Con 5 – 8 tuổi bị béo phì, bố mẹ phải làm sao?

Con 5 – 8 tuổi bị béo phì, bố mẹ phải làm sao?

Hiện nay, béo phì là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng đắn.

Bạn đang đọc: Con 5 – 8 tuổi bị béo phì, bố mẹ phải làm sao?

Nhiều bé ở tuổi tiểu học đã gặp phải tình trạng thừa cân. Bố mẹ cần kiểm tra để biết con gặp vấn đề cân nặng hay không và tìm giải pháp.

Cách nhận biết bé bị thừa cân

Ở bệnh viện, bác sĩ sẽ đo cân nặng và chiều cao của con sau đó đem đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng. Hiện nay, chúng ta thường dùng biểu đồ BMI để so sánh và xem xét các chỉ số có phù hợp hay không. Đây là cách đánh giá tốt nhất thể hiện rõ lượng chất béo trong cơ thể bé chứ không đơn giản chỉ qua cân nặng. Đánh giá này còn phụ thuộc độ tuổi và giới tính vì cơ thể sẽ có nhiều thay đổi trong quá trình phát triển.

Trên biểu đồ, bé sẽ được đánh giá xếp hạng phần trăm so với các trẻ cùng lứa. Nếu được xếp hạng 85 nghĩa là chỉ số của con cao hơn 85% số trẻ cùng tuổi và cùng giới tính sẽ được coi là thừa cân. Còn nếu xếp hạng 95 thì được xem là béo phì.

Ngoài đánh giá cân nặng và chiều cao, bác sĩ sẽ quan tâm thêm một vài yếu tố khác như cân nặng của bố mẹ, bị thừa cân trong bao lâu và sức khỏe tổng thể.

Nên làm gì khi con có nguy cơ béo phì?

Bác sĩ thường sẽ không khuyến khích bố mẹ áp dụng chế độ ăn kiêng hoặc chương trình giảm cân quá khắt khe cho con khi không cần thiết (ngoại trừ trường hợp nghiêm trọng). Lý do là vì các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của bé. Thay vào đó, bố mẹ nên trao đổi, động viên giúp con cải thiện thói quen ăn uống và vận động lành mạnh.

Thông thường, tháp dinh dưỡng khẩu phần ăn mỗi ngày gồm 3 phần rau, 2 phần trái cây, các loại ngũ cốc, sữa và thịt. Tất nhiên, bố mẹ cũng nên hạn chế con ăn đồ ngọt và các loại thực phẩm có lượng calo cao, ít dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, khi cả gia đình cùng thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong mỗi bữa ăn chính và phụ (kèm theo rèn luyện thể dục thể thao) sẽ tạo động lực giảm cân cho bé.

Giúp con tránh xa các thói quen xấu gây tăng cân

Ăn vặt

Nên hạn chế hoặc thay thế các loại snack, bánh quy bằng các thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau tươi, rau câu ít chất béo, sữa chua và phô mai. Bố mẹ phải luôn kiểm soát chế độ ăn vặt của trẻ cho dù là thực phẩm lành mạnh.

Xem tivi trong lúc ăn

Khi bị mất tập trung, con sẽ không để ý rằng mình đã no. Bố mẹ nên giúp bé học cách nhận biết các dấu hiệu khi cơ thể đã được nạp đủ năng lượng.

Uống nhiều nước ngọt và nước trái cây

Chỉ dành nước ngọt có ga trong những dịp đặc biệt. Nước trái cây được xem là nguồn cung cấp vitamin nhưng uống quá nhiều sẽ tạo cảm giác no và con sẽ từ chối ăn thêm. Chỉ nên cho phép bé uống dưới 1,7 lít mỗi ngày.

Mua thức ăn từ máy bán hàng tự động

Nhiều loại thực phẩm từ máy bán hàng không có chất dinh dưỡng. Bố mẹ nên chuẩn bị thức ăn dinh dưỡng cho con mang theo trước khi ra ngoài chơi với bạn.

Dành hàng giờ liền ngồi trước máy tính hay tivi

Bé sẽ có thể ngồi lì hàng giờ liền. Hơn nữa, những quảng cáo trên tivi thường khuyến khích con nên mua các loại thức ăn vặt hàm lượng calo cao, ít chất dinh dưỡng. Nên hạn chế thời gian cho bé xem tivi, thay vào đó là vận động rèn luyện cơ thể.

Ăn quá nhiều trong các bữa ăn

Thay vì chọc ghẹo và chê bai cân nặng của con khiến bé bực bội và nổi cáu, bố mẹ nên động viên bé cải thiện chế độ ăn và vận động lành mạnh. Cũng đừng quên người lớn nên làm tấm gương để con noi theo. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, việc ba mẹ xây dựng lối sống và ăn uống lành mạnh sẽ giúp bé học hỏi thói quen tốt nhanh chóng.

Cách khuyến khích con vận động

Tập thể thao là yếu tố quan trọng giúp cân bằng thể trọng, tuy nhiên nhiều bé không dành đủ thời gian cho việc rèn luyện. Sau mỗi bữa ăn, gia đình nên dành thời gian đi bộ hoặc đạp xe đạp cùng nhau. Cố gắng hoạt động nhiều hơn trong ngày bằng cách đi bộ, đạp xe, leo cầu thang. Đối với nhiều bé, bố mẹ nên khuyến khích con dành nhiều thời gian tham gia hoạt động ngoài trời để năng động hơn.

Bố mẹ nên giúp con yêu cải thiện bằng cách hướng dẫn bé ăn uống và hoạt động lành mạnh hơn. Điều này sẽ tạo thêm cơ hội cho con tránh mắc các bệnh liên quan đến béo phì để trưởng thành thật khỏe mạnh. Tuy không đạt được cân nặng “bình thường”, bé vẫn sẽ cải thiện được sức khỏe nếu có thói quen ăn uống và luyện tập khoa học.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bố mẹ có thêm được thông tin dành cho bệnh béo phì ở trẻ em cũng như giúp con yêu tránh gặp phải loại bệnh này nhé.

>>>>>Xem thêm: Những món ăn chay ngon có thể ăn mỗi ngày hoặc đãi tiệc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *