Mang thai là giai đoạn mà bạn cần phải hết sức thận trọng để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé. Những lời khuyên về việc cúi người khi mang thai sau sẽ giúp bạn cẩn trọng hơn về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Cúi người khi mang thai: Lưu ý gì để đảm bảo an toàn cho mẹ lẫn thai nhi?
Không ít mẹ bầu thắc mắc với Kenshin.vn rằng liệu việc cúi người khi mang thai có gây nguy hiểm gì không. Thực tế, nhiều người đã cảm thấy hối hận vì cúi người sai cách và dẫn đến nhiều hậu quả cho cả mẹ lẫn con. Vậy đâu mới là cách cúi người an toàn và tư thế nào tốt cho thai phụ? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết ngay sau đây.
Nội Dung
Cúi người khi mang thai có an toàn không?
Khi thai nhi phát triển, việc cúi người sẽ trở nên khó khăn hơn với bạn. Thậm chí, tư thế này còn làm tăng nguy cơ vấp ngã và khiến cơ thể bạn cảm thấy khó chịu. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn có thể gặp phải:
1. Bà bầu cúi gập người có sao không? Cần chú ý nguy cơ té ngã
Nguy hiểm lớn nhất khi cúi người xuống là bạn rất dễ bị té ngã và va đập. Té ngã có thể gây nguy hiểm trong thời gian mang thai vì nó làm kéo giãn nhau thai hoặc làm nhau thai tách ra khỏi thành tử cung dẫn đến xuất huyết âm đạo hoặc thậm chí sẩy thai.
Nguy cơ này sẽ tăng cao gấp 10 lần nếu bạn đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ, thời điểm mà thành tử cung mỏng và bé đã trở đầu theo ngôi thai thuận (quay đầu xuống dưới khung xương chậu). Vì thế, bạn đừng vội cúi người ở những tư thế sai lệch nhé.
2. Chóng mặt
Cúi người sẽ khiến máu dồn lên đầu một cách đột ngột, gây chóng mặt. Tình trạng này sẽ khiến bạn cảm thấy choáng váng, mất cân bằng, hôn mê và bị thương. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến em bé trong bụng. Do đó, bạn cần hết sức thận trọng vấn đề này.
3. Chứng ợ nóng
Trong suốt thai kỳ, những thay đổi về hormone trong cơ thể gây ra rất nhiều thay đổi cho sức khỏe mẹ bầu. Chứng ợ nóng là một trong số đó. Sự gia tăng nồng độ hormone progesterone khi mang thai làm sẽ làm giảm nhu động dạ dày khiến cho sự tiêu hóa bị chậm lại.
Khi đó, việc cúi người xuống sẽ tạo thêm một áp lực lớn lên dạ dày. Điều này góp phần làm cho chứng ợ nóng trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, nó còn gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản, dẫn đến ợ hơi và có vị khó chịu trong miệng.
4. Gây căng cơ
Bụng của bạn ngày càng to khiến trọng tâm của cơ thể cũng thay đổi trong suốt thai kỳ. Do đó, nếu bạn cúi người về phía trước hoặc ngã người về phía sau sẽ tạo áp lực lên cột sống và làm cho dây chằng trở nên yếu đi. Các cơ ở chân cũng có thể bị căng cứng và đau hơn.
Làm thế nào để cúi người khi mang thai an toàn?
Cúi người một cách hợp lý trong thời gian mang thai không ảnh hưởng đến bé bởi cơ thể bạn đã cung cấp cho bé một lớp đệm rất tốt để phát triển. Nước ối giúp bé di chuyển tay, chân, hô hấp và lật người trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, nước ối còn giúp bảo vệ bé khi bạn thay đổi tư thế. Do đó, việc cúi người hợp lý sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu trong bụng. Nếu bắt buộc phải cúi người xuống, bạn cần ghi nhớ một số điều sau:
- Hạ thấp đầu gối thay vì khom lưng
- Đứng dậy chậm rãi bằng tay, bắp đùi và đầu gối thay vì dùng cơ bụng. Điều này giúp bảo vệ lưng và làm cho đôi chân của bạn cứng cáp hơn để thực hiện các hoạt động hàng ngày
- Khi xách đồ, bạn để chúng phía dưới bụng.
Tư thế tốt cho bà bầu
Ngoài vấn đề có bầu cúi nhiều có sao không? bạn cũng nên quan tâm đến các tư thế tốt nhất cho mẹ bầu. Khi mang thai, nếu ngồi, đứng hoặc nằm đúng tư thế, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Bụng to khiến bạn cảm thấy mất trọng tâm. Đừng lo lắng, hãy xem qua một vài bí quyết dưới đây, biết đâu chúng sẽ giúp ích cho bạn đấy:
Tìm hiểu thêm: “Ăn gian” tuổi với những loại tinh dầu chống lão hóa da
>>>>>Xem thêm: Top 7 bài tập giảm mỡ bụng hiệu quả cho người lười ngay tại nhà
1/ Đứng
Khi đứng, cổ, đầu và lưng của bạn nên nằm trên một đường thẳng. Bạn có thể đứng tựa lưng vào tường khoảng vài phút mỗi ngày để cột sống thẳng. Quan trọng hơn, bạn đừng nên đứng ở một tư thế quá lâu nhé. Điều này có thể khiến chân bạn trở nên tê bì vì lưu thông máu chậm đấy.
2/ Ngồi
Hãy ngồi thẳng vai và lưng. Mông của bạn nên chạm vào thành ghế. Bạn cũng có thể sử dụng gối, khăn hoặc những vật khác để hỗ trợ phần lưng khi ngồi.
3/ Lái xe
Khi lái xe, bạn nên dùng một vật gì đó để hỗ trợ phần lưng. Đầu gối đặt bằng hoặc thấp hơn vùng hông. Giữ tay lái cách xa vùng bụng khoảng 25cm. Luôn cài dây an toàn khi lái xe và nên để dây an toàn ở phần hông hoặc thấp hơn. Điều quan trọng nữa là mẹ bầu nên lái xe với tốc độ chậm để tránh tình trạng thắng gấp gây tác động đến thai nhi trong bụng.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ bị va chạm vào bụng bầu có sao không, có sảy thai không?
4/ Nhấc đồ vật
Nếu đó là một món đồ nặng, bạn nên nhờ người thân nhấc lên giúp thay vì gồng người để làm. Còn nếu tự làm, bạn hãy lưu ý đến tư thế của mình. Nếu món đồ ấy nằm dưới thắt lưng của bạn, hãy giữ lưng thẳng, sau đó hạ thấp trọng tâm, chùn đầu gối rồi nâng lên. Đừng bao giờ cúi người về phía trước khi đầu gối của bạn vẫn đứng thẳng nhé. Nếu vật đó nằm trên bàn, hãy kéo vật đó đến cạnh bàn và đặt nó gần cơ thể rồi mới nhấc lên.
5/ Nằm
Khi mang thai, tư thế ngủ là điều rất quan trọng mà bạn cần phải lưu ý. Bạn không nên nằm ngửa và nằm sấp trong thai kỳ. Việc nằm ngửa trong những tháng cuối sẽ tạo áp lực lên tim và sẽ khiến bạn dễ bị đau lưng. Còn nằm sấp, tư thế này sẽ khiến bạn không thoải mái và giảm lượng máu lưu thông đến thai nhi.
Vì vậy, đa số bác sĩ đều khuyên bà bầu nên nằm nghiêng bên trái trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Tư thế này làm tăng lưu lượng máu chảy vào thận, tử cung và thai nhi. Một điều nữa mà bạn cũng cần lưu ý là nên nằm xuống từ từ, không nên nằm xuống quá đột ngột sẽ ảnh hưởng đến bé đấy.
Cúi người khi mang thai không an toàn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai phụ lẫn bé. Do đó, bạn đừng chủ quan khi mang vác đồ vật để đảm bảo bé yêu sinh ra được “mẹ còn tròn vuông” nhé.