?
Cho đến nay các bác sĩ không biết chính xác điều gì gây ra bệnh co thắt Dupuytren. Không có bằng chứng cho thấy chấn thương tay hay tai nạn nghề nghiệp có liên quan đến các rung động vào tay gây ra tình trạng này.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh co thắt Dupuytren?
Nếu ở độ tuổi từ 40 và 60, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh co thắt Dupuytren cao hơn những nhóm tuổi khác. Tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh co thắt Dupuytren?
Mặc dù nguyên nhân của căn bệnh này vẫn còn chưa được biết đến, nguy cơ mắc bệnh này sẽ tăng lên nếu bạn:
- Là nam giới;
- Từ 40 đến 60 tuổi;
- Là người gốc Bắc Âu;
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh;
- Hút thuốc hoặc uống rượu;
- Bị bệnh tiểu đường.
Bạn nên lưu ý rằng việc lạm dụng bàn tay của bạn chẳng hạn như làm công việc đòi hỏi chuyển động tay lặp đi lặp lại và chấn thương tay không làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh co thắt Dupuytren?
Nếu nghi ngờ rằng bạn mắc bệnh này, các bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm thực thể và khuyến cáo một số xét nghiệm khác. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh co thắt Dupuytren bằng cách nhìn và cảm nhận bàn tay. Bác sĩ sẽ so sánh hai bàn tay của bạn với nhau và kiểm tra các vết gấp trên da của lòng bàn tay, đồng thời nhấn vào các bộ phận của bàn tay và các ngón tay để kiểm tra cường lực của các đốt hoặc mô.
Họ cũng có thể kiểm tra để xem bạn có thể đặt phẳng bàn tay của bạn trên bàn hoặc bề mặt phẳng khác. Nếu không thể để các ngón tay bằng hoàn toàn, rất có thể bạn đang mắc bệnh co thắt Dupuytren.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh co thắt Dupuytren?
Thật không may, chưa có cách chữa hoàn toàn bệnh co thắt Dupuytren, nhưng có một số phương pháp điều trị có sẵn. Bạn có thể không cần bất kỳ điều trị nếu như vẫn có thể sử dụng bàn tay làm công việc hàng ngày. Các bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp điều trị không phẫu thuật như tiêm steroid, dùng nạng và nẹp để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật liên quan đến việc phá vỡ các dây chằng trong ngón tay của bạn. Bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp điều trị sau dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Châm cứu: sử dụng liệu pháp châm cứu để phá vỡ sự co cứng các dây chằng bên ngoài. Bạn có thể lại bị co thắt nhưng vẫn có thể sử dụng châm cứu nhiều lần. Ưu điểm của liệu pháp này là có thể thực hiện nhiều lần và giúp tay bạn phục hồi rất nhanh, tuy nhiên châm cứu không thể được sử dụng trên mọi chỗ co thắt vì kim có thể gây tổn hại dây thần kinh gần đó;
- Tiêm Enzyme: xiaflex, tiêm collagenase để làm suy yếu cơ. Bác sĩ sẽ thao tác tại tay của bạn để cố gắng phá vỡ các cơ sau khi châm cứu một ngày. Liệu pháp này có thể được sử dụng trên chỉ một nhóm cơ ở một thời điểm nhất định và bệnh có tỷ lệ tái phát cao nếu phát triển ở dãi xơ dính. Phương pháp điều trị này phải ít nhất một tháng;
- Phẫu thuật: giúp loại bỏ các mô cơ, nhưng liệu pháp này cần phải được thực hiện ở giai đoạn sau khi xác định mô tủy. Thỉnh thoảng, phương pháp này có một số khó khăn nếu loại bỏ cơ mà không loại bỏ phần da kèm theo.Nhược điểm của phẫu thuật là thời gian phục hồi lâu và đòi hỏi phải sử dụng vật lý trị liệu để vận động tay đủ và đúng chức năng. Trong những trường hợp hiếm hoi, các mô da cũng có thể bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật và đòi hỏi phải ghép da ở khu vực phẫu thuật.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh co thắt Dupuytren?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh nắm chặt tay vào các công cụ bằng cách cách nhiệt đường ống hoặc đệm băng;
- Sử dụng găng tay với lớp đệm lớn trong công việc phải nắm vật nặng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
>>>>>Xem thêm: Top 3 biến chứng của bệnh trĩ mà bạn không nên bỏ qua