Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và bị ảnh hưởng trực tiếp khi thời tiết, nhiệt độ môi trường thay đổi. Đặc biệt khi mùa thu và đông sắp tới, da trở nên khô sần sùi từng mảng. Vậy nguyên nhân và cách chăm sóc da nào sẽ “cứu” lấy làn da khô nứt nẻ?
Bạn đang đọc: Da khô sần sùi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Kenshin.vn sẽ giúp bạn tìm ra các yếu tố gây tình trạng da khô sần sùi, cùng các mẹo chăm sóc giúp da mịn màng, ẩm ướt trong thời tiết khắc nghiệt.
Nội Dung
Da khô sần sùi là gì? Biểu hiện của da khô sần sùi
Da khô sần sùi là tình trạng da không có đủ độ ẩm để giữ cho da luôn mềm mại. Da trở nên khô, các mảng da thô ráp bong tróc hoặc có vảy. Ngoài ra, da có thể bị ngứa hoặc không; Trường hợp da khô nghiêm trọng có thể bị nứt và chảy máu.
Da khô còn được gọi là xerosis thường do nhiều yếu tố như thời tiết lạnh hoặc hanh khô, tác động của ánh nắng mặt trời, sản phẩm chăm sóc da và tắm quá nhiều.
Triệu chứng da khô sần sùi
Da sần sùi khô ráp thường là tình trạng tạm thời, theo mùa như mùa đông hoặc đây có thể là tình trạng da cần điều trị lâu dài. Các triệu chứng của da khô có thể khác nhau tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe, màu da, môi trường sống và mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Cảm giác căng da
- Da mặt sần sùi khô ráp
- Ngứa
- Da bong tróc khiến da xỉn màu, da khô màu nâu và đen
- Có vảy, bong tróc từ nhẹ đến nặng
- Da nứt nẻ, đau thậm chí là chảy máu
Vùng da dễ bị khô sần sùi
- Bàn tay, bàn chân
- Da mặt
- Khuỷu tay
- Xung quanh miệng, vùng môi
Nguyên nhân da khô sần sùi
Da khô chủ yếu do các yếu tố dưới đây ảnh hưởng gây mất nước ở lớp ngoài của da như:
Các yếu tố môi trường
- Khí hậu: Nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa làn da. Đặc biệt là vào mùa đông, khí hậu thiếu độ ẩm, cùng gió hanh khô sẽ khiến tình trạng da khô sần sùi nghiêm trọng hơn.
- Do tính chất nghề nghiệp: Do tính chất công việc yêu cầu phải làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc với hóa chất, rửa tay thường xuyên, sẽ khiến da khô sần sùi, ví dụ nhà tạo mẫu tóc hoặc nông dân.
Yếu tố bên trong
- Do bệnh lý và di truyền: Bạn có thể khả năng da khô hơn nếu thế hệ trước như bố mẹ cũng gặp tình trạng này. Ngoài ra, da khô sần sùi còn là triệu chứng của một số bệnh lý bao gồm dị ứng, chàm, vẩy nến, tiểu đường và bệnh thận.
- Tuổi tác: Khi tuổi tác ngày càng cao, các tuyến dầu sản sinh độ ẩm trên da bị giảm. Điều này ảnh hưởng tới việc sản xuất collagen trên da sụt giảm, khiến da khô và hình thành nếp nhăn. Đây là một phần quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Quy trình chăm sóc da
- Tắm nước nóng hoặc chà xát quá nhiều: Việc tắm vòi sen bằng nước nóng trong thời gian dài hoặc chà xát da quá nhiều sẽ loại bỏ lớp dầu tự nhiên của da, làm da khô và sần sùi hơn.
- Dùng sản phẩm có tính tẩy rửa cao: Sản phẩm chăm sóc da như các loại xà phòng là chất tẩy rửa làm mất đi độ ẩm trên da.
- Tẩy trang không đúng cách: Việc tẩy trang chà xát quá mạnh sẽ khiến da tổn thương, da mặt sần sùi, khô ráp
Cách chăm sóc da khô
Dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm có tác dụng giữ nước và bảo vệ hàng rào cho da, giúp chống lại các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, môi trường. Do vậy, bạn nên thoa dưỡng ẩm thường xuyên vào mùa đông hanh khô, đặc biệt là trên tay.
Khi tìm sản phẩm dưỡng ẩm cho da khô sần sùi, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần là chất giữ ẩm có tính ưa nước, giúp hút và giữ nước trong lớp sừng như:
- Glyxerin
- urê
- Axit alpha hydroxy (axit lactic hoặc axit glycolic)
- Axit salicylic.
Lưu ý urê và sản phẩm có tính axit khác thường gây đau nhức nếu bôi lên vùng da bị trầy xước hoặc nứt nẻ, những thành phần này có tác dụng tẩy vùng bong tróc, hỗ trợ kiểm soát bệnh vảy cá.
Đồng thời, trước khi ra ngoài, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa chất chống nắng hoặc kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30+, ngay cả trong những ngày nhiều mây. Luôn nhớ thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ, sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.
Tìm hiểu thêm: Cây đuôi chuột và những lợi ích sức khỏe có thể bạn chưa biết
Dùng thuốc
Trường hợp da khô nghiêm trọng, ngứa hoặc nứt nẻ chảy máu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc kê đơn thuốc steroid tại chỗ, sẽ giúp giảm sưng viêm, giảm triệu chứng phát ban và ngứa.
Hạn chế tiếp xúc với nước
Nên tắm trong khoảng 10 phút hoặc ít hơn. Những ngày bình thường bạn nên dùng nước mát, riêng vào mùa đông, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm, không nóng và không tắm quá một lần một ngày.
Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng
Trước khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da, bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần, cách sử dụng, tránh dùng sữa rửa mặt hoặc sữa tắm có mùi thơm, có cồn hay chất gây dị ứng. Đặc biệt, sau khi rửa tay, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm ngay khi da vẫn còn ẩm.
Che chắn khi thời tiết lạnh hoặc có gió
Thời tiết khắc nghiệt có thể làm da khô sần sùi, khó chịu. Vào mùa thu đông, khi có gió lạnh về, bạn nên quàng khăn cổ, mũ và găng tay giúp bảo vệ làn da khi bạn ở ngoài trời.
Đeo găng tay
Khi làm vườn, rửa chén bát hoặc sử dụng chất tẩy rửa, hãy đem găng tay cao su để bảo vệ bàn tay.
Dưỡng ẩm sau khi bơi
Nước ở bể bơi chứa nhiều clo sẽ khiến da khô sạm, để lấy lại làn da ngậm nước, bạn cần nhanh chóng tắm sạch lại, sau đó thoa kem dưỡng ẩm toàn cơ thể.
Uống nước đủ
Mỗi ngày bạn nên uống 7-8 lít nước, đồng thời hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa caffein mỗi ngày để giữ cho tất cả các mô của cơ thể, bao gồm cả làn da được ngậm nước tốt.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã có cách chăm sóc da đúng cách để vẫn giữ được làn da mịn màng, căng mọng trong những ngày gió mùa thu đông lạnh.
>>>>>Xem thêm: Ung thư mắt: Mối nguy hiểm cận kề bạn nên biết