Đau bụng kinh là một hiện tượng bình thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người nhưng hầu như người phụ nữ nào cũng từng trải qua cảm giác này trong đời.
Bạn đang đọc: Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách giảm đau hiệu quả
Kinh nguyệt là tình trạng có máu xuất hiện ở âm đạo theo chu kỳ từ 28–35 ngày, bắt đầu diễn ra ở độ tuổi dậy thì. Khi trải qua kỳ kinh, mỗi người phụ nữ sẽ trải qua nhiều cảm giác khác nhau và thường gặp nhất là đau bụng, đau lưng, mệt mỏi… Để tìm hiểu đau bụng kinh là gì và biết cách giảm đau hiệu quả, mời bạn đọc qua nội dung của HelloBacsi ngay dưới đây.
Nội Dung
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh (hay thống kinh) là triệu chứng rất phổ biến, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Hầu hết mọi phụ nữ đều đã từng trải qua đau bụng kinh một vài lần trong đời. Tình trạng này thường gây đau kiểu co thắt vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan ra sau lưng và xuống hai đùi.
Đau bụng kinh là những cơn đau, cơn co thắt có lúc rất mạnh, nhưng thông thường sẽ là cảm giác đau âm ỉ một chút ở bụng. Những cơn đau bụng kinh có thể sẽ khác nhau giữa những đợt hành kinh. Vì đôi khi có những chu kỳ bạn không cảm thấy đau, song lại có những chu kỳ thì lại đau cả ngực, cả lưng dưới và bụng dưới.
Tùy theo nguyên nhân mà hiện tượng đau bụng kinh (đau bụng đến tháng) được chia thành 2 loại:
Đau bụng kinh nguyên phát là gì?
Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra do sự co bóp của tử cung. Các cơn co nhỏ, vị trí đau dọc từ trên xuống dưới tử cung, tuy nhiên các cơn co thắt tử cung này thường khá yếu và khó có thể cảm nhận rõ ràng được. Những cơn đau thường bắt đầu trước 1–2 ngày hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt và thường kéo dài trong 12 – 72 giờ. Đau bụng kinh nguyên phát có thể sẽ cải thiện hơn khi phụ nữ lớn tuổi, nhất là sau khi có con.
Đau bụng kinh thứ phát là gì?
Đau bụng kinh thứ phát là cơn đau liên quan đến một rối loạn hay bệnh lý ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Chẳng hạn như bệnh: lạc nội mạc tử cung, tuyến tử cung, u xơ tử cung hay nhiễm trùng. Loại đau này thường diễn ra trước khi kỳ kinh bắt đầu và kéo dài hơn cơn đau bụng kinh thông thường. Cơn đau đau bụng kinh thứ phát thường không kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.
Các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Trong những trường hợp đó, việc điều trị triệt để nguyên nhân sẽ giúp giảm bớt cơn đau hiệu quả.
Dấu hiệu và triệu chứng của đau bụng kinh là gì?
Bạn thắc mắc cảm giác đau bụng kinh sẽ như thế nào và triệu chứng của cơn đau bụng sẽ biểu hiện ra sao? Thông thường, các triệu chứng thường thấy của cơn đau bụng kinh là:
- Đau trằn trọc, đau quặn ở vùng bụng dưới, có lúc rất đau.
- Cơn đau thường xuất hiện trước khi có kinh 1 – 3 ngày.
- Khoảng thời gian cơn đau dữ dội nhất là 24 giờ trước khi hành kinh.
- Cơn đau bụng kinh hay đau bụng tới tháng có thể lan ra vùng lưng dưới, bụng dưới và dưới đùi.
Bên cạnh các dấu hiệu và triệu chứng đau bụng kinh ở trên, một số phụ nữ đôi khi gặp thêm những hiện tượng khác trong kỳ kinh như: buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh, đầy hơi, chướng bụng, táo bón và tăng cảm giác mệt mỏi.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?
Tìm hiểu thêm: Viêm giáp (Viêm tuyến giáp): Bạn biết gì về tình trạng này?
Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ rụng theo chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Lúc này, tử cung sẽ tăng co bóp để làm bong lớp niêm mạc và tống trứng (không sử dụng) ra khỏi cơ thể. Đây là lúc mà cơn đau bắt đầu xuất hiện.
Trong lúc thành tử cung co lại, các mạch máu ở lớp niêm mạc tử cung bị chèn ép. Điều này khiến cho nguồn máu và oxy cung cấp đến tử cung tạm thời bị gián đoạn. Khi thiếu oxy, các mô trong tử cung bắt đầu giải phóng ra các chất hóa học gây đau.
Một chất trung gian hóa học khác cũng được tăng sản xuất có tên gọi là prostaglandin. Chất này khiến cho cơ tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn, làm tăng mức độ đau trong thời điểm này.
Để lý giải vi sao cơn đau bụng kinh ở mỗi người lại khác nhau; các nhà nghiên cứu cho rằng, một số người đau nhiều hơn có thể là do cơ thể họ tích tụ nhiều prostaglandin hơn. Điều này khiến cho quá trình co thắt tử cung diễn ra mạnh hơn.
Đau bụng kinh liên quan đến bệnh lý
Nguyên nhân đau bụng kinh là do đâu? Theo các bác sĩ Sản – Phụ khoa, ngoài các nguyên nhân kể trên thì cơn đau bụng kinh có thể do ảnh hưởng từ một bệnh lý nào đó. Khả năng đau bụng khi đến tháng có liên quan đến bệnh lý tiền ẩn thường xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ lớn tuổi từ 30 – 45 tuổi.
Các bệnh lý có thể dẫn đến đau bụng kinh dữ dội bao gồm:
- U xơ tử cung
- Hẹp cổ tử cung
- Viêm vùng chậu
- Bệnh tuyến tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
Đau bụng kinh liên quan đến phương pháp tránh thai
Có không ít chị em thắc mắc đặt vòng tránh thai có gây đau bụng khi đến tháng không? Câu trả lời là CÓ. Vì vòng tránh thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Sau đây là lý giải cho điều này.
Vì vòng tránh thai (IUD) là một dụng cụ được làm từ đồng và nhựa (plastic), được dùng để đặt vào bên trong tử cung với mục đích ngừa thai. Khi mới đặt vòng tránh thai, bạn có thể cảm thấy đau bụng, vướng víu, ra máu; đồng thời còn gây tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài thời gian kinh nguyệt, ra máu nhiều hơn, thậm chí đau bụng nhiều hơn trong chu kỳ.
>> Đọc ngay: 7 tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai bạn nên cân nhắc
Vậy bị đau bụng kinh và có liên quan đến vòng tránh thai bạn cần làm gì? Câu trả lời là bạn hãy đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị.
Đau bụng kinh được điều trị như thế nào?
Đa số các trường hợp đau bụng kinh nguyên phát ở mức độ nhẹ bạn không cần phải can thiệp điều trị; hoặc nếu có thì thường chỉ cần điều trị tại nhà. Phương pháp làm giảm cơn đau bụng đến tháng thường được áp dụng là:
Riêng đối với trường hợp đau bụng kinh thứ phát có liên quan đến bệnh lý, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách; tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng.
Bạn có thể quan tâm:
Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng kinh
>>>>>Xem thêm: Mẹ sau sinh có nên ăn sữa chua không? Mẹ nào nên, mẹ nào không?
Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe và khám phụ khoa, cũng như thăm hỏi về tiền sử bệnh của bạn và gia đình. Trong khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra, tìm kiếm các bất thường trong cơ quan sinh sản và xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.
Nếu nghi ngờ bạn có bệnh lý gây ra đau bụng kinh, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm, như:
- Siêu âm. Kỹ thuật này cho thấy hình ảnh của tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác. Chẳng hạn như chụp CT hay MRI, chụp CT kết hợp với X-quang.
- Nội soi ổ bụng. Bác sĩ có thể phát hiện tình trạng lạc nội mạc tử cung, mô dính, u xơ tử cung, u nang buồng trứng hay mang thai ngoài tử cung khi thực hiện nội soi ổ bụng.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Đau bụng kinh hay đau bụng đến tháng là một hiện tượng bình thường ở đa số phụ nữ nhưng một số trường hợp bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định nguyên nhân:
- Đau bụng kinh dữ dội, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng tháng.
- Các triệu chứng đau càng lúc càng trở nên nghiêm trọng.
- Vừa mới bị đau bụng kinh dữ dội sau khi 25 tuổi.
Câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt
- Máu kinh vón cục: Nguy hiểm hay bình thường?
- Kinh nguyệt đến sớm có sao không? 9 nguyên nhân
- Vừa hết kinh 1 tuần lại ra máu có sao không? 10 lý do bạn nên biết
- Làm sao để có kinh sớm? 9 cách có kinh sớm để bạn thoải mái tận hưởng mọi cuộc vui
Tóm lại, đau bụng kinh là gì, thì đau bụng kinh (hay đau bụng khi tới tháng) đơn giản chỉ là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tình trạng đau bụng kinh có liên quan đến một bệnh lý nào đó và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản; bạn cần điều trị triệt để tránh các biến chứng hoặc trở nặng về sau.
Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về đau bụng kinh là gì, nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh. Hy vọng bạn đã hiểu thêm phần nào về sức khỏe của chính mình.