Có 4 loại virus cúm: A, B, C và D. Trong đó, virus cúm A là loại virus cúm duy nhất được biết là gây ra đại dịch cúm trên toàn cầu. Vậy, cúm A có nguy hiểm không mà được coi là đại dịch và làm cách nào để tránh các hậu quả nghiêm trọng? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Bạn đang đọc: Cúm A có nguy hiểm không? Làm gì để phòng tránh biến chứng cúm A?
Cúm A là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Người bệnh thường có các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, mệt mỏi, sổ mũi, nghẹt mũi. Các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường như cảm lạnh. Ở một số trường hợp nhẹ, bệnh cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng nghiêm trọng nào, tuy nhiên, có những trường hợp cúm A nặng có thể đe dọa tính mạng.
Nội Dung
Cúm A có nguy hiểm không?
Để trả lời cho câu hỏi này, có 4 yếu tố cần phải nói đến. Đó là: khả năng lây lan, khả năng biến đổi, các biến chứng nghiêm trọng của cúm A và những đối tượng dễ mắc biến chứng cúm.
Khả năng lây lan của virus cúm A
Cúm A có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ vì virus cúm A rất dễ lây lan. Nhìn chung, bệnh cúm có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh có thể lây truyền dễ dàng, nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt ở các khu vực đông người như trường học, bệnh viện, viện dưỡng lão, ký túc xá, quân đội,…
Vậy, cúm A lây qua đường nào? Khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn chứa virus sẽ phát tán vào không khí và có thể lây nhiễm cho những người xung quanh. Virus cũng có thể lây lan khi chạm vào các bề mặt nhiễm virus sau đó chạm tay lên mũi, miệng.
Cúm có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng. Nó đồng nghĩa với việc bạn có thể nhiễm virus và lây cho người khác trước khi biết mình mắc bệnh.
Trong 4 loại virus cúm, loại A là thường gặp nhất, ngay sau đó là loại B. Theo thống kê, virus cúm A chiếm khoảng 75% số ca cúm được xác nhận, trong khi, virus cúm B đứng sau và chiếm khoảng 25% số trường hợp. Tuy nhiên, chỉ có loại A là gây ra đại dịch cúm toàn cầu. Cả hai đại dịch cúm gia cầm và cúm lợn đều do virus cúm A gây ra.
Khả năng biến đổi của virus cúm A
Tại sao cúm A lại nguy hiểm như vậy? Thông thường, cơ thể bạn sẽ nhận biết được điều gì đang xảy ra. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động để chống lại virus khi bị nhiễm trùng và theo thời gian, bạn sẽ dần hồi phục.
Tuy nhiên, virus cúm nguy hiểm hơn nhiều bởi chúng có khả năng biến đổi nhanh chóng, đồng thời các chủng cúm A có thể tiến hóa hoàn toàn đến mức cơ thể con người không còn khả năng nhận ra chúng nữa. Điều đó dẫn đến hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ không chống lại virus một cách hiệu quả.
Có nhiều loại cúm, nhưng loại nguy hiểm nhất đối với con người chính là cúm A. Đây là những loại virus gây ra đại dịch, trong đó có đại dịch năm 1918 khiến hàng triệu người trên thế giới thiệt mạng.
Cúm A có nguy hiểm không? Các biến chứng của bệnh cúm A
Triệu chứng cúm A rất đa dạng, có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng tùy đối tượng. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tiến triển nặng với các biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao. Hầu hết những người bị cúm sẽ hồi phục sau vài ngày đến 2 tuần, nhưng một số trường hợp có thể tiến triển thành các biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng và dẫn đến tử vong.
Nếu thắc mắc cúm A có nguy hiểm không thì câu trả lời là CÓ bởi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến thường gặp của bệnh cúm A bao gồm:
Một số người bệnh sau khi hồi phục có thể gặp hội chứng hậu cúm A. Hội chứng này biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ho kéo dài nhiều tháng sau nhiễm virus. Một số trường hợp ghi nhận tình trạng lú lẫn, khó tập trung, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Tiểu trong khi quan hệ và những nguyên nhân thường gặp
Đối tượng nguy cơ
Ai cũng có thể mắc cúm A nhưng một số đối tượng có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm hơn. Các đối tượng này bao gồm:
- Những người từ 65 tuổi trở lên
- Những người mắc một số bệnh mạn tính (như hen suyễn, tiểu đường, tăng huyết áp hoặc bệnh tim)
- Phụ nữ mang thai
- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do mắc bệnh/điều trị ức chế miễn dịch (chẳng hạn như HIV, đang điều trị bằng hóa trị hoặc steroid hoặc bệnh ác tính).
Hiểu cúm A có nguy hiểm không để biết nên làm gì để phòng tránh biến chứng cúm A
Vậy, chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi “Cúm A có nguy hiểm không?”. Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, bạn cần biết các biện pháp phòng tránh lây nhiễm và cách phân biệt cúm A với các bệnh thông thường, đồng thời nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm cần điều trị y tế.
Phòng tránh lây nhiễm cúm A
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm chủng hàng năm. Mỗi mũi vaccin phòng cúm sẽ bảo vệ chống lại 3 đến 4 loại virus cúm khác nhau. Mặc dù vaccin không cung cấp khả năng miễn dịch hoàn toàn đối với mọi chủng virus cúm nhưng nó làm giảm đáng kể nguy cơ bạn gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Các cách khác để ngăn ngừa lây lan virus cúm bao gồm:
- Rửa tay thường xuyên
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng
- Tránh xa đám đông, đặc biệt là trong thời gian dịch cúm bùng phát
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
- Ở nhà nếu bạn bị sốt và trong ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt.
Phân biệt triệu chứng cúm và cảm lạnh
Cúm và cảm lạnh có các triệu chứng tương đối giống nhau. Bảng dưới đây cung cấp một số điểm khác biệt giữa 2 tình trạng này.
Cúm | Cảm lạnh | |
Thời gian khởi phát | Đột ngột | Từ từ |
Sốt | Gặp ở đa số người bệnh, thường kéo dài 3-4 ngày | Ít gặp |
Đau nhức cơ thể | Gặp ở đa số người bệnh, thường nặng | Thường nhẹ |
Ớn lạnh | Thường gặp | Ít gặp |
Mệt mỏi, suy nhược | Thường gặp | Đôi khi |
Sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng | Đôi khi | Thường gặp |
Khó chịu ở ngực, ho | Thường gặp; có thể nghiêm trọng | Nhẹ đến trung bình; ho khan |
Đau đầu | Thường gặp | Ít gặp |
Dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp về biến chứng cúm
Khi gặp phải các dấu hiệu cảnh báo sau đây, hãy đưa bệnh nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt:
Đối với trẻ em:
- Thở nhanh hoặc khó thở
- Môi xanh, tím tái
- Rút lõm ngực khi hô hấp
- Đau ngực
- Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu vận động)
- Mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng, dấu véo da)
- Lừ đừ
- Co giật
- Sốt trên 40 độ C mà thuốc hạ sốt không kiểm soát được
- Sốt bất kỳ nhiệt độ nào ở trẻ dưới 12 tuần
- Sốt hoặc ho thuyên giảm nhưng sau đó tái diễn hoặc nặng hơn
- Tình trạng bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn.
>>>>>Xem thêm: Tổng quát về u tuyến giáp ác tính ở nữ giới: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Đối với người lớn:
- Khó thở hoặc hụt hơi
- Đau dai dẳng, tức ngực đau ngực, tăng khi hít thở
- Chóng mặt dai dẳng, lú lẫn, không thể tỉnh táo
- Ho ra máu
- Co giật
- Đau cơ nghiêm trọng
- Ốm nặng
- Sốt hoặc ho thuyên giảm nhưng sau đó tái diễn hoặc nặng hơn
- Bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn.
Danh sách trên không bao gồm tất cả triệu chứng nguy hiểm. Vui lòng tham khảo ý kiến nhân viên y tế nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng hoặc đáng lo ngại nào khác.
Bạn có thể quan tâm:
Câu trả lời cho câu hỏi “Cúm A có nguy hiểm không?” là CÓ. Đây là bệnh rất thường gặp, tuy nhiên, chúng ta không nên xem nhẹ vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở những người có sức đề kháng kém. Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm và nhận biết sớm các dấu hiệu nghiêm trọng có thể giúp giảm nguy cơ bệnh đe dọa tính mạng.