Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia) là gì và điều trị ra sao?

Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia) là gì và điều trị ra sao?

Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia) là gì và điều trị ra sao?

Hội chứng đau cơ xơ hóa (hay Fibromyalgia) là tình trạng đau mãn tính thường được chẩn đoán ở phụ nữ trung niên. Những cơn đau cơ dữ dội này thường xuyên gây mất ngủ kéo theo chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. 

Bạn đang đọc: Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia) là gì và điều trị ra sao?

Vậy cách để đối phó với đau cơ xơ hóa là gì? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu ngay qua các thông tin dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung

Đau cơ xơ hóa là bệnh gì?

Hội chứng đau cơ xơ hóa (fibromyalgia syndrome – FMS), thường được gọi là đau cơ xơ hóa, là một rối loạn gây ra bởi sự tác động từ bộ não của bạn tới việc xử lý tín hiệu đau. Đau cơ xơ hóa được đặc trưng bởi đau cơ xương lan tỏa.

Tình trạng này có thể có những tác động dài hạn đến cuộc sống thường ngày của bạn. Những người bị đau cơ xơ hóa thường gặp phải những vấn đề như mệt mỏi, ảnh hưởng giấc ngủ, trí nhớ và tâm trạng. Họ có thể bị một số triệu chứng khác như đau đầu,căng cơ, rối loạn khớp thái dương hàm, hội chứng ruột kích thích, lo âu và trầm cảm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau cơ xơ hóa?

Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia) là gì và điều trị ra sao?

Các triệu chứng thường gặp của đau cơ xơ hóa là:

  • Đau lan rộng ở cả hai bên cơ thể, trên và dưới thắt lưng và kéo dài ít nhất 3 tháng;
  • Mệt mỏi vì khó ngủ, sự gián đoạn giấc ngủ vì đau, hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ;
  • Khả năng tập trung có thể giảm;

Ngoài ra, đau cơ xơ hóa cũng biểu hiện một số triệu chứng hiếm gặp như:

  • Ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân.
  • Hội chứng khớp thái dương hàm (TMJ)
  • Các vấn đề về tiêu hóa chẳng hạn như đầy bụng, ợ hơi, táo bón và thậm chí là hội chứng ruột kích thích (IBS).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Sự đau đớn và thiếu ngủ sẽ làm giảm khả năng hoạt động của bạn ở nhà và tại nơi làm việc. Nhiều người bị nhức đầu, trầm cảm, lo âu và co thắt dạ dày. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau cơ mãn tính và quá mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau cơ xơ hóa?

Nguyên nhân của đau cơ xơ hóa vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng các nhà khoa học tin rằng có gì đó tác động lên các tín hiệu và hóa chất trong não. Những yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của xơ cơ:

  • Di truyền: có thể do một đột biến di truyền nhất định dễ dàng các rối loạn phát triển;
  • Nhiễm trùng: một số bệnh có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh đau cơ xơ hóa;
  • Chấn thương thể chất hay tình cảm, ví dụ rối loạn căng thẳng sau chấn thương, chẳng hạn như: một chấn thương hoặc nhiễm trùng, sinh con, phẫu thuật hoặc sự đổ vỡ một mối quan hệ.

Kích thích dây thần kinh lặp đi lặp lại là nguyên nhân gây ra đau cơ xơ hóa. Sự gia tăng của một số hóa chất trong não có thể kích hoạt các tín hiệu đau. Ngoài ra, các thụ thể đau của não dường như hình thành bộ nhớ về đau và trở nên nhạy cảm hơn, có nghĩa là chúng có thể phản ứng thái quá với các tín hiệu đau.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh đau cơ xơ hóa?

Đau cơ xơ hóa là một bệnh tương đối phổ biến. Gần 1 trên 20 người có thể bị đau cơ xơ hóa ở nhiều mức độ. Nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới (90% các trường hợp được chẩn đoán xảy ra ở phụ nữ). Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi từ 30 và 50 nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người già. Đau cơ xơ hóa có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia) là gì và điều trị ra sao?

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cơ xơ hóa?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh đau cơ xơ hóa, chẳng hạn như:

  • Giới tính: đau cơ xơ hóa xảy ra thường xuyên ở phụ nữ hơn ở nam giới;
  • Lịch sử gia đình;
  • Bệnh thấp khớp: như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus làm cho bạn có nguy cơ bệnh nhiều hơn;
  • Béo phì;
  • Những chấn thương lặp đi lặp lại trên khớp,
  • Sau các chấn thương như tai nạn xe cộ hoặc sang chấn tâm lý do rối loạn căng thẳng sau chấn thương;
  • Nhiễm virus hay một số bệnh lý khác cũng làm tăng nguy cơ đau cơ xơ hóa.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau cơ xơ hóa?

Trước kia, chẩn đoán đau cơ xơ hóa khá khó khăn vì bạn cần phải khám tất cả 18 điểm đau để khẳng định chẩn đoán. Ngày nay, chẩn đoán đau cơ xơ hóa có thể được thực hiện nếu một người đã có triệu chứng đau lan rộng trong hơn ba tháng – không có nguyên nhân y khoa khác tác động.

Đau cơ xơ hóa có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu giúp bác sĩ loại trừ các bệnh khác mà có thể có các triệu chứng tương tự, bao gồm:

  • Công thức máu toàn phần;
  • Tốc độ lắng máu;
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

Những phương pháp điều trị đau cơ xơ hóa là gì?

Tìm hiểu thêm: Cách làm 5 loại sữa tăng cân cho người gầy ngay tại nhà

Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia) là gì và điều trị ra sao?

Mặc dù hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi cho bệnh đau cơ xơ hóa nhưng một loạt các loại thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Tập thể dục, thư giãn và giảm stress có thể có ích. Lựa chọn điều trị có thể bao gồm sự kết hợp của những điều sau đây:

Thuốc có thể giúp giảm đau cơ xơ hóa và cải thiện chất lượng giấc ngủ, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen ibuprofen hoặc naproxen sodium). Thuốc giảm đau gây nghiện không được khuyên dùng vì có thể dẫn đến sự phụ thuộc và thậm chí có thể làm cơn đau trầm trọng thêm theo thời gian;
  • Thuốc chống trầm cảm như Duloxetine và milnacipran, amitriptyline hoặc fluoxetine;
  • Thuốc chống động kinh như Gabapentin, pregabalin. Thuốc được thiết kế để điều trị động kinh thường hữu ích trong việc giảm một số cơn đau;
  • Điều trị: luyện tập các phương pháp để đối phó với các tình huống căng thẳng. Chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và tư vấn. Nói chuyện với nhân viên tư vấn có thể giúp bạn tự tin vào khả năng của mình và dạy cho bạn các phương pháp để đối phó với các tình huống căng thẳng.
  • Liệu pháp như châm cứu, thao tác chỉnh hình và giải phóng mạc cơ có thể mang lại tác dụng tạm thời cho bệnh nhân. Tuy nhiên, rất khó để điều trị lâu dài vì nó có thể không được bảo đảm;
  • Thay đổi lối sống – chẳng hạn như các chương trình tập thể dục và các kỹ thuật thư giãn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau cơ xơ hóa?

Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia) là gì và điều trị ra sao?

>>>>>Xem thêm: Trẻ mấy tháng tuổi được dùng mật ong? Những rủi ro khi bé ăn mật ong

Khi bạn được chẩn đoán đau cơ xơ hóa, bạn nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về tình trạng này. Hiểu về bệnh có thể giúp bạn tìm thấy cách để đối phó. Việc làm này cũng nên mở rộng đến gia đình và bạn bè của bạn. Bệnh nhân đau cơ xơ hóa thường ít được hỗ trợ vì người khác không hiểu được cảm giác đau mà bệnh nhân đang trải qua vì không có triệu chứng thể chất cụ thể.

  • Các nhóm hỗ trợ: nhiều người bị đau cơ xơ hóa nhận thấy rằng các nhóm hỗ trợ tạo ra một sự liên kết quan trọng, nơi họ có thể nói chuyện với những người khác cũng đang phải sống chung với tình trạng này. Có một nhân viên tư vấn có thể giúp củng cố niềm tin của bạn trong điều trị và dạy bạn làm thế nào để đối phó tốt hơn. Các nhóm hỗ trợ đã cho thấy kết quả tuyệt vời trong việc giúp đỡ những người sống chung với đau cơ xơ hóa;
  • Luyện tập thể dục đều đặn: tập thể dục đã cho thấy có một số lợi ích quan trọng đối với người bệnh đau cơ xơ hóa. Lúc đầu, tập thể dục có thể làm tăng cơn đau của bạn. Tuy nhiên, tập luyện thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng. Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là tập aerobic tác động thấp. Khi bạn đang tập thể dục cường độ thấp, bạn có thể đi bộ, chạy bộ và chơi quần vợt. Một chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bạn phát triển một chương trình tập thể dục tại nhà. Các tư thế kéo giãn cơ thể và bài tập thư giãn cũng rất hữu ích;
  • Duy trì một lối sống lành mạnh: ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe. Hạn chế uống cà phê, bỏ hút thuốc lá và rượu. Làm điều gì đó mà bạn tìm thấy thú vị và thực hiện mỗi ngày;
  • Ngủ đủ: thiếu ngủ thường đi cùng với đau cơ xơ hóa và nó có thể làm cho cơn đau trầm trọng hơn, có thể dẫn đến mệt mỏi và trầm cảm. Bạn có thể tìm các kỹ thuật để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn vào ban đêm vạ hạn chế ngủ ban ngày. Thực hành thói quen ngủ tốt, chẳng hạn như đi ngủ và thức dậy cùng một giờ để tập cho cơ thể của bạn một lịch trình nhất định của giấc ngủ;
  • Giảm căng thẳng: hãy cho mình thời gian để thư giãn suốt cả ngày nhưng cố gắng không để thay đổi thói quen hàng ngày của bạn. Bạn nên có một kế hoạch để thư giãn và giảm stress. Hãy thử các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như bài tập hít thở sâu, hoặc thiền định;
  • Thư giãn: dàn trải công việc của bạn ra cả ngày. Bạn sẽ có ngày tồi tệ và ngày tốt đẹp. Nếu bạn cố gắng làm quá nhiều vào một ngày bạn có thể cảm thấy mệt mỏi trong ngày hôm sau. Bạn không nên quá sức và nên học cách tự chăm sóc mình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *