Da mặt đột nhiên xuất hiện các nốt sần sùi, ngứa ngáy không chỉ tác động đến tính thẩm mỹ mà ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Hiện tượng này có thể là biểu hiện của một số bệnh da liễu như chàm, viêm da tiếp xúc hoặc các yếu tố thời tiết gây ra. Vậy da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao?
Bạn đang đọc: Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? 8 cách điều trị an toàn, hiệu quả
Nếu bạn đang gặp tình trạng da ngứa nổi sần khô, hãy tham khảo 8 cách khắc phục an toàn, hiệu quả trong bài viết này!
Nội Dung
Da mặt bị ngứa sần sùi là hiện tượng gì?
Bạn có thể phát hiện tình trạng ngứa sần sùi qua các dấu hiệu nhận biết khác nhau như:
- Da khô, thô ráp, bong tróc
- Các mảng da sưng phồng đỏ như nổi mề đay
- Da xuất hiện các đốm đỏ, nốt sần trên bề mặt da mặt
- Ngứa ngáy khó chịu có thể theo cơn hoặc ngứa liên tục, việc cào, gãi trên da có thể gây đau rát.
Nguyên nhân da mặt bị ngứa sần sùi
- Da khô, thiếu nước: Việc cơ thể không bổ sung đủ nước có thể khiến các mảng da khô và sần sùi trên mặt.
- Dị ứng thực phẩm và thuốc: Một số người có thể dị ứng thuốc, hải sản hoặc các thực phẩm khác gây ngứa đỏ trên da.
- Côn trùng cắn. Muỗi, rệp, chấy rận hoặc ve (ghẻ) đốt là nguyên nhân khiến cơn ngứa da có thể kéo dài và không thể kiểm soát.
- Bệnh lý: Da mặt bị ngứa sần sùi và châm chích có thể là biểu hiện của các bệnh da liễu như chàm, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,…
- Dị ứng mỹ phẩm: Một số sản phẩm dưỡng da, mỹ phẩm chứa các hoạt chất không phù hợp với da, hoặc lạm dụng mỹ phẩm có thể khiến da khô ráp hoặc dị ứng.
- Khí hậu: Thời tiết giao mùa hoặc gió lạnh khiến nhiều người gặp vấn đề dị ứng theo mùa. Tình trạng này khiến da mất cân bằng độ ẩm, gây khô, thậm chí ngứa ngáy da mặt.
- Căng thẳng: Cơ thể căng thẳng kéo dài hoặc rối loạn nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân làm trầm trọng hơn tình trạng khô da và nổi mẩn ngứa.
Da mặt bị ngứa sần sùi cảnh báo bệnh gì?
Nổi mề đay
Các nốt mề đay có thể phát triển do các chất gây dị ứng như cây tầm ma, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, mỹ phẩm hoặc có thể tự phát. Mề đay gây phát ban đỏ ngứa ở tay, chân, toàn thân và bệnh cũng không lây truyền qua cho người khác.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da khá phổ biến. Nguyên nhân có thể là do da tiếp xúc với các chất như niken ở đồ trang sức, điện thoại di động, gọng kính, khóa kéo và khóa thắt lưng… Ngoài ra, các chất khác cũng có thể gây dị ứng da như sơn móng tay, nước hoa, dầu gội, mủ cao su và xi măng.
Hóa chất trong các sản phẩm trên có thể khiến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa, phát ban không kiểm soát được.
Bệnh chàm da
Bệnh chàm da mặt có thể khiến da mặt bị ngứa sần sùi. Ngoài ra, biểu hiện thường gặp của bệnh chàm da mặt còn là da khô, đỏ, bong tróc, ngứa khó chịu, thậm chí có thể khiến bạn mất ngủ, mệt mỏi.
Bệnh vẩy nến
Vẩy nến có thể xuất hiện do hoạt động của hệ miễn dịch, tiền sử gia đình hoặc các yếu tố kích hoạt khác như thời tiết, thuốc lá hay nhiễm trùng. Bệnh khiến da nổi sần, các mảng da đỏ, bong tróc, đóng vảy phủ vảy bạc, gây khó chịu.
Ngoài ra, tình trạng da mặt bị ngứa, sần sùi cũng có thể do việc chăm sóc da chưa đúng cách làm bít tắc lỗ chân lông gây mụn ẩn.
Tìm hiểu thêm: Hoa cúc trắng là gì ? Có công dụng gì cho sức khỏe ?
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? 8 cách giảm ngứa sần sùi
1. Tránh các tác nhân gây dị ứng
Nếu da ngứa sần sùi do dị ứng, bạn cần xác định nguyên nhân và tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng như niken, mỹ phẩm, phấn hoa,… để hạn chế tình trạng da bị nổi sần và ngứa nghiêm trọng hơn.
2. Điều trị dị ứng da
Sau khi chẩn đoán tình trạng da ngứa sần sùi do dị ứng, ngoài việc tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng, bạn có thể cần được bác sĩ thăm khám để hướng dẫn uống thuốc điều trị giúp giảm ngứa.
3. Chườm khăn lạnh
Để làm dịu làn da ngứa ngáy, các bác sĩ da liễu khuyến nghị bạn có thể dùng khăn lạnh đắp lên vùng da bị ngứa trong khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử tắm bằng bột yến mạch để làm dịu cơn ngứa khó chịu. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, bạn cũng có thể dùng cách này đối với thủy đậu, nổi mề đay hoặc cháy nắng.
4. Thoa dưỡng ẩm phù hợp cho da
Nếu lo lắng vì không biết da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu có thương hiệu uy tín để giảm thiểu tình trạng khô da, kích ứng.
5. Tránh gãi
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Mặc dù cảm giác ngứa ngứa khiến bạn khó chịu, nhưng việc cào, gãi mạnh tay có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế tối thiểu việc gãi mạnh hay làm lở loét vùng da. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ sạch da, thường xuyên dưỡng ẩm, chống nắng cho da.
6. Tránh thay đổi nhiệt độ quá mức
Bạn nên duy trì môi trường có độ ẩm thích hợp để tạo không khí mát mẻ trong nhà. Nếu thời tiết chuyển sang mùa thu đông, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm nếu da của bạn dễ bị khô và chàm.
7. Uống nước đầy đủ
Làn da khô, bong tróc, sần sùi sẽ được cải thiện nếu bạn uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày. Bởi da không chỉ cần chăm sóc từ bên ngoài mà cần giữ độ ẩm từ bên trong.
>>>>>Xem thêm: Chảy máu hậu môn là do đâu? Làm sao để điều trị hiệu quả?
8. Giảm căng thẳng
Căng thẳng có thể khiến tình trạng ngứa, nổi sần trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn có thể giảm lo âu, căng thẳng bằng việc duy trì lối sống lành mạnh như ngủ đủ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
Trường hợp bạn không thể xác định nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng da mặt bị ngứa sần sùi, bạn nên đi gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời. Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc đã có thêm thông tin tham khảo da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao, để giảm các triệu chứng khó chịu và lấy lại làn da khỏe mạnh.
Bài viết được tham vấn y khoa bởi Phòng khám Chuyên khoa Da liễu & Thẩm mỹ Clover Clinic. Với phương châm “Vì sức khỏe làn da”, phòng khám cung cấp các dịch vụ chăm sóc da chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, luôn nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ khách hàng, vì trải nghiệm điều trị an toàn và hiệu quả.