Việc đo và áp dụng công thức tính nhịp tim chính xác sẽ giúp bạn theo dõi sức khỏe tim mạch của chính mình và những người xung quanh. Từ đó, bạn sẽ biết được tim đang hoạt động như thế nào và bạn có đang tập luyện đúng mức để mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe hay không.
Bạn đang đọc: Công thức tính nhịp tim: Cách tính đơn giản và chính xác
Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu rõ hơn về các công thức tính nhịp tim trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Nhịp tim là gì?
Nhịp tim là số lần tim đập trong một phút. Chữ viết tắt của nhịp tim mỗi phút là bpm. Cơ thể bạn tự động điều chỉnh nhịp tim để phù hợp với bất cứ hoạt động nào bạn đang làm hoặc sự thay đổi tâm trạng với những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Đó là lý do tại sao nhịp tim đập nhanh hơn khi bạn hoạt động, căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi và giảm xuống khi bạn nghỉ ngơi, bình tĩnh hoặc thoải mái.
Nhịp tim trung bình là bao nhiêu? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm:
- Tuổi tác
- Mức độ tập thể dục và hoạt động
- Hút thuốc lá
- Mắc bệnh tim mạch, cholesterol cao hoặc tiểu đường
- Nhiệt độ môi trường
- Vị trí cơ thể (ví dụ như đứng lên hoặc nằm xuống)
- Trạng thái cảm xúc
- Cân nặng
- Các loại thuốc đang dùng
Nhịp tim nghỉ ngơi
Khi bạn nghỉ ngơi, tim vẫn đang bơm lượng máu với lượng thấp nhất, chỉ vừa đủ để cung cấp lượng oxy mà cơ thể cần. Đối với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp tim nghỉ ngơi dao động từ 60 đến 100 bpm. Bạn càng trẻ, nhịp tim nghỉ ngơi càng có xu hướng cao hơn. Nếu bạn hoạt động thể chất thường xuyên thì nhịp tim khi nghỉ ngơi có thể thấp dưới 60 bpm. Thậm chí ở các vận động viên, con số này chỉ là 40 bpm.
Bạn có thể quan tâm: Nhịp tim người bình thường bao nhiêu là an toàn?
Nhịp tim tối đa
Nhịp tim tối đa là nhịp đập khi tim làm việc hết sức để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể. Áp dụng công thức tính nhịp tim tối đa sẽ giúp bạn biết được phạm vi lý tưởng để giữ cho tim của bạn hoạt động tốt trong khi đang vận động thể chất cường độ cao.
Tập thể dục cường độ cao là cách tốt nhất để giảm nhịp tim nghỉ ngơi và tăng nhịp tim tối đa. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận để không khiến nhịp tim tối đa quá cao, sẽ gây căng thẳng cho cơ thể và có thể dẫn đến những rủi ro sức khỏe.
Các công thức tính nhịp tim đơn giản, dễ áp dụng
Công thức tính nhịp tim trong 1 phút
Thời điểm tốt nhất để đo nhịp tim nghỉ ngơi là vào buổi sáng, ngay trước khi bạn ra khỏi giường.
Bắt mạch là cách bạn có thể cảm nhận được nhịp tim của mình. Trước khi áp dụng công thức tính nhịp tim, bạn sẽ cần bắt mạch (kiểm tra mạch đập) bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt lên những điểm sau (lưu ý không nhấn quá mạnh):
- Cổ (động mạch cảnh) ở vùng ngay bên dưới xương hàm
- Cổ tay (động mạch quay), vị trí cơ ngón tay cái nối vào cổ tay
- Bên trong khuỷu tay (động mạch cánh tay), ở vùng hõm của khuỷu tay.
Khi đã tìm thấy mạch đập, bạn có thể đếm được nhịp tim trong 1 phút của mình bằng cách đếm số lần mạch đập trong 60 giây.
Công thức tính nhịp tim tối đa
Tìm hiểu thêm: 5 sai lầm khiến bạn tập gym mà vẫn gầy
Để đo nhịp tim tối đa, hãy thực hiện ngay sau khi tập thể dục cường độ cao.
Bạn có thể ước tính nhịp tim tối đa của mình dựa trên độ tuổi và áp dụng công thức tính nhịp tim tối đa như sau:
Nhịp tim tối đa = 220 – số tuổi
Công thức tính nhịp tim mục tiêu
Cơ thể không thể duy trì nhịp tim tối đa trong hơn vài phút. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên đặt ra nhịp tim mục tiêu là tỷ lệ phần trăm so với nhịp tim tối đa trong khi tập luyện. Nếu bạn mới bắt đầu một chương trình tập thể dục, bạn có thể muốn đạt tỷ lệ nhịp tim mục tiêu của mình ở mức là 50% so với nhịp tim tối đa và tăng dần cường độ tập luyện. Khi hoạt động thể chất vừa phải, nhịp tim mục tiêu nên là 64% đến 76%. Còn khi hoạt động ở cường độ cao, con số này nên là 77% đến 93%, thậm chí có thể lên đến 95% so với nhịp tim tối đa.
Công thức tính nhịp tim mục tiêu như sau:
Nhịp tim mục tiêu = Nhịp tim tối đa x phần trăm tỷ lệ mục tiêu muốn đạt
Ví dụ: đối với một người 50 tuổi, nhịp tim tối đa ước tính liên quan đến tuổi sẽ được tính theo công thức tính nhịp tim như sau: 220 – 50 tuổi = 170 nhịp mỗi phút (bpm). Vì vậy, nhịp tim mục tiêu ở các mức 64% và 76% sẽ là:
- Mức 64%: 170 x 0,64 = 109 bpm
- Mức 76%: 170 x 0,76 = 129 bpm
Điều này cho thấy tập thể dục cường độ vừa phải đối với một người 50 tuổi sẽ yêu cầu nhịp tim mục tiêu duy trì trong khoảng từ 109 đến 129 bpm là an toàn cho sức khỏe.
Một ví dụ khác, đối với một người 35 tuổi, nhịp tim tối đa ước tính liên quan đến tuổi sẽ được tính theo công thức tính nhịp tim là 220 – 35 tuổi = 185 (bpm). Nhịp tim mục tiêu ở các mức 77% và 93% sẽ là:
Điều này cho thấy tập thể dục cường độ cao đối với một người 35 tuổi sẽ yêu cầu nhịp tim duy trì trong khoảng từ 142 đến 172 bpm.
Nếu những công thức tính nhịp tim kể trên khiến bạn gặp khó khăn khi áp dụng, bạn cũng có thể dùng công cụ tính nhịp tim lý tưởng do đội ngũ Kenshin.vn phát triển. Công cụ này giúp tính ngay được nhịp tim nghỉ ngơi bình thường, nhịp tim tối đa trong độ tuổi của bạn cũng như cường độ tập thể dục và các yếu tố khác ảnh hưởng đến nhịp tim như thế nào. Mời bạn cùng điền thông tin và kiểm tra nhịp tim của mình ngay tại đây:
Bạn có thể quan tâm: Nhịp tim khi chạy bộ tăng bao nhiêu thì lý tưởng nhất?
Nhịp tim nói gì về sức khỏe?
>>>>>Xem thêm: Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hoá: Làm sao để có thể nhận biết nguy cơ và dự phòng hiệu quả?
Nhịp tim là chỉ số quan trọng trong các lần thăm khám sức khỏe định kỳ. Có rất nhiều yếu tố tác động đến nhịp tim, tuy nhiên, nếu nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Nhịp tim nghỉ ngơi cao bất thường hoặc nhịp tim tối đa thấp làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tử vong. Vì vậy, hãy thăm khám với bác sĩ nếu nhịp tim nghỉ ngơi luôn trên 100 bpm (nhịp tim nhanh) hoặc dưới 60 bpm (nhịp tim chậm), kèm theo các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác, chẳng hạn như ngất xỉu, chóng mặt hoặc khó thở.
Bạn có thể quan tâm: Bí quyết giúp bạn kiểm soát tim đập nhanh hồi hộp hiệu quả
Đo và áp dụng công thức tính nhịp tim là một trong những cách đơn giản và dễ dàng nhất để giúp bạn theo dõi sức khỏe trái tim, giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện sớm nhiều vấn đề tim mạch. Quan trọng hơn, khi biết được những chỉ số nhịp tim nên có, bạn sẽ xây dựng được chế độ tập luyện lý tưởng cho sức khỏe.