Cúm B là gì? Có gì khác với cúm A và C?

Cúm B là gì? Có gì khác với cúm A và C?

Cúm B là gì? Có gì khác với cúm A và C?

Cúm B là một trong ba loại cúm thường hay gặp ở Việt Nam, hai loại cúm còn lại là cúm A và cúm C. Các triệu chứng của bệnh lý này thông thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên ở một số đối tượng, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì bệnh sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy thực chất cúm B là gì? Biểu hiện như thế nào và có gì khác so với cúm A và C? 

Bạn đang đọc: Cúm B là gì? Có gì khác với cúm A và C?

Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn tham khảo những thông tin mà Kenshin tổng hợp được trong bài viết sau đây nhé.

Bệnh cúm B là gì?

Đây là một bệnh lý phổ biến do virus lành tính gây ra. Virus nhóm B chỉ có thể gây nên bệnh cúm thông thường, không gây ra đại dịch. Bệnh có thể lây truyền thông qua đường hô hấp và có thời gian ủ bệnh là từ 1 – 3 ngày. Sau đó diễn biến bệnh sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày.

Giai đoạn chuyển giao giữa các mùa là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh phát triển, do đó cúm B còn được xem là loại bệnh thời khí, hoạt động theo mùa. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và những người mắc bệnh mạn tính khác.

Biểu hiện của cúm B

Cúm B là gì? Có gì khác với cúm A và C?

Đến đây hawnhr bạn đã biết cúm b là gì, vậy khi nhiễm cúm B sẽ có những triệu chứng gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, khi nhiễm bệnh, triệu chứng cúm B sẽ xuất hiện trên cả đường hô hấp và toàn thân tương tự như bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng cúm B sẽ đến nhanh, đột ngột và nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng thường bao gồm:

  • Sốt từ vừa đến cao, có khi lên đến 41ºC
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Viêm họng
  • Ho, thường là ho khan
  • Chảy nước mũi và hắt hơi
  • Cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, bủn rủn tay chân
  • Đau nhức cơ, đau khi vận động
  • Người bệnh cần lưu ý rằng các biểu hiện trên đường hô hấp do cúm có thể tiến triển nặng hơn và dẫn đến các biến chứng khác về sức khỏe. Điển hình là nếu bệnh nhân bị hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp có nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng bệnh và thậm chí có thể gây ra một đợt hen nghiêm trọng.

    Ngoài các dấu hiện trên, một số ít trường hợp bệnh cũng có thể xuất hiện các vấn đề trên đường tiêu hóa, có thể là buồn nôn, ói mửa, đau bụng, ăn mất ngon, tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Các dấu hiệu này thường phổ biến ở trẻ em và đôi khi khó phân biệt được với các bệnh lý đường tiêu hóa. 

    Có thể thấy các triệu chứng bệnh cúm B thường không quá nặng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn và không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, suy thận, viêm cơ tim hoặc viêm tim, nguy hiểm hơn nữa là nhiễm trùng huyết. 

    Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh có thể giúp ngăn chặn được sự phát triển của virus và hạn chế các biến chứng. Chính vì thế, người bệnh khi cảm thấy có các triệu chứng nêu trên thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài.

    Cúm B khác gì so với cúm A và C?

    Mặc dù triệu chứng bệnh có thể tương đồng, nhưng cả ba bệnh cúm A, B, C đều có những đặc điểm riêng và không giống nhau. Cụ thể là:

    Cúm A

    • Đây là dạng cúm phổ biến nhất, có thể lây từ động vật sang người. 
    • Virus cúm A có nhiều chủng loại (H1N1, H5N1, H7N9,…) và có khả năng tái tổ hợp gene cao nên dễ hình thành thêm nhiều chủng mới.
    • Khả năng lây lan trong không khí cao kết hợp với tính chất đa dạng mầm bệnh nên cúm A dễ gây ra đại dịch. 
    • Người mắc cúm A thường có triệu chứng nặng hơn so với cúm B và cúm C và dễ xảy ra biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

    Cúm B

    • Chỉ có khả năng lây truyền từ người sang người mà không lây truyền qua động vật như cúm A
    • Virus cúm B không được phân thành nhiều loại mà chỉ có một chủng virus gây bệnh duy nhất
    • Ít có khả năng phát triển thành đại dịch
    • Triệu chứng cúm B thường nhẹ và ít nguy hiểm hơn, mặc dù trong một số trường hợp nặng, bệnh cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

    Cúm C 

    • Là dạng cúm có mức độ nhẹ nhất
    • Các triệu chứng của cúm C thường sẽ không gây hại.

    Điều trị bệnh cúm B

    Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị vô sinh ở nam giới

    Cúm B là gì? Có gì khác với cúm A và C?

    >>>>>Xem thêm: Thoái hóa võng mạc có chữa được không và toàn bộ thông tin về bệnh

    Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ nhiễm cúm, bệnh nhân cần bổ sung thêm nhiều nước vào cơ thể để tránh bị mất nước. Đồng thời dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tại nhà để cơ thể có thể phục hồi. 

    Nhìn chung, các biểu hiện cúm B thường sẽ tự động thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với những người có nguy cơ cao gặp biến chứng, khi nhận thấy bệnh cúm thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có hướng xử lý kịp thời. Một số đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng bao gồm:

    • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhỏ hơn 2 tuổi
    • Người già từ 65 tuổi trở lên
    • Phụ nữ có thai hoặc sau sinh chưa đến 2 tuần
    • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số bệnh mạn tính

    Đối với trường hợp người mắc cúm là trẻ em, nên ưu tiên đưa trẻ đến cơ sở y tế trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Không nên sử dụng thuốc tùy tiện vì có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Trẻ bị sốt do cúm nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi sử dụng các biện pháp hạ sốt tự nhiên (không cần dùng thuốc).

    Phương pháp điều trị cúm B thông thường là giải quyết các triệu chứng. Chẳng hạn như khi cúm gây sốt cao (trên 38ºC), bệnh nhân có thể dùng thuốc paracetamol để hạ sốt. Trong một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định một vài thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian diễn tiến bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Hai loại thuốc đang được sử dụng là oseltamivir và zanamivir có tác dụng tốt nhất khi được dùng trong vòng 1-2 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng. 

    Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc thì người bệnh cũng cần lưu ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, uống nhiều nước và bổ sung vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng để rút ngắn thời gian bệnh. Một điều quan trọng nữa là bệnh nhân nên chủ động cách ly và hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan virus cúm trong cộng đồng. 

    Bệnh cúm B có nguy hiểm không?

    Đây là bệnh lý không nguy hiểm, đa phần bệnh nhân sẽ tự khỏi sau một thời gian được nghỉ ngơi, ăn uống một cách khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Dù vậy bạn không được chủ quan vì bệnh vẫn có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được phát hiện kịp thời. Đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, khi nhiễm cúm người bệnh sẽ có nguy cơ dễ mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp biến chứng bệnh ở thể nặng, gây nguy hiểm.

    Biến chứng nặng nhất của bệnh cúm B chính là suy hô hấp. Tình trạng này được thể hiện rõ nhất khi người bệnh đã nhiễm cúm từ 3 đến 5 ngày mà vẫn còn tiếp diễn, kèm theo đó là các biểu hiện khó thở, thở gấp, khạc ra đàm đặc có lẫn máu. Lúc này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể tử vong.

    Bên cạnh biến chứng suy hô hấp, bệnh nhân mắc cúm B sẽ phải đối mặt với cúm ác tính nếu để bệnh kéo dài. Ban đầu các triệu chứng giống như bệnh cúm thông thường, dần dần sau đó sẽ xuất hiện những biểu hiện của viêm phổi cấp tính dẫn tới thiếu oxy máu và tử vong.

    Một biến chứng khác nữa là ở phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, nếu nhiễm cúm B thì người mẹ có khả năng sinh non hoặc sẩy thai vì lúc đó cơ thể đang có nhiều biến đổi và hệ miễn dịch cũng suy yếu đi phần nào. 

    Bệnh cúm B thông thường sẽ giảm nhẹ hoặc khỏi hẳn trong vòng vài ngày. Sau thời gian đó nếu người bệnh nhận thấy tình trạng sức khỏe không được cải thiện thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để tham khảo ý kiến và có hướng điều trị phù hợp tránh xảy ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *