Con gái thiếu máu ở tuổi dậy thì: Có khó chữa không?

Con gái thiếu máu ở tuổi dậy thì: Có khó chữa không?

Bạn đang đọc: Con gái thiếu máu ở tuổi dậy thì: Có khó chữa không?

Thiếu máu nghĩa là cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu, những tế bào này có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Có rất nhiều loại bệnh thiếu máu. Ở Việt Nam, thiếu máu do thiếu sắt là bệnh phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để sản sinh ra tế bào hồng cầu.

Tại sao con gái thiếu máu ở tuổi dậy thì?

Chất sắt và hồng cầu có liên quan chặt chẽ đến nhau. Bên trong mỗi tế bào hồng cầu là một loại protein được gọi là hemoglobin có nhiệm vụ mang oxy đến từng tế bào trong cơ thể của bạn. Oxygen là một nguồn năng lượng cần thiết để các tế bào trong cơ thể hoạt động.

Sắt là một phần của hemoglobin. Hầu hết các chất sắt trong cơ thể là đều nằm trong hemoglobin (và trong một loại protein tương tự trong cơ được gọi là myoglobin).

Sắt đi vào cơ thể con người chủ yếu qua thực phẩm và sẽ rời khỏi cơ thể khi chúng ta bị chảy máu. Chảy máu gây ra sự mất mát nhiều tế bào hồng cầu và chất sắt. Đó là lý do tại sao con gái ở tuổi dậy thì, khi bắt đầu có kinh nguyệt hàng tháng, rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Mỗi tháng, bạn đều phải mất máu và chất sắt. Nếu không ăn đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt, bạn dần sẽ bị thiếu sắt trầm trọng.

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường không rõ ràng, trừ khi bệnh đã rất nặng hoặc diễn tiến trong một khoảng thời gian dài. Trong trường hợp đó, các triệu chứng có thể bao gồm da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, choáng, đau đầu hoặc ù tai. Để chẩn đoán chính xác, bạn cần làm xét nghiệm máu.

Con gái thiếu máu ở tuổi dậy thì nên được điều trị như thế nào?

Thiếu máu do thiếu sắt thường được điều trị bằng cách bổ sung chất sắt, thường dùng bằng đường uống trong vài tháng. Các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm máu theo dõi để đảm bảo tình trạng thiếu máu đã chấm dứt hoặc ít nhất là đã được cải thiện.

Sắt được hấp thu tốt nhất khi được uống giữa các bữa ăn; do đó, bạn nên uống thuốc vào khoảng thời gian giữa bữa ăn sáng và ăn trưa, hoặc giữa bữa trưa và bữa tối.

Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn. Tuy nhiên, canxi lại ức chế khả năng hấp thụ chất sắt, do đó bạn không nên uống thuốc sắt chung với sữa mà nên uống chung với đồ uống có nhiều chất vitamin C như trái cây, rau hay nước cam.

Bên cạnh đó, bạn không được lạm dụng chất sắt vì liều cao có thể gây nguy hiểm. Một số người đã bị ngộ dộc do quá tải chất sắt.

Bạn cũng nên cố gắng tăng số lượng các loại thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống, bao gồm:

  • Thịt nạc, thịt gia cầm và cá
  • Ngũ cốc giàu chất sắt, bánh mì và mì ống
  • Trái cây khô (mơ, nho khô, mận khô)
  • Rau lá xanh (cải bó xôi, cải rổ, cải xoăn)
  • Ngũ cốc (ngô, lúa mạch, các loại khoai…)
  • Đậu, đậu Hà Lan và các loại hạt
  • Trứng.
  • Con gái ở tuổi dậy thì bắt đầu có kinh nguyệt có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách uống vitamin tổng hợp có chứa sắt. Liều được khuyên dùng là 8 milligrams (mg) sắt mỗi ngày cho trẻ ở độ tuổi từ 9 đến 13, và 15 mg mỗi ngày cho trẻ ở độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi.

    Thiếu sắt ở bé gái vị thành niên rất phổ biến, dễ dàng được chẩn đoán và điều trị.

    >>>>>Xem thêm: 10 cách bảo vệ môi trường để bạn sống khỏe mạnh hơn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *