Cơn tăng huyết áp là gì mà bạn phải hết sức thận trọng?

Cơn tăng huyết áp là gì mà bạn phải hết sức thận trọng?

Cơn tăng huyết áp là gì mà bạn phải hết sức thận trọng?

Chỉ số huyết áp tăng cao một cách nhanh chóng và nghiêm trọng sẽ được xem là cơn tăng huyết áp. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những người có bệnh huyết áp cao hơn là người bình thường và có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả đe dọa tính mạng.

Bạn đang đọc: Cơn tăng huyết áp là gì mà bạn phải hết sức thận trọng?

Để hiểu rõ về tình trạng này, mời bạn tham khảo bài viết sau.

Cơn tăng huyết áp là gì?

Cơn tăng huyết áp là sự gia tăng huyết áp nghiêm trọng với các chỉ số huyết áp từ 180/120mmHg trở lên.

Các dạng của cơn tăng huyết áp

Tăng huyết áp khẩn cấp

  • Cơn tăng huyết áp khẩn cấp xảy ra khi huyết áp tăng cao đột biến với chỉ số từ 180/120mmHg trở lên nhưng không làm tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan khác.
  • Lúc này, bệnh nhân sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng như đau ngực, khó thở, đau lưng, tê/yếu, thay đổi thị lực hoặc khó nói.
  • Tăng huyết áp khẩn cấp sẽ hạ trong vòng vài giờ nếu sử dụng thuốc trị tăng huyết áp phù hợp.

Tăng huyết áp cấp cứu

Cơn tăng huyết áp cấp cứu rất nguy hiểm với chỉ số huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên và có các triệu chứng tổn thương cơ quan khác như đau ngực, thở nông, đau lưng, tê/ yếu người, thay đổi thị lực hoặc khó nói.

Thông thường, tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng nguy hiểm, cần được phát hiện, đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu và điều trị kịp thời.

Cơn tăng huyết áp là gì mà bạn phải hết sức thận trọng?

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là:

  • Lo lắng
  • Mờ mắt
  • Đau ngực
  • Lú lẫn
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Không phản ứng với kích thích 
  • Co giật
  • Đau đầu dữ dội
  • Hụt hơi

Nguyên nhân

Nguyên nhân của cơn tăng huyết áp bao gồm:

  • Quên uống thuốc huyết áp
  • Đột ngột dừng một số loại thuốc tim, chẳng hạn như thuốc chẹn beta
  • Tương tác thuốc
  • Khối u tuyến thượng thận
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc khác
  • Tổn thương thận
  • Căng thẳng tâm lý, lo âu hay mất ngủ

Cơn tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Huyết áp cao nghiêm trọng có thể làm tổn thương mạch máu và các cơ quan trong cơ thể, bao gồm tim, não, thận và mắt. Trong cơn tăng huyết áp, tim có thể không bơm máu hiệu quả.

Huyết áp tăng quá cao có thể gây ra các biến chứng sau đây:

  • Mất nhận thức
  • Mất trí nhớ
  • Đột quỵ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy tim
  • Suy thận
  • Bóc tách động mạch chủ
  • Tổn thương mắt và thận
  • Đau thắt ngực
  • Phù phổi
  • Co giật trong thai kỳ (tiền sản giật – sản giật).

Tìm hiểu thêm: Mách mẹ 3 cách kết hợp cháo gan gà cho bé với rau củ vừa lạ vừa ngon

Cơn tăng huyết áp là gì mà bạn phải hết sức thận trọng?

Chẩn đoán tăng huyết áp cấp cứu

Để chẩn đoán trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, bác sĩ sẽ:

  • Hỏi về lịch sử mắc bệnh; triệu chứng; các loại thuốc, chất kích thích, thực phẩm chức năng, dược liệu đang dùng.
  • Đo huyết áp ở các tư thế nằm, đứng và đo ở cả 2 tay
  • Soi đáy mắt tìm dấu hiệu tổn thương võng mạc như xuất huyết hình ngọn lửa, xuất huyết dạng điểm, xuất  tiết cứng và mềm, phù gai thị
  • Khám tim mạch tìm kiếm các dấu hiệu tổn thương tim, phổi, thận, động mạch cảnh
  • Theo dõi huyết áp liên tục
  • Xét nghiệm máu
  • X-quang ngực
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Điện tâm đồ (EKG)
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) ngực hoặc đầu.
  • Siêu âm tim qua thành ngực

Xử trí cơn tăng huyết áp

Cơn tăng huyết áp là gì mà bạn phải hết sức thận trọng?

>>>>>Xem thêm: Dầu dừa có tác dụng gì? 11 công dụng của dầu dừa cho sắc đẹp

Việc điều trị sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơn tăng huyết áp là khẩn cấp hay cấp cứu.

Điều trị tăng huyết áp khẩn cấp

Mục đích là giảm huyết áp trong 24-48 giờ. 

  • Ban đầu, cố gắng giảm huyết áp trung bình khoảng 25% trong 24-48 giờ đầu bằng thuốc. Đầu tiên, người bệnh sẽ được tiêm thuốc hạ huyết áp tác dụng nhanh, sau đó chuyển sang dạng uống
  • Theo dõi huyết áp liên tục
  • Bù nước nếu cần.

Điều trị tăng huyết áp cấp cứu

Tùy theo dấu hiệu tổn thương cơ quan đích mà mục tiêu hạ huyết áp có thể thay đổi. Ví dụ, nếu bạn bị xuất huyết nội sọ (chảy máu não) hoặc đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bác sĩ sẽ chỉ hạ huyết áp xuống 15% trong giờ đầu tiên. Đối với người mắc bệnh não do tăng huyết áp, bác sĩ sẽ hạ huyết áp từ 20% đến 25% trong vài giờ đầu tiên. Người bệnh sẽ được:

  • Dùng thuốc hạ huyết áp truyền tĩnh mạch duy trì
  • Nhập viện theo dõi huyết áp liên tục

Sau khi điều trị, người bệnh cần nâng cao ý thức kiểm soát huyết áp chặt chẽ để ngăn ngừa cơn tăng huyết áp quay trở lại. Hãy dùng thuốc đúng chỉ định, theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên, ăn nhạt, tập thể dục đều đặn và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

Nếu không điều trị, cơn tăng huyết áp đột ngột có thể dẫn đến tử vong trong vòng một năm ở hơn 90% bệnh nhân, do tổn thương cơ quan đích – ví dụ như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc suy thận. Hiện nay, tiên lượng đã được cải thiện đáng kể nhờ những tiến bộ trong điều trị. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là trên 90%.
Trong một nghiên cứu cho thấy 2.6% người nhập viện điều trị cơn tăng huyết áp cấp cứu ở Mỹ tử vong hoặc mắc phải các biến cố tim mạch nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ thuốc hạ áp hàng ngày và các biện pháp không dùng thuốc để ổn định huyết áp đạt mức mục tiêu.

Hi vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *