Bạn đang đọc: Da nổi đốm đỏ ngứa: có thể bạn đã bị phát ban nhiệt
Thời tiết nóng bức là nguyên nhân góp phần gây ra nhiều căn bệnh về da. Trong đó, ban nhiệt hay còn gọi là phát ban do nhiệt là một trong những tình trạng phổ biến nhất. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây nhé.
Nội Dung
- 1 Phát ban do nhiệt là gì?
- 2 Triệu chứng thường gặp của phát ban nhiệt
- 3 Các nguyên nhân gây phát ban nhiệt là gì?
- 4 Ai là người có nguy cơ bị phát ban nhiệt?
- 5 Triệu chứng phát ban nhiệt như thế nào?
- 6 Làm thế nào chẩn đoán được tình trạng phát ban nhiệt?
- 7 Điều trị phát ban nhiệt như thế nào?
- 8 Điều trị phát ban nhiệt tận gốc
- 9 Phát ban nhiệt có thể được phòng ngừa như thế nào?
Phát ban do nhiệt là gì?
Phát ban nhiệt còn được gọi là gai nhiệt hoặc Miliaria.
Da đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ thế giới bên ngoài bằng cách chống lại những tác nhân gây nhiễm trùng, chẳng hạn như hóa chất hoặc tia cực tím xâm phạm gây tổn hại cho cơ thể. Da cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiệt độ và làm mát cơ thể thông qua việc tiết mồ hôi. Mồ hôi được sản xuất tại các tuyến mồ hôi nằm ở tầng hạ bì của da và được điều khiển bởi vùng kiểm soát nhiệt độ trong não. Mồ hôi được tiết vào bề mặt của da bằng một ống dẫn. Phát ban nhiệt xảy ra khi ống dẫn mồ hôi bị tắc và mồ hôi không thể đến được bề mặt của da. Khi đó, mồ hôi bị mắc kẹt bên dưới bề mặt da, gây viêm nhẹ hoặc phát ban.
Triệu chứng thường gặp của phát ban nhiệt
Những triệu chứng bao gồm đốm đỏ trên da, gây cảm giác gai hoặc ngứa (còn gọi là gai nhiệt). Các vết phát ban xuất hiện dưới dạng các nốt rộp nhỏ ửng đỏ do viêm nhiễm. Chúng thường xuất hiện ở các nếp gấp da, vùng da bị quần áo chật bó sát và không có không khí để lưu thông.
Thông thường, phát ban nhiệt sẽ giảm bớt khi da được làm mát. Chỉ khi vết ban bị nhiễm trùng bạn mới nên điều trị chuyên khoa. Các triệu chứng phát ban nhiệt ở trẻ sơ sinh và người lớn là như nhau. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không thể nói cho bạn biết về cảm giác phát ban trên da nên việc phát hiện ra bệnh sẽ khó khăn hơn.
Các nguyên nhân gây phát ban nhiệt là gì?
Các chuyên gia vẫn chưa xac định chính xác lý do tại sao một số người bị phát ban nhiệt và những người khác thì không. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do các tuyến mồ hôi bị tắc nếu đổ mồ hôi quá mức xảy ra và mồ hôi không thể bay hơi từ một khu vực cụ thể. Một số nguyên nhân gây tắc nghẽn ống mồ hôi bao gồm:
- Nếp gấp da như cổ, nách, háng khiến cho việc không khí lưu thông trở nên khó khăn và mồ hôi không thể bốc hơi;
- Mặc quần áo bó sát khiến mồ hôi không thể bốc hơi;
- Mặc quá nhiều quần áo. Điều này có thể xảy ra khi ta cố giữ ấm trong mùa đông hoặc khi cố làm mát khi bị sốt;
- Các loại kem hoặc thuốc dày có thể làm tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi;
- Trẻ em có tuyến mồ hôi chưa trưởng thành. Trẻ cũng có thể bị phát ban nhiệt nếu tiếp xúc với thời tiết ấm áp, do ăn vận quá dày hoặc do đang bị sốt;
- Phát ban nhiệt có thể xảy ra dưới dạng một tác dụng phụ của một số thuốc (ví dụ như clonidine).
Ai là người có nguy cơ bị phát ban nhiệt?
Trẻ sơ sinh, người già và người bị béo phì với nhiều nếp gấp trên da sẽ có nguy cơ bị phát ban nhiệt. Điều này sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu họ không cử động trong thời gian dài khiến cho các bộ phận của da không được tiếp xúc với không khí, dẫn đến các ống dẫn mồ hôi không thể “thở’ được.
Phát ban nhiệt phổ biến hơn ở những nơi có khí hậu nóng, ẩm ướt vì mọi người sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn. Tập thể dục cường độ cao khiến chảy nhiều mồ hôi cũng có thể gây phát ban nhiệt, đặc biệt là nếu quần áo bạn mặc quá chật khiến không khí không thể lưu thông.
Triệu chứng phát ban nhiệt như thế nào?
Các vết ban nhiệt thường xuất hiện ở nơi mồ hôi dư thừa được tích tụ ở da.
Các nốt rộp nhỏ trông giống như giọt mồ hôi nhỏ sẽ xuất hiện nếu mồ hôi bị chặn ở lớp bề mặt da. Chúng được gọi là “bong bóng mồ hôi”. Ngoài các “bong bóng” này, bệnh không còn triệu chứng nào có thể nhìn thấy được.
Phát ban nhiệt hoặc “bong bóng mồ hôi’ xảy ra khi những giọt mồ hôi gây ra tình trạng viêm ở các lớp sâu hơn dưới biểu bì. Giống như bất kỳ bệnh viêm da nào khác, khu vực da này sẽ biến thành màu đỏ và các mụn nước sẽ lớn hơn một chút. Khi đó, các ống dẫn mồ hôi bị chặn và không thể chảy mồ hôi, vậy nên các khu vực da gần đó có thể bị khô và ngứa, đau. Phát ban này còn được gọi là gai nhiệt.
Một hiện tượng ít gặp hơn là tình trạng miliaria profunda, hình thành do sự gai nhiệt được lặp đi lặp nhiều lần, làm nóng các lớp hạ bì và gây nên. Loại phát ban này tạo nên các vết rộp lớn và giống với màu da hơn. Các vết ban xuất hiện gần như ngay lập tức sau khi tập thể dục và không hề có mồ hôi tiết ra ở các khu vực da bị ảnh hưởng. Loại ban nhiệt này có thể gây nguy hiểm bởi việc không thể đổ mồ hôi có thể dẫn tới các bệnh liên quan đến nhiệt như chuột rút do nhiệt, kiệt sức hoặc đột quỵ nhiệt.
Làm thế nào chẩn đoán được tình trạng phát ban nhiệt?
Bạn chỉ có thể chẩn đoán ban nhiệt bằng cách đi kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra, việc nhìn thấy các vết phát ban xuất hiện trên những vị trí nhất định trên cơ thể (ở nếp gấp da hoặc nơi quần áo quá chật) cũng phần nào giúp bạn đưa ra kết luận.
Điều trị phát ban nhiệt như thế nào?
Bạn có thể điều trị phát ban nhiệt bằng các loại kem và thuốc xịt có ở nhà thuốc mà không cần kê đơn. Nếu các tuyến mồ hôi của bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ cũng có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn.
Phát ban nhiệt thường tự khỏi khi da được làm mát. Nếu cảm giác gai gai vẫn còn, bạn có thể bôi dưỡng thể có chứa calamine. Một số bác sĩ cũng khuyên bạn dùng kem hydrocortisone hoặc thuốc xịt không cần kê đơn.
Điều trị phát ban nhiệt tận gốc
Phát ban nhiệt thường tự khỏi khi da được làm mát, nhưng các tuyến mồ hôi vẫn có thể bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm cảm giác đau, sưng và đỏ nhiều hơn. Mụn mủ cũng có thể hình thành trên các vết ban. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn đã xâm chiếm các tuyến mồ hôi bị chặn, lúc này bạn có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, ban nhiệt mãn tính và tái phát nhiều lần có thể cần phải được điều trị bởi chuyên gia y tế hoặc bác sĩ da liễu.
Phát ban nhiệt có thể được phòng ngừa như thế nào?
Phòng ngừa chính là cách điều trị quan trọng nhất cho phát ban nhiệt. Bạn có thể phòng ngừa bằng cách cho phép da được tiếp xúc với không khí, giải thoát cho các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn để giảm viêm.
Các phương pháp khác để ngăn ngừa phát ban nhiệt bao gồm:
- Tránh tập thể dục trong thời tiết nóng, ẩm ướt;
- Mặc quần áo rộng bằng vải thoáng khí, chẳng hạn như vải bông;
- Sử dụng điều hòa không khí;
- Giữ da sạch sẽ bằng cách tắm thường xuyên để ngăn chặn tình trạng nghẹt các tuyến mồ hôi;
- Giảm nếp gấp trên da bằng cách thay đổi cách ăn mặc hoặc giảm cân.
Phát ban nhiệt tuy không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể gây ra cảm giác khó chịu và tự ti về ngoại hình. Chính vì vậy, bạn hãy áp dụng những phương pháp phòng ngừa mà Kenshin.vn đã nêu trên để tránh trở thành nạn nhân của phát ban nhiệt nhé.
>>>>>Xem thêm: Quan hệ ngày đèn đỏ có nên hay không? Có mang thai không?