Đau chân – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau chân – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau chân – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Khi có điều gì bất thường dẫn đến đau chân, bệnh nhân có thể bị đau hoặc khó chịu ở một hoặc nhiều bộ phận của chân như ngón chân, gót chân, vòm hoặc lòng bàn chân.

Bạn đang đọc: Đau chân – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Chân là một phần quan trọng của cơ thể. Phần chân phải đủ khỏe để chịu tất cả trọng lượng cơ thể khi bạn đứng và đi. Bên trong bàn chân của bạn là một hệ thống phức tạp gồm các xương, dây chằng, gân và cơ. Khi bị đau chân, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi lại cũng như thực hiện các hoạt động bình thường hằng ngày.

Vậy vì sao bạn lại gặp tình trạng này và khi bị đau chân phải làm sao? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân nào gây ra đau chân?

Đau chân là một vấn đề thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung, những nguyên nhân này bắt nguồn từ hai lý do chính: thói quen trong sinh hoạt và bệnh lý.

Thói quen trong sinh hoạt

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề về chân là do mang giày không vừa kích cỡ, đặc biệt là ở phụ nữ. Họ thường mang những đôi giày cao gót và có thể gây đau chân, vì khi mang giày cao gót, bạn phải dồn rất nhiều áp lực vào các ngón chân. Chấn thương trong khi tập các môn thể dục, thể thao có cường độ mạnh như chạy bộ hoặc thể dục nhịp điệu mạnh cũng có thể gây ra đau chân.

Đau chân – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh lý

Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm: bong gân và căng cơ, bệnh gút, mụn cóc, nốt phồng, vết chai sạn, chấn thương bàn chân… Bong gân và căng cơ thường xảy ra khi mọi người thay đổi hướng và tăng tốc đột ngột, ngã và tiếp đất sai tư thế,… Điều này sẽ gây ra tổn thương ở cơ và dây chằng. Nó có thể gây sưng tấy, bầm tím và đau, khiến bạn không thể tự đứng dậy được. Bên cạnh đó còn có những bệnh lý khác bao gồm:

Bàn chân bẹt

Với những người bị bàn chân bẹt, bạn sẽ không thấy vòm cong ở bàn chân. Vì vậy, để giữ cơ thể cân bằng khi đi lại, chạy nhảy thì các bộ phận như cổ chân, đầu gối, khớp háng cùng hệ cột sống sẽ xoay lệch. Đến khi hệ thống khung xương không còn khả năng chịu lực, bệnh nhân dần dần sẽ bị đau mắt cá, gót chân, đầu gối, thắt lưng, thậm chí cả cổ gáy.

Viêm bao hoạt dịch ngón cái (biến dạng ngón chân cái)

Ngón chân cái của người bệnh sẽ hướng về những ngón chân khác, các khớp ngón chân cái sẽ nhô ra hình thành u xương. Bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn không điều trị. Một số trường hợp, bệnh nhân sẽ thấy đau trong khi số khác lại không có triệu chứng gì.

Viêm cơ mạc bàn chân

Triệu chứng nhận biết là các cơn đau ở gót chân và lòng chân với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường xảy ra ở người ít vận động, khiến sợi dây chằng không có độ co giãn, cơ mạc bàn chân yếu. Ngoài ra khi mang giày quá cứng hoặc quá mềm, giày cao gót hay chứng thừa cân khiến trọng lượng đè lên chân quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm cơ mạc bàn chân.

Một số phương pháp điều trị đau chân mà bạn có thể áp dụng

Tìm hiểu thêm: Xuất tinh ngược dòng

Đau chân – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn làm giảm tình trạng đau chân tại nhà, bao gồm:

  • Chườm đá để giảm sưng đau
  • Nâng cao chân càng nhiều càng tốt
  • Hạn chế di chuyển chân bị đau cho đến khi cảm thấy tốt hơn
  • Mang giày vừa chân và phù hợp với hoạt động đang thực hiện
  • Mang miếng đệm chân để tránh cọ xát và phần bị tổn thương
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen

Đau chân – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Bài tập yoga cho người bị tiểu đường

Ngoài ra, tùy nguyên nhân gây đau mà bạn sẽ có cách trị đau chân tại nhà cụ thể, chẳng hạn như:

  • Cách trị đau chân do bệnh gout: Gout (gút) là một loại viêm khớp do tăng sản xuất axit uric dư thừa trong các khớp. Da bị đỏ, sưng và nóng trong các khớp, cơn đau khởi phát đột ngột dữ dội là những triệu chứng thường gặp nhất của đau chân ở bệnh nhân bị bệnh gút. Bạn có thể điều trị đau do gout bằng cách chườm lạnh. Nếu không muốn uống thuốc, bạn có thể cân nhắc điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu cũng mang lại hiệu quả cao.
  • Chữa đau chân do nổi mụn cóc: Mụn cóc là một vòng tròn nhỏ màu trắng phẳng trên da với những chấm đen ở trung tâm. Mụn xuất hiện ở lòng bàn chân và gây đau đớn do phải chịu sức nặng cơ thể lúc bạn đứng hoặc đi. Một số loại mụn cóc có thể tự lành nhưng thường phải mất một thời gian dài. Bạn có thể sử dụng kem hoặc gel không kê toa để bôi lên mụn cóc, miếng dán đặc trị để giúp điều trị mụn cóc.
  • Cách trị đau chân do móng chân mọc ngược: Móng chân mọc ngược xảy ra khi một bên của móng chân bắt đầu mọc vào bên trong phần da xung quanh móng, gây ra đỏ, sưng và đau. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau đớn khi có áp lực tác động lên các móng chân hoặc một số bệnh nhiễm trùng xảy ra trên ngón chân của bạn. Để điều trị, bạn nên cắt thẳng móng chân và vén nhẹ phần da khỏi móng bằng cách sử dụng que bông, điều này có thể giảm tình trạng móng chân mọc ngược;
  • Cách chữa đau chân do mắc bệnh tiểu đường, béo phì hoặc do mang thai: bạn có thể sử dụng một số phương pháp điều trị đơn giản tại nhà như sử dụng túi chườm đá cho các khu vực bị ảnh hưởng, sử dụng miếng đệm chân và cố gắng thư giãn chân càng nhiều càng tốt.

Trong một vài trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, nếu bị đau chân mà không khỏi sau khi một hoặc hai tuần điều trị tại nhà, bạn nên đến bệnh viện để được chữa trị.

Hãy nhớ chọn giày phù hợp và thoải mái, duy trì cân nặng phù hợp, dãn cơ trước khi tập luyện, vệ sinh chân sạch sẽ, luôn luôn mang giày khi đi ra ngoài… Đây là những cách để bạn hạn chế đau chân và các vấn đề sức khỏe khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *