Không chỉ là một đặc sản ngon miệng bổ dưỡng, củ niễng còn sở hữu nhiều tác dụng, lợi ích cho sức khỏe được ghi nhận trong y học.
Bạn đang đọc: Củ niễng: một vị thuốc tốt mà ít ai ngờ tới
Củ niễng hay có tên gọi khác là cây lúa miêu là một đặc sản ở Nam Định được dùng để chế biến thành nhiều món ngon như niễng xào thịt bò, xào rươi, canh niễng… Thế nhưng, không chỉ là một thức ăn ngon miệng, mỗi năm chỉ có một mùa mà củ niễng còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, được sử dụng trong y học để làm thuốc.
Nội Dung
Củ niễng là cây gì?
Tên khoa học của cây niễng là Zizania latifolia (Griseb.) Turcz. ex Stapf, họ Lúa (Poaceae). Đây là một loài cây thân thảo, sống lâu năm, thường mọc ở nơi nhiều bùn, chìm dưới nước. Thân thẳng, có thể cao 1-2m, phần thân dưới xốp, thân rễ phát triển mạnh. Lá hình dải, thuôn dài, cả hai mặt đều nhám, có nhiều khía rãnh. Hoa hình chùy, hẹp, hoa đực thường phát triển ở trên, hoa cái nhỏ hơn nằm ở dưới.
Trên thân niễng có một loại nấm ăn được sống ký sinh tên là Ustilago esculentum Hennings khiến cho thân phồng lên, có nhiều đốm đen. Phần thân rễ có nấm ký sinh này được lấy làm thức ăn và thuốc với tên gọi là Giao cô hoặc Giao bạch.
Ở Việt Nam, củ niễng được trồng nhiều ở ven các bờ ao, ven hồ hoặc vùng nước có bùn lầy, ruộng nước. Cây thường thấy ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt nổi tiếng ở Nam Định nên củ niễng còn được xem là đặc sản ở vùng đất này. Thời điểm thuận lợi để trồng niễng là vào tháng 9-10, một số nơi có thể trồng vào tháng 11-12 sau khi đã phơi nắng cây một thời gian.
Cách thu hái, sử dụng củ niễng
Bộ phận dùng làm thuốc của cây niễng gồm phần thân củ có nấm ký sinh (giao cô, giao bạch) và hạt niễng phơi hay sấy khô (giao bạch tử). Cây niễng sau một năm trồng thì có thể thu hái được.
Củ niễng thường được dùng tươi, không cần sơ chế. Nếu sử dụng không hết có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Thành phần hóa học trong củ niễng
Củ niễng chứa rất nhiều dưỡng chất như protein, lipid, carbohydrate, xơ thực phẩm và các khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, phospho, kali, natri, đồng, kẽm, magne… Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, K và các hợp chất phenolics, flavonoid cùng với các chất khác như caroten, folacin, niacin, lignin, pantothenic acid…
Củ niễng có tác dụng gì?
Về tính vị, củ niễng tính lạnh, vị béo, ngọt, có mùi thơm, không độc. Hạt niễng (giao bạch tử) thì có tính hàn, vị ngọt. Trong y học cổ truyền, củ niễng có tác dụng giải phiền khát, giải rượu, lợi tiểu còn hạt niễng thì được dùng chữa các bệnh dạ dày, chữa khát, tiêu phiền, kiết lỵ ở trẻ em. Theo các nghiên cứu trong y học hiện đại thì củ niễng có khả năng cải thiện các rối loạn về thận và tim. Chúng còn được dùng để phòng bệnh tăng huyết áp, ngăn chặn xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, hỗ trợ điều trị đái tháo đường thông qua các hoạt động chống oxy hóa và kháng viêm.
Khi dùng, củ niễng thường được thái nhỏ ăn sống, xào với thịt, luộc ăn hoặc sắc thành thuốc uống với liều dùng không cố định, tùy từng trường hợp.
Các bài thuốc sử dụng củ niễng
Tìm hiểu thêm: Bật mí bí quyết sinh đôi 1 trai 1 gái dành cho các cặp vợ chồng
>>>>>Xem thêm: 1 tháng uống 2, 3 viên thuốc tránh thai khẩn cấp có sao không?
- Chữa sốt, kiết lỵ
Dùng 4-6g củ niễng tươi đem sắc thành thuốc uống mỗi ngày 1 lần khi còn ấm.
- Chữa đau dạ dày, bị nhiệt, nóng ruột
Xay nhuyễn củ niễng, lọc lấy nước để uống liên tục trong khoảng 4-5 ngày.
- Chữa táo bón
Củ niễng 150g rửa sạch, bóc vỏ, thái vừa ăn; khoai lang hoặc khoai tây 100g, thịt nạc 100g. Đem các nguyên liệu xào chín, nêm gia vị vừa ăn và ăn khi còn nóng. Ăn liên tục 3-5 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón.
- Thanh nhiệt, giải độc
Củ niễng 200g, cà rốt 50g, thịt nạc 100g, gừng tươi 3 lát. Đem các nguyên liệu xào chín, thêm gia vị và làm ăn hàng ngày.
Những lưu ý khi sử dụng củ niễng chữa bệnh
Một số đối tượng không nên dùng củ niễng vì có thể gây ra thêm nhiều vấn đề sức khỏe gồm:
- Người bị sỏi đường tiết niệu
- Người tỳ vị hư hàn, dương suy hoạt tinh, đau bụng tiêu chảy thường xuyên
Ngoài ra, không dùng củ niễng chung với mật ong.
Dù được dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon trong cuộc sống nhưng khi bạn muốn sử dụng củ niễng như một vị thuốc để cải thiện vấn đề sức khỏe đang gặp phải thì cần phải trao đổi với bác sĩ để được tư vấn rõ ràng.