Đau cơ liên sườn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Đau cơ liên sườn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Đau cơ liên sườn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Đau cơ liên sườn là cơn đau gây ra do căng cơ liên sườn. Đau cơ liên sườn do căng cơ chiếm đến gần một nửa số trường hợp đau cơ thành ngực. Vậy cơ liên sườn là gì? Đau cơ liên sườn xuất phát từ đâu và điều trị như thế nào?

Bạn đang đọc: Đau cơ liên sườn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Cùng Kenshin tìm hiểu ngay qua các thông tin sau đây nhé!

Tìm hiểu chung 

Cơ liên sườn là gì?

Cơ liên sườn là nhóm cơ cơ chạy dọc 2 bên xương sườn, có vai trò gắn các xương này lại với nhau. Nhiệm vụ chính của nhóm cơ này là duy trì sự ổn định của lồng ngực khi cử động, cho phép lồng ngực có khả năng “nở ra” và “co lại” để hít thở.

Đau cơ liên sườn là gì? 

Khi các cơ liên sườn hoạt động quá mức sẽ gây căng, thậm chí là rách cơ. Căng cơ liên sườn gây ra tình trạng đau cơ và khó thở.

Các triệu chứng của căng cơ liên sườn có thể hơi khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, vì các cơ liên sườn có đóng vai trò quan trọng trong quá trình thở nên các triệu chứng thường liên quan đến hoạt động hít thở và các vùng xung quanh.

Tính chất cơn đau và triệu chứng kèm theo có thể bao gồm:

  • Đau lưng trên và đau xương sườn
  • Đau dữ dội và đột ngột, đôi khi có thể diễn tiến đau dần dần
  • Cơn đau tăng dần sau khi vận động lặp đi lặp lại
  • Cứng và căng cơ, đặc biệt khi gập hoặc xoay phần thân trên
  • Co thắt các cơ liên sườn
  • Cơn đau trầm trọng hơn khi ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.
  • Đau khi phải vặn người, vươn vai,…
  • Đau khi chạm vào vùng cơ bị căng
  • Cơ bị căng và rách thì sẽ có dấu hiệu của viêm, điển hình và dễ quan sát là dấu hiệu sưng tấy ở khu vực thành ngực
  • Đau cơ liên sườn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

    Nguyên nhân gây đau cơ liên sườn là gì? 

    Cơ liên sườn thường bị căng do vặn phần trên cơ thể vượt quá giới hạn của nó. Triệu chứng đau cơ liên sườn thường xảy ra khi bạn thay đổi chuyển động đột ngột hoặc lặp đi lặp lại các động tác ảnh hưởng đến cơ liên sườn.

    Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng này: 

    • Ho khan.
    • Các bài tập thể dục hoặc các môn thể thao như bóng chày, nâng tạ và chèo thuyền.
    • Căng cơ gây đau cơ liên sườn cũng có thể gặp phải khi chấn thương đột ngột hoặc vận động lặp đi lặp lại.
    • Thực hiện động tác vươn tới, sai tư thế trong các công việc như sơn trần nhà, chặt gỗ.
    • Bị va đập vào lồng ngực, như trong tai nạn xe hơi hoặc trong khi chơi thể thao tiếp xúc

    Chẩn đoán và điều trị 

    Tìm hiểu thêm: Loét dạ dày nên ăn gì? 6 loại thực phẩm nên bổ sung

    Đau cơ liên sườn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

    Chẩn đoán đau cơ liên sườn do căng cơ như thế nào?

    Khi bạn bị đau 2 bên sườn hay ở khu vực xương sườn thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân gây nên những cơn đau này. Ngoài thăm khám lâm sàng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X-quang, MRI để xác nhận hoặc loại trừ các nguyên nhân chấn thương, gãy xương khác.

    Căng cơ liên sườn cũng có thể biểu hiện tình trạng đau tức ngực, trước khi kết luận nguyên nhân cũng cần loại trừ các nguyên nhân gây đau có thể bắt nguồn từ các cấu trúc bên trong lồng ngực, chẳng hạn như tim, phổi hoặc thực quản.

    Cách trị đau cơ liên sườn

    Sau khi giải quyết các nguyên nhân gây đau cơ liên sườn khẩn cấp (nếu có), bác sĩ sẽ đề nghị một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau, tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân:

    • Nghỉ ngơi, tránh các cử động làm kích động cơn đau.
    • Liệu pháp lạnh có thể giúp giảm đau và giảm viêm cơ. Chườm đá (dùng túi chườm đá hoặc bọc đá lạnh trong khăn tắm) trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, 2 -3 lần trong ngày và trong ngay những ngày sau khi bị chấn thương sẽ giúp giảm sưng đau.
    • Trị liệu bằng nhiệt sau vài ngày đầu tiên chườm đá bằng cách thay phiên giữa chườm nóng và chườm lạnh. Điều này sẽ giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
    • Dùng phương pháp xoa bóp, ấn huyệt, châm cứu để làm giảm các triệu chứng căng đau.
    • Một số thuốc giảm đau không kê toa cũng có thể dùng làm dịu các cơn đau như ibuprofen hoặc paracetamol. Nếu đau nhiều, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc dãn cơ, giúp giảm đau, giảm co cứng, co thắt cơ liên sườn. Việc sử dụng thuốc nên nghe theo sự hướng dẫn của các bác sĩ hay chuyên gia.
    • Vật lý trị liệu với các bài tập kéo giãn hoặc liệu pháp kích thích điện qua da (TENS) sẽ giúp giải quyết các trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị làm giảm triệu chứng khác.
    • Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu có rách cơ.

    Nếu đau cơ liên sườn do căng cơ, có thể mất 4-5 tuần để lành lại hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể lâu hơn hoặc nhanh hơn tùy thuộc vào từng người.

    Chế độ sinh hoạt 

    Đau cơ liên sườn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

    >>>>>Xem thêm: Dị ứng thuốc kháng sinh: Cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả

    Căng cơ liên sườn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày, đặc biệt là ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để chung sống với tình trạng này trong thời gian chờ tổn thương lành lại, có thể thử các phương pháp sau đây:

    • Thực hành các bài tập thiền chánh niệm để giảm đau và thư giãn cơ.
    • Các bài tập thở sâu cũng có thể là một hình thức thiền để giảm căng thẳng. Vì thế, cố gắng tập thở vài phút mỗi giờ. Vì dụ:
    • Giữ một chiếc gối dựa vào các cơ liên sườn bị đau.
    • Hít vào chậm và sâu nhất có thể.
    • Giữ hơi thở trong vài giây.
    • Thở ra từ từ.
    • Lặp lại 10 lần.
    • Giữ tư thế ngủ tốt, giảm thiểu áp lực lên vị trí cơ bị tổn thương.
    • Tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga.
    • Thực hành các bài tập thở nhẹ nhàng và kéo giãn để hỗ trợ phục hồi.
    • Đau cơ liên sườn có thể diễn ra vài ngày hoặc vài tuần. Áp dụng các biện pháp sơ cứu và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chấn thương sẽ khỏi hoàn toàn, hầu như không để lại biến chứng. Để ngăn ngừa tình trạng căng cơ, hãy khởi động thật kỹ trước khi chơi thể thao và không tập luyện quá sức bạn nhé!

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *