Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học: Trẻ đang lớn lên từng ngày!

Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học: Trẻ đang lớn lên từng ngày!

Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học: Trẻ đang lớn lên từng ngày!

Đến tuổi đi học, trẻ sẽ tiếp tục phát triển nhanh về mọi mặt. Tuy nhiên, mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt nên tốc độ đạt được các cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học cũng khác nhau.  

Bạn đang đọc: Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học: Trẻ đang lớn lên từng ngày!

Trẻ ở độ tuổi đi học (từ 6 đến 12 tuổi) cực kỳ tò mò và muốn khám phá tất cả mọi thứ xung quanh. Ở độ tuổi này, bé cũng đang phát triển với tốc độ rất nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ, do đó, bạn hãy dành thời gian để ở bên con nhiều hơn và cùng trẻ khám phá những điều thú vị trong cuộc sống.

Các cột mốc phát triển của bé về vận động

Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học: Trẻ đang lớn lên từng ngày!

Kỹ năng vận động thô

Kỹ năng vận động thô là khả năng vận động những nhóm cơ lớn ở tay, chân và thân mình. Các kỹ năng vận động thô sẽ bao gồm chạy, nhảy, leo núi, lăn, bò, trườn, xoay người, đá chân, vung tay, đi bộ và nhiều hoạt động đa dạng khác. Ở độ tuổi đi học, các cột mốc phát triển của bé dưới đây sẽ được thể hiện rất rõ:

  • Thích tham gia các trò chơi đồng đội
  • Phát triển kỹ năng chơi bóng với quả bóng nhỏ 
  • Phát triển các kỹ năng như nhảy lò cò và nhảy dây
  • Đi xe đạp hai bánh
  • Chạy lên  xuống cầu thang
  • Hiếu động, nghịch ngợm, luôn thích chạy nhảy, vận động và ít khi ngồi yên  

Trẻ từ 8 – 12 tuổi có thể tham gia các bộ môn thể thao như bơi, trượt patin, trượt băng, nhảy dây, vượt rào, đá bóng…. Không những vậy, trẻ cũng có thể sử dụng cưa, búa và các dụng cụ làm vườn.

Dấu hiệu cảnh báo: 

  • Trẻ có những hành động không phù hợp với độ tuổi 
  • Trẻ đi kiễng chân
  • Chân và bàn chân có triệu chứng bất thường
  • Trẻ hay bị đau nhức, mệt mỏi
  • Trẻ quá vụng về: Bước đi không vững, hay va phải các bé khác, cử động cơ thể chậm, khó khăn khi cầm nắm đồ vật, khả năng phối hợp giữa tay và chân không nhuần nhuyễn…

Kỹ năng vận động tinh

Kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay. Các kỹ năng đã bắt đầu phát triển ngay từ khi mới sinh khi trẻ dùng tay để khám phá cơ thể và thế giới xung quanh. Theo sự phát triển của trẻ, trẻ càng lớn, các kỹ năng nhận thức, xã hội được cải thiện thì kỹ năng vận động tinh cũng ngày một phát triển. Trẻ 5 – 7 tuổi có thể:

  • Dùng 1 tay nhất định khi thực hiện các kỹ năng vận động tinh như viết, vẽ… 
  • Học cách viết các chữ cái và số, sau đó là các từ

Cột mốc phát triển của bé 7 tuổi: 

  • Viết gọn gàng theo từng dòng
  • Vẽ các hình ảnh dễ nhận biết
  • Tự mở bao bì, gói quà…
  • Tự mặc quần áo, buộc dây giày
  • Sử dụng phối hợp dao và nĩa để cắt thức ăn mềm

Dấu hiệu cảnh báo: 

  • Trẻ không biết nên dùng tay nào để thực hiện các kỹ năng vận động tinh
  • Cánh tay và bàn tay yếu, run rẩy
  • Không thể vẽ các hình cơ bản như hình tròn, hình chữ thập, hình vuông, hình tam giác
  • Không thể cắt theo đường thẳng và đường cong bằng kéo
  • Gặp khó khăn trong việc viết chữ, số.

Các cột mốc phát triển của bé về nhận thức

Tìm hiểu thêm: Suy thận uống thuốc gì? Những điều bệnh nhân cần biết

Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học: Trẻ đang lớn lên từng ngày!

Ngay từ lúc mới sinh, trẻ đã nhận thức và khám phá môi trường xung quanh. Việc chơi và tương tác với người và đồ vật xung quanh là cơ hội để bé tìm hiểu về cơ thể, ngôi nhà và thế giới. Dưới đây là các cột mốc phát triển quan trọng của bé về nhận thức, tư duy:

♦ Từ 5 – 7 tuổi:

  • Tìm hiểu các kiến thức cơ bản về đọc, viết và toán 
  • Chỉ tập trung vào một khía cạnh, chẳng hạn trẻ chỉ tin chai nước ngọt cao, có bề ngang nhỏ chứa nhiều nước hơn chai thấp, rộng vì chai này cao hơn chai kia.
  • Có thể làm theo hướng dẫn 2-3 bước (ví dụ đi vào bếp, nhìn vào tủ cạnh bếp và lấy một túi đựng rác)
  • Biết tên, tuổi và địa chỉ của mình
  • Có thể trả lời các câu hỏi: Ai, cái gì, khi nào, ở đâu và tại sao
  • Biết phân biệt ngày đêm, tay phải, tay trái
  • Có thể sao chép các hình dạng phức tạp như 1 viên kim cương

♦ Từ 8 đến 9 tuổi:

  • Có thể đếm ngược
  • Biết ngày tháng, xem giờ
  • Đọc nhiều và thích đọc hơn
  • Hiểu phân số, khái niệm không gian 

♦ Từ 10 đến 12 tuổi:

  • Có thể viết truyện, viết thư
  • Đọc trôi chảy  

Dấu hiệu cảnh báo:

  • Trẻ không biết các khái niệm cơ bản, chẳng hạn như màu sắc, hình dạng, chữ cái, số
  • Khó chịu, cáu gắt khi đi học hoặc làm bài tập
  • Không thể tuân theo các quy tắc trò chơi hoặc bài tập đơn giản
  • Khó tập trung vào vào một việc cụ thể

Cảm xúc và tương tác xã hội

Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học: Trẻ đang lớn lên từng ngày!

>>>>>Xem thêm: Quế – Vị thuốc quen thuộc với nhiều lợi ích sức khỏe

Một phần quan trọng của quá trình phát triển là việc học cách tương tác với người khác, đồng thời biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. Dưới đây là các cột mốc phát triển của bé về cảm xúc và tương tác xã hội:

Từ 5 – 7 tuổi:

  • Cảm thấy thoải mái khi dành thời gian ở những nơi khác mà không có bạn, chẳng hạn như nhà của người thân, bạn bè
  • Thích chơi với bạn bè
  • Có thể giao tiếp với người khác mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ
  • Biết hợp tác và chia sẻ

Từ 8 – 10 tuổi:

  • Trẻ thích ở cạnh bạn bè hơn là cha mẹ
  • Bắt đầu kết bạn và chơi với các bạn khác giới
  • Tham gia các câu lạc bộ, hoạt động thể thao

Từ 10 – 12 tuổi: 

  • Mở rộng mối quan hệ bạn bè 
  • Quan tâm nhiều hơn đến bạn khác giới 
  • Thích nói chuyện với người khác

Dấu hiệu cảnh báo: 

  • Không chơi với những đứa trẻ cùng tuổi
  • Cực kỳ “cứng nhắc’ về các thói quen và trở nên cực kỳ khó chịu khi mọi thứ bị thay đổi
  • Phụ thuộc quá mức vào bố mẹ
  • Quá nhút nhát, sợ hãi và không dám thử những điều mới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *