Đau bụng sau khi ăn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách cải thiện

Đau bụng sau khi ăn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách cải thiện

Đau bụng sau khi ăn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách cải thiện

Đau bụng sau khi ăn là cảm giác không hề dễ chịu và gây ra không ít rắc rối cho người thường xuyên mắc phải tình trạng này.

Bạn đang đọc: Đau bụng sau khi ăn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách cải thiện

Chắc hẳn mọi người cũng đều trải qua tình cảnh “con mắt to hơn cái bụng” nên ăn nhiều hơn so với nhu cầu và chịu đựng hậu quả ngay sau đó: Buồn nôn, chướng bụng, khó thở. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đau bụng sau khi ăn dẫu cho lượng thực phẩm không không quá nhiều thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài vấn đề.

Bài viết sau, Kenshin.vn sẽ đem đến các thông tin cần thiết xoay quanh tình trạng này cũng như biện pháp cải thiện mà bạn có thể áp dụng để giảm tình trạng ăn xong bị đau bụng.

Đau bụng sau khi ăn: Các triệu chứng thường gặp

Một vài triệu chứng thường thấy khi người bệnh bị đau bụng sau khi ăn bao gồm:

  • Tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, bụng dưới bị đau quặn trong thời gian ngắn.
  • Đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, khó nuốt.
  • Sốt nhẹ và tiêu chảy.
  • Tâm trạng căng thẳng và lo âu.
  • Đau thắt vùng ngực từng cơn với cường độ tăng dần và liên tục.

7 nguyên nhân đau bụng sau khi ăn

Một số nguyên nhân giải thích vì sao bạn lại ăn xong bị đau bụng:

1. Ăn quá nhiều gây đau bụng sau khi ăn

Tình trạng căng thẳng có thể khiến cơ bắp trở nên căng cứng, có thể gây ra đau hoặc khó chịu trong dạ dày. Thói quen thở chậm, sâu trước khi ăn có thể thư giãn các cơ bắp, từ đó hạn chế nguy cơ cảm giác đau bụng xuất hiện.

2. Dị ứng thức ăn

Hiện tượng dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể bạn xem một món ăn nào đó là đối tượng nguy hiểm có khả năng gây hại. Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng các kháng thể để chống lại thực phẩm này. Phản ứng dị ứng có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm ăn vào đau bụng. Những thực phẩm thường gây dị ứng gồm:

  • Sữa
  • Trứng
  • Lúa mì
  • Đậu nành
  • Đậu và các loại hạt
  • Cá và động vật có vỏ.

3. Không dung nạp thực phẩm cũng có thể gây đau bụng sau khi ăn

Tình trạng nhạy cảm hoặc không dung nạp thực phẩm là khi dạ dày “không đồng ý tiêu hóa” với một loại thực phẩm nhất định. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hệ thống tiêu hóa sẽ bị kích thích và rối loạn.

Hội chứng không dung nạp đường lactose khá phổ biển và khiến không ít người mắc phải bị đau bụng sau khi ăn những thực phẩm làm từ các nguyên liệu trên.

4. Trào ngược dạ dày (GERD)

Đau bụng sau khi ăn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách cải thiện

Cảm giác đau bụng cũng như ợ nóng là triệu chứng phổ biến cho tình trạng trào ngược dạ dày. Sau bữa ăn, thực phẩm đôi khi di chuyển ngược lên thực quản, gây đau hoặc nóng rát ở ngực cùng với vị chua đọng lại vùng cổ họng.

5. Viêm dạ dày

Chứng viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm và sưng. Tình trạng này đến từ nhiều nguyên nhân nhưng điển hình nhất vẫn là do sự hoành hành của vi khuẩn Helicobacter pylori thông qua chế độ ăn uống, lối sống thiếu lành mạnh hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID).

Nếu dạ dày của bạn đang trong tình trạng viêm thì ăn vào đau bụng sẽ khó tránh khỏi, đặc biệt là sau khi ăn các món cay nóng, nhiều dầu mỡ.

6. Táo bón

Tình trạng táo bón xảy ra khi phân di chuyển qua đường tiêu hóa quá chậm và không thể đào thải dễ dàng như thông thường. Táo bón mạn tính có thể gây đau dạ dày và đầy hơi khiến cho cơ thể xảy ra tình trạng ăn vào là đau bụng. Sau khi bạn ăn, cơ thể cũng sẽ cố gắng tiêu hóa thức ăn mới và các triệu chứng trên dường như cũng trở nên khó chịu hơn.

7. Stress gây đau bụng sau khi ăn

Việc bạn rơi vào stress có thể khiến cơ bắp trở nên căng thẳng, gây khó chịu và đau bụng sau khi dùng bữa. Các chuyên gia cũng đưa ra nhận định trạng thái tâm lý sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy khó chịu sau mỗi bữa ăn.

Mách bạn cách cải thiện tình trạng đau bụng sau khi ăn

Tìm hiểu thêm: Rau đắng đất

Đau bụng sau khi ăn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách cải thiện

>>>>>Xem thêm: Trẻ nôn trớ hay ói: hiện tượng nào nguy hiểm hơn?

Ngoài sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định, bạn có thể áp dụng một số biện pháp nhằm giảm tình trạng ăn xong đau bụng đau gồm:

  • Chườm ấm
  • Uống nước
  • Bổ sung lợi khuẩn
  • Ăn khoảng nửa quả chuối
  • Uống trà gừng hoặc trà quế
  • Hạn chế nằm xuống ngay để tránh axit trào ngược lên thực quản mà thay vào đó, hãy ngồi dựa lưng vào gối.

Ngăn ngừa và cải thiện chứng đau bụng sau khi ăn

Phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh, nếu bạn vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân gây buồn nôn hoặc ăn vào là đau bụng, việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp ích phần nào. Bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Chia khẩu phần ăn vừa phải
  • Thực hiện các bài tập giảm căng thẳng
  • Uống nhiều nước, trước và trong bữa ăn
  • Tránh hoặc giảm lượng caffeine và rượu
  • Tránh các thực phẩm khiến dạ dày khó chịu
  • Thực hiện một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, có nhiều chất xơ
  • Hãy thử ăn 5 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính như thường lệ.

Đau bụng sau khi ăn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng khác. Nếu triệu chứng này không thuyên giảm dù bạn đã áp dụng nhiều cách, bạn cần đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và tìm cách điều trị phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *