Nhiều người cho rằng đau bụng bên phải ngang rốn ở nữ giới chỉ là một triệu chứng bình thường, không đáng quan tâm. Nhưng bạn có biết rằng đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như viêm ruột thừa, ung thư gan, ung thư dạ dày… cho đến thai ngoài tử cung?
Bạn đang đọc: Đau bụng bên phải ngang rốn ở nữ: Nguyên nhân do đâu, xử lý thế nào?
Các tình trạng kể trên đều cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây của Kenshin.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị khi bị đau bụng bên phải ngang rốn ở nữ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung
Đau bụng bên phải ngang rốn ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
Khu vực bụng bên phải là vị trí của nhiều cơ quan nội tạng quan trọng, bao gồm: gan, túi mật, tuyến tụy, tá tràng, thận phải, ruột già, buồng trứng bên phải, ống dẫn trứng, ruột thừa. Chính vì vậy, tình trạng đau bụng bên phải ngang rốn ở nữ có thể được xem như dấu hiệu cho những tình trạng bất thường, cụ thể bao gồm:
1. Thoát vị rốn
Tình trạng thoát vị rốn có thể gây đau trực tiếp ở rốn lẫn vị trí xung quanh. Tình trạng này xảy ra khi một phần ruột hoặc cơ quan nội tạng khác phình ra qua lớp thanh mạc bụng và bắt đầu dồn lên giữa cơ bụng lẫn da. Nhìn chung, cơn đau bụng bên phải ngang rốn ở nữ do thoát vị rốn sẽ thường xuất hiện cũng như thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn hoạt động thể chất.
2. Viêm ruột thừa
Đây là một bệnh lý cấp tính, gây viêm nhiễm và sưng tấy ở ruột thừa. Triệu chứng thường gặp khi ruột thừa bị viêm sẽ bao gồm đau bụng bên phải ngang rốn, đau dữ dội, lan ra toàn bụng, kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng có thể gây thủng ruột, nhiễm trùng máu hoặc sốc nhiễm khuẩn.
3. Viêm bàng quang
Bàng quang có chức năng chứa nước tiểu trước khi được thải ra bên ngoài. Khi bàng quang xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, triệu chứng thường thấy sẽ bao gồm đau bụng ở ngang rốn, đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc sốt. Chính vì vậy, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
4. Thai ngoài tử cung
Khi trứng đã thụ tinh không làm tổ tại tử cung mà phát triển ở vị trí khác, chẳng như ở ống dẫn trứng sẽ gây ra nhiều triệu chứng kèm theo, bao gồm đau bụng bên phải (nếu thai ngoài tử cung nằm bên phải bụng), đau nhói liên tục kèm theo chảy máu âm đạo, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Thai ngoài tử cung một tình trạng y khoa nghiêm trọng vì nếu túi thai vỡ, nó có thể gây chảy máu nặng và đe dọa tính mạng người mẹ.
5. Các vấn đề sức khỏe khác
Bên cạnh các lý do trên, một số tình trạng phổ biến khác khiến cho tình trạng đau bụng bên phải ngang rốn ở nữ xuất hiện thường là:
- Viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu do vi khuẩn hoặc nấm có thể gây đau bụng dưới, đau bụng bên phải và ra khí hư bất thường.
- Tổn thương cơ: Việc tập thể dục quá sức hoặc hoạt động mạnh đôi lúc gây tổn thương cho vùng cơ, dẫn đến đau bụng khu vực ngang rốn.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Nếu bị loét dạ dày, bạn sẽ cảm thấy bị đau bụng âm ỉ ở phần trên bên phải lẫn gần rốn.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Các loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng sẽ khiến cho đường tiêu hóa bị nhiễm trùng, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): IBS là một rối loạn chức năng đường ruột, khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu ở bụng, đầy hơi, chướng bụng và thay đổi thói quen đi tiêu.
Mách bạn các mẹo giúp làm giảm cơn đau bụng bên phải ngang rốn ở nữ
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 6 sản phẩm trị mụn lưng tại nhà và cách sử dụng
Nếu các cơn đau bụng bên phải ngang rốn của bạn không phải là do bệnh lý, việc áp dụng một số biện pháp có thể giúp bạn làm giảm cơn đau đồng thời đem đến cảm giác dễ chịu. Bạn có thể thử các biện pháp sau:
- Uống nước ấm: Một cốc nước ấm sẽ giúp giảm cơn co thắt của cơ bụng, làm dịu cảm giác đau và kích thích tiêu hóa.
- Massage nhẹ nhàng: Massage nhẹ nhàng vùng bụng bên phải ngang rốn để giảm thiểu tình trạng căng cơ và tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp giảm đau bụng.
- Chườm nóng: Bạn có thể sử dụng túi nước nóng chuyên dụng hoặc khăn ấm và đặt lên trên khu vực đau trong 10 – 15 phút. Hơi nóng sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, thư giãn cơ bắp, từ đó xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, hãy chú ý không sử dụng nước quá nóng, vì điều này có thể gây kích ứng da hoặc bỏng.
- Chườm lạnh: Bên cạnh chườm nóng thì chườm lạnh cũng là một biện pháp hữu ích khác để làm giảm đau bụng bên phải ngang rốn. Hãy dùng túi chườm đá chuyên dụng hoặc khăn lạnh rồi đặt lên trên bụng trong 10 – 20 phút. Hơi lạnh sẽ giúp các mạch máu co lại, giảm sưng và giảm đau.
- Uống thuốc giảm đau: Nếu cơn đau bụng bên phải ngang rốn khiến bạn không thể tập trung làm việc hoặc học tập, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ chẳng hạn như paracetamol, ibuprofen hoặc naproxen. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng thuốc giảm đau quá thường xuyên vì điều này có thể gây ra các tác dụng phụ như dị ứng, loét dạ dày hoặc suy gan.
Bị đau bụng bên phải ngang rốn: Khi nào cần đi khám?
>>>>>Xem thêm: 12 thực phẩm giúp hạ huyết áp trong thai kỳ hiệu quả
Theo các chuyên gia, nữ giới nên đi khám bác sĩ ngay khi bị đau bụng nói chung hay cụ thể là đau bụng bên phải ngang rốn nếu có một trong những trường hợp sau:
- Đau bụng bên phải ngang rốn kéo dài từ 1 tuần trở lên, không thuyên giảm hoặc thậm chí cơn đau có xu hướng càng nặng hơn.
- Đau bụng kèm theo sốt cao, buồn nôn, nôn, chảy máu âm đạo hoặc thậm chí ngất xỉu.
- Căng tức ở bụng, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu.
- Tiêu chảy hơn 5 ngày hoặc táo bón kéo dài.
- Đau lưng, đau ngực hoặc khó thở.
Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng bên phải ngang rốn ở nữ giới cũng như cách cải thiện bảo vệ sức khỏe. Mỗi cơn đau dù như thế nào cũng không nên bị xem nhẹ hoặc quá chủ quan bởi tất cả đều có thể tiềm ẩn nguy cơ. Đừng quên truy cập Kenshin.vn thường xuyên nhằm cập nhật thêm nhiều thông tích hữu ích về chủ đề chăm sóc sức khỏe phụ nữ nhé!