Đau cẳng chân nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng tránh

Đau cẳng chân nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng tránh

Đau cẳng chân nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng tránh

Đau cẳng chân (hay nhức ống chân) là tình trạng thường gặp ở những vận động viên chạy bộ, vũ công hoặc người mới tham gia nghĩa vụ quân sự. Đau ống chân sẽ phổ biến hơn nếu gân đây họ tăng cường hoặc thay đổi thói quen vận động.

Bạn đang đọc: Đau cẳng chân nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng tránh

Đau cẳng chân nhẹ có thể giảm bớt với những biện pháp chăm sóc tại nhà, tuy nhiên cũng có trường hợp cần đến sự trợ giúp y tế. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về cách chăm sóc chấn thương này qua bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Đau cẳng chân là bệnh gì?

Cẳng chân là phần nằm ở giữa đầu gối và mắt cá chân. Cấu tạo xương cẳng chân gồm hai xương là xương chày và xương mác. Xương chày (hay xương ống chân) là xương lớn hơn trong hai xương ở cẳng chân.

Đau xương cẳng chân, hay hội chứng căng xương chày, đau xương ống chân, là tình trạng đau dọc mặt trước hoặc trong ống đồng. Các cơ bắp, gân và xương mô trở nên quá tải bởi người bệnh gia tăng hoạt động.

Nguyên nhân nhẹ có thể là do viêm phần mềm hoặc cơ. Những trường hợp nặng có thể do rạn xương cẳng chân, thậm chí gãy cẳng chân. Đây là một trong những chấn thương phổ biến nhất khi luyện tập thể thao.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau cẳng chân là gì?

Các triệu chứng của đau nhức cẳng chân là đau âm ỉ hoặc đau nhói như dạo cạo, dọc theo xương chày hoặc ở cơ cẳng chân. Bạn có thể thấy căng đau hoặc sưng nhẹ, tình trạng này còn được bệnh nhân mô tả là cảm giác đau ống đồng.

Ban đầu, cơn đau sẽ ngừng khi bạn ngưng chạy bộ hoặc luyện tập. Tuy nhiên có đôi khi cơn đau vẫn có thể tiếp tục dù bạn đã ngừng những hoạt động trên, chạm vào sẽ thấy đau nặng hơn.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bn cn gp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc các triệu chứng như:

  • Đau xương ống chân nặng xảy ra sau té ngã hoặc tai nạn;
  • Xương chày bị viêm, nóng;
  • Đau kể cả khi nghỉ ngơi.

Trong trường hợp bạn đang được điều trị đau cẳng chân, bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu:

  • Việc điều trị bằng nghỉ ngơi, chườm đá và thuốc giảm đâu không kê đơn không giúp làm giảm triệu chứng;
  • Chỗ sưng ngày càng tệ hơn;

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Đau cẳng chân nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng tránh

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra đau nhức cẳng chân?

Ấn vào xương ống chân thấy đau có thể do đâu?

Nguyên nhân chủ yếu gây đau cẳng chân là do viêm (sự kích thích mô) bởi chấn thương cơ, dây chằng và mô xung quanh xương.

Các nguyên nhân gây viêm các cơ này bao gồm sử dụng cơ quá mức, căng gân gót, yếu cơ cổ chân, bàn chân bẹt, bàn chân vòm. Đột ngột tăng cường độ, tần số hoặc khoảng thời gian luyện tập. Chạy xuống dốc hay trên mặt phẳng nghiêng, chạy trên bề mặt cứng, chơi các môn thể thao có động tác bắt đầu hoặc dừng đột ngột (bóng rổ, quần vợt), luyện tập quá sức hoặc quá lâu và mang giày không vừa chân cũng có thể gây ra đau ống chân.

Một số nguyên nhân ít gặp khác có thể gây đau nhức vùng cẳng chân gồm:

  • Bong gân.
  • Gãy xương.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Suy tĩnh mạch.
  • Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới.
  • Đau thần kinh tọa.
  • Bệnh thần kinh tiểu đường.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị đau cẳng chân?

Đau cẳng chân khá phổ biến và bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Đây là chấn thương phổ biến khi chạy bộ, gặp cả ở người mới tập hay những vận động viên chuyên nghiệp đẳng cấp cao. Vũ công và các vận động viên điền kinh hay đi bộ nhanh cũng thường bị đau cẳng chân do có chế độ luyện tập nặng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ đau cẳng chân?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau cẳng chân, bao gồm:

  • Nghề nghiệp: bạn là vận động viên điền kinh, đặc biệt nếu mới bắt đầu chương trình luyện tập.
  • Địa hình hay môi trường hoạt động: chơi thể thao trên nền cứng với các động tác bắt đầu và dừng đột ngột; hoặc chạy trên đường không bằng phẳng, ví dụ như đồi núi.
  • Chương trình huấn luyện: bạn đang được huấn luyện quân sự.
  • Dị tật chân: bạn có bàn chân bẹt hay vòm cao.

Chẩn đoán và điều trị

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng của rối loạn tiền đình bạn cần chú ý

Đau cẳng chân nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Hypoallergenic là gì? Hypoallergenic trong mỹ phẩm có an toàn cho da?

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau cẳng chân?

Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa vào bệnh sử, hỏi nghề nghiệp, thói quen vận động và khám lâm sàng.

Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang, xạ hình xương hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp tìm ra những vấn đề khác như gãy xương, viêm gân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau cẳng chân?

Mục tiêu điều trị đau cẳng chân là quay trở lại các hoạt động càng sớm và càng an toàn càng tốt. Quay trở lại hoạt động quá sớm có thể làm chấn thương nặng thêm.

Bạn có thể sử dụng quy tắc RICE (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao chi) để sơ cứu. Cụ thể như sau:

  • Quan trọng là phải nghỉ ngơi và tránh những hoạt động có thể gây ra tình trạng này. Hãy tránh các bài tập lặp đi lặp lại phần cẳng chân ít nhất 1 – 2 tuần, cố gắng nghỉ 2 – 4 tuần.
  • Hãy chườm đá hoặc mát-xa lạnh trong vòng 20 phút, ba lần mỗi ngày trong 2 đến 3 ngày hoặc đến khi hết đau xương ống chân.
  • Băng ép bằng băng vải hoặc băng thun để cố định vùng chấn thương, tạo điểm vững chắc cho vùng cơ khớp bị chấn thương.
  • Kê cao chân bằng gối. Bạn có thể được điều trị bởi nhà vật lý trị liệu.

Các biện pháp khác nhằm hỗ trợ điều trị đau cẳng chân bao gồm: mang giày đúng kích cỡ với bộ phận hỗ trợ vòm chân (dụng cụ chỉnh hình), thay đổi môn thể thao (đạp xe tại chỗ hoặc bơi), tập các bài tập tăng tầm vận động và tăng dần các hoạt động chạy trở lại.

Thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen, aspirin) có thể giảm đau nhưng lại gây các vấn đề về dạ dày. Do đó nên uống thuốc ngay sau bữa ăn.

Rất ít người cần phẫu thuật đau nhức cẳng chân, trừ khi bị rất nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị kể trên. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ hiệu quả của phẫu thuật như thế nào.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau cẳng chân?

Đau cẳng chân có thể được ngăn ngừa và hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sau đây:

  • Ngừng các hoạt động gây đau trừ khi bác sĩ nói rằng bạn có thể bắt đầu trở lại;
  • Đảm bảo rằng bạn chơi các môn thể thao đúng kỹ thuật;
  • Khởi động trước khi luyện tập, chẳng hạn như tập aerobic nhẹ đúng cách. Hãy nhẹ nhàng duỗi cơ trước và sau khi chơi thể thao hoặc luyện tập;
  • Tăng cường sức cơ cẳng chân để điều chỉnh lại sự cân bằng của các cơ.
  • Tránh dùng cơ quá sức. Chạy quá nhiều hoặc hoạt động có tác động mạnh khác được thực hiện quá lâu ở cường độ quá cao có thể khiến cẳng chân bị quá tải.
  • Chọn giày phù hợp.
  • Giảm bớt tác động lên cẳng chân. Tập luyện chéo với một môn thể thao ít tác động đến ống chân của bạn hơn, chẳng hạn như bơi lội, đi bộ hoặc đạp xe.
  • Hãy nhớ bắt đầu các môn thể thao mới một cách chậm rãi. Tăng dần thời gian và cường độ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị đau cẳng chân tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *