Từ lâu, sinh tố rau và trái cây đã được biết đến với vô vàn lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thức uống “xanh” này vẫn có nguy cơ gây tổn hại đến cơ thể người dùng.
Bạn đang đọc: Cùng khám phá “mặt tối” của món sinh tố rau và trái cây
Trong những năm qua, sinh tố rau và trái cây đã và đang “gây bão” hơn bao giờ hết ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Thức uống “xanh” này không chỉ được những người đang giảm cân ưa chuộng mà còn thường xuyên góp mặt trong thực đơn dinh dưỡng lành mạnh.
Với mức độ phổ biến như trên, hầu hết mọi người đều biết đến những lợi ích sức khỏe do sinh tố rau và trái cây mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết loại thức uống này ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào nếu vô tình uống quá nhiều.
Vậy, bạn đã biết gì về “mặt tối’ của sinh tố rau và trái cây? Vì sao thường xuyên dùng thức uống này lại gây bất lợi cho sức khỏe tổng thể? Hãy cùng khám phá điều này qua bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung
- 1 Sinh tố rau và trái cây: không phải lúc nào cũng có lợi cho sức khỏe!
- 2 Kim loại nặng xuất hiện trong sinh tố rau và trái cây: thực hư ra sao?
- 3 Sinh tố “xanh” ảnh hưởng gì đến tuyến giáp?
- 4 Viêm thận do uống nhiều sinh tố rau và trái cây: có hay không?
- 5 Uống sinh tố “xanh”: làm thế nào để đạt hiệu quả tối đa?
Sinh tố rau và trái cây: không phải lúc nào cũng có lợi cho sức khỏe!
Đối với những người áp dụng chế độ ăn uống khoa học, sinh tố rau và trái cây dường như trở thành món giải khát không thể thiếu. Thành phần chủ yếu của loại thức uống này gồm:
- 1 quả táo đã gọt vỏ và xắt hạt lựu
- 237ml sữa hạnh nhân không đường
- 2 bát (chén) rau cải bó xôi hoặc cải xoăn đã xắt nhỏ
- 1 bát súp lơ xanh
Những thành phần như cải bó xôi, cải xoăn hay súp lơ xanh đều đã được chứng minh về khả năng nâng cao sức khỏe tổng thể cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc liên tục hấp thụ một lượng lớn nhóm rau xanh này lại có thể gây bất lợi cho sức khỏe về lâu dài.
Để giải thích cho vấn đề trên, các chuyên gia đã đưa ra ba nguyên nhân điển hình như sau:
Kim loại nặng xuất hiện trong sinh tố rau và trái cây: thực hư ra sao?
Nhóm thực vật họ cải, bao gồm cả cải bắp, súp lơ hay cải xoăn… đều chứa nhiều thallium. Đây là một dạng kim loại nặng có nguy cơ gây hại cho cơ thể nếu tích tụ một lượng đủ lớn.
Về cơ bản, nhóm rau cải vốn không chứa thallium. Sự hiện diện của kim loại nặng này chủ yếu xuất phát từ đất trồng.
Theo các nhà khoa học, đất trồng rau có tác động đáng kể đến hàm lượng vi chất dinh dưỡng trong rau xanh. Tương tự nhóm khoáng chất có lợi như kali, natri… thì thallium cũng dễ dàng được thực vật hấp thụ từ đất, đặc biệt là ở nhóm rau cải. Điều này đồng nghĩa với việc những người có thói quen uống sinh tố rau và trái cây sẽ có khả năng hấp thu thallium ở nồng độ cao.
Tác hại của thallium đối với sức khỏe
Một số nhà nghiên cứu còn cho biết, khi phơi nhiễm thallium ở mức độ thấp đã đủ khả năng gây ra những triệu chứng như:
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Đau dạ dày
- Rụng tóc
- Bệnh thần kinh ngoại biên
Mặt khác, một số cơ quan y tế đã lập luận rằng kim loại nặng là một dạng độc tố từ môi trường với số lượng nhiều đến mức việc phòng ngừa chúng hoàn toàn bất khả thi. Do đó, bạn không nên vì thế mà không ăn những loại rau có lợi cho sức khỏe.
Thực tế, kim loại nặng mà bạn vô tình hấp thụ mỗi ngày qua việc ăn uống không chỉ có mỗi thallium. Ngoài ra, một số loại độc tố từ môi trường còn có khả năng tương tác với nhau, từ đó làm tăng thêm “gánh nặng” cho cơ thể.
Nếu bạn có thói quen uống sinh tố rau và trái cây, đồng thời hay gặp phải một số vấn đề sức khỏe bất thường, hãy cân nhắc việc ngưng dùng loại thức uống này trong một thời gian.
Làm thế nào để khắc phục vấn đề này?
Trong trường hợp bạn không muốn loại bỏ món sinh tố “xanh” ra khỏi thực đơn mỗi ngày của mình, bạn có thể thử thay đổi nguồn gốc nguyên liệu đang dùng. Chẳng hạn như, thay vì chọn mua cải bó xôi bán đại trà ngoài chợ, bạn có thể tìm mua loại rau cải sạch trong các cửa hàng bán rau hữu cơ.
So với các loại rau thông thường, thực phẩm hữu cơ được cho là chứa hàm lượng kim loại nặng (như thallium) thấp hơn rất nhiều. Điều này chủ yếu nhờ vào đất trồng rau giàu carbon – yếu tố gây cản trở cho quá trình hấp thụ thallium ở rau cải.
Giá của thực phẩm hữu cơ có thể cao hơn các loại rau thường. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của bản thân, điều này thật sự xứng đáng.
Sinh tố “xanh” ảnh hưởng gì đến tuyến giáp?
Không ít kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều rau thuộc họ cải có thể khiến bạn bị bướu cổ, gây ảnh hưởng không nhẹ đến chức năng tuyến giáp.
I-ốt là yếu tố không thể thiếu cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Trong khi đó, nhóm thực vật họ cải lại chứa nhiều glucosinolate – một hợp chất có tác dụng ức chế sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp.
Do đó, nếu bạn thường xuyên ăn các loại rau cải trong thời gian dài, khả năng sản sinh nội tiết tố của tuyến giáp có nguy cơ kém hiệu quả rõ rệt, dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng hay thậm chí là rối loạn tuyến giáp.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều thực vật họ cải càng làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng tuyến giáp nếu bạn vốn dĩ bị thiếu i-ốt. Tình trạng này tương đối phổ biến ở những người đang áp dụng chế độ ăn kiêng Paleo. Nguyên nhân là do các nguồn thực phẩm giàu i-ốt thường bị loại trừ trong chế độ ăn giảm cân này, ví dụ như:
- Tảo biển
- Muối biển
- Một số loại hải sản như cá biển, ốc biển…
Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì?
Tuy rau cải sống có thể gây ra vấn đề sức khỏe ở tuyến giáp, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng việc nấu chín nhóm thực vật này sẽ giảm thiểu mối nguy cơ trên. Điều này nhờ vào rau cải đã qua chế biến sẽ hỗ trợ kích thích sản xuất myrosinase, một loại enzyme có tác dụng khử bớt hoạt tính glucosinolate gây bướu cổ.
Viêm thận do uống nhiều sinh tố rau và trái cây: có hay không?
Một điều đáng lưu ý khác của món thức uống “xanh” này là hàm lượng oxalate dồi dào. Đây là một hợp chất thực vật tự nhiên có tác dụng thúc đẩy sự hình thành sỏi thận và viêm ở một số người nếu tiêu thụ quá mức.
Những loại thực phẩm giàu oxalate có thể kể đến gồm:
- Cải bó xôi
- Củ cải
- Rau cải cầu vồng
- Quả mọng
- Súp lơ xanh
- Bắp cải
- Cà rốt
Quá trình đào thải oxalate ở một số người có thể diễn ra không hiệu quả, dẫn đến tình trạng tích tụ hợp chất trên tại các mô và gây viêm. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa nồng độ oxalate cao với những vấn đề như:
- Đau mạn tính
- Sỏi thận
- Đau âm hộ
- Triệu chứng thần kinh
- Đau cơ xơ hóa
Ngày nay, 250mg oxalate đã được đánh giá là quá nhiều cho một ngày. Trong khi đó, một chén cải bó xôi như trong thành phần của sinh tố rau và trái cây đã chứa đến 656mg oxalate. Như vậy, bạn có thể thấy việc uống nhiều sinh tố “xanh” gây tăng nồng độ hợp chất trên trong cơ thể như thế nào rối đấy. Nếu kéo dài, tình trạng này rất dễ gây sỏi thận.
Làm sao để giảm bớt hàm lượng oxalate tiêu thụ?
Nhằm khắc phục tình trạng trên, một số chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên thay đổi nguyên liệu xay sinh tố bằng các loại thực vật chứa ít oxalate như:
- Rau cải xanh
- Cải xoong
- Xà lách (rau diếp)
Mặt khác, một số biến thể di truyền, chẳng hạn như chẳng hạn như biến thể SLC26A1, cùng các vấn đề về đường ruột (bệnh Crohn, rối loạn sinh lý…) cũng có khả năng làm tăng mức độ nhạy cảm với oxalate ở một số người. Đối với trường hợp này, bạn cần:
- Cắt giảm nhóm thực phẩm giàu oxalate trong thực đơn hàng ngày
- Hỗ trợ quá trình xử lý oxalate bằng cách tiêu thụ các thực phẩm lên men cũng như bổ sung lợi khuẩn, bao gồm:
- Lactobacillus rhamnosus
- Oxalobacter formigenes
- Lactis BI07 thuộc nhóm Bifidobacterium animalis
>>>>>Xem thêm: Bệnh tiểu đường type 1 có chữa được không? Đừng bỏ qua bài viết này
Uống sinh tố “xanh”: làm thế nào để đạt hiệu quả tối đa?
Các thành phần thực vật họ cải trong món sinh tố rau và trái cây có thể đem lại nhiều ích lợi về mặt sức khỏe. Tuy nhiên, việc liên tục tiêu thụ chúng trong thời gian dài có khả năng gây phản tác dụng.
Dựa vào những phân tích trên, bạn nên cân nhắc việc uống sinh tố rau và trái cây mỗi ngày.
Thực tế, mối nguy cơ tiềm ẩn chủ yếu xuất phát từ hàm lượng lớn thallium, glucosinolate và oxalate trong nhóm rau xanh này. Như vậy, nếu bạn chưa sẵn sàng loại bỏ món sinh tố “xanh” ra khỏi thực đơn, hãy thử:
- Giảm dần tần suất sử dụng thức uống này
- Lựa chọn nguồn nguyên liệu là thực phẩm hữu cơ
- Sử dụng các loại rau chứa hàm lượng oxalate không đáng kể, chẳng hạn như cải bẹ xanh, cải xoong…
- Bổ sung vi khuẩn đường ruột có khả năng khử oxalate như Lactobacilli và Bifidobacteria
Mặt khác, nếu rau cải là món ưa thích của bạn, hãy cố gắng chế biến chúng thay vì uống tươi hay ăn sống.