Bạn đang đọc: Đau dây thần kinh sinh ba
Nội Dung
Định nghĩa
Đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh tam thoa, đau dây thần kinh V) là gì?
Đau dây thần kinh sinh ba hay còn gọi là đau dây thần kinh tam thoa, đau dây thần kinh V. Đây là một chứng rối loạn hiếm gặp, có thể gây đau đớn ở dây thần kinh sinh ba. Đó là một dây thần kinh chính trên mặt, nằm ở vị trí thái dương. Bệnh mãn tính này kèm theo những cơn đau dữ dội có thể khiến bạn trở nên suy nhược. Các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng và sau đó biến mất trong nhiều tháng hoặc năm.
Những ai thường mắc phải đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh tam thoa, đau dây thần kinh V)?
Bệnh có thể xảy ra ở mọi người. Tuy nhiên, đau dây thần kinh tam thoa thường xảy ra ở người trên 50 tuổi và phổ biến ở nữ hơn nam.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh tam thoa, đau dây thần kinh V) là gì?
Triệu chứng phổ biến nhất là các cơn đau dữ dội giống bị đâm hoặc giật điện ở các bộ phận trên mặt, ảnh hưởng bởi dây thần kinh và các nhánh của nó. Các cơn đau ngắn nhưng dữ dội có xu hướng đến rồi đi ở hàm, môi, mắt, mũi, da đầu, trán và mặt của bạn. Cơn đau có thể bắt đầu mà không báo trước hoặc có thể bị kích hoạt khi bạn nói, nhai, trang điểm, rửa mặt hoặc đánh răng. Thỉnh thoảng kể cả khi bạn chạm vào một phần nào đó trên mặt cũng có thể lên có cảm giác đau.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn trải qua các cơn đau kéo dài trên mặt, đau hoàn toàn từng cơn và cơn đau không dứt hoặc giảm dù bạn đã uống thuốc giảm đau, hãy liên hệ bác sĩ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh tam thoa, đau dây thần kinh V) là gì?
Nguyên nhân thường không rõ. Đôi khi bệnh có thể xuất hiện sau khi bạn nhổ răng, chấn thương dây thần kinh mặt, bị nhiễm virus herpes hoặc chèn ép dây thần kinh bởi mạch máu hoặc khối u.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh tam thoa, đau dây thần kinh V)?
Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc đau dây thần kinh sinh ba, bao gồm:
- Giới tính: nữ giới có khuynh hướng mắc bệnh nhiều hơn nam;
- Di truyền: bệnh có khả năng di truyền với những người thân trong gia đình;
- Tuổi tác: bạn có thể mắc bệnh nếu bạn trên 50 tuổi;
- Tình trạng sức khỏe: nếu bạn mắc đa xơ cứng, bạn có nguy cơ mắc đau dây thần kinh sinh ba.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh tam thoa, đau dây thần kinh V)?
Điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng. Điều quan trọng nhất là bạn nên tránh làm những việc gây ra cơn đau. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau.
Phẫu thuật được thực hiện để điều trị các khối u hoặc mạch máu đè lên dây thần kinh hoặc được thực hiện nếu các cách điều trị khác bạn đang áp dụng không hiệu quả. Các loại phẫu thuật bao gồm xạ phẫu không tiếp xúc, tiêm hoặc kích thích điện và mổ hở để loại bỏ áp lực lên dây thần kinh.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh tam thoa, đau dây thần kinh V)?
Bác sĩ chẩn đoán từ các triệu chứng, tiền sử bệnh và quá trình khám sức khỏe của bạn. bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) loại trừ các loại bệnh khác gây ra các cơn đau tương tự.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh tam thoa, đau dây thần kinh V)?
Những thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau dây thần kinh V:
- Ăn thức ăn mềm;
- Nói với bác sĩ các thuốc bạn dùng, kể cả thuốc kê toa và không kê toa và thông báo nếu bạn mang thai hoặc dự định có thai
Gọi bác sĩ nếu:
- Các triệu chứng không thuyên giảm dù bạn đã uống các thuốc đã được bác sĩ kê đơn;
- Bạn gặp tác dụng phụ với thuốc;
- Bạn có triệu chứng mới như song thị, yếu cơ mặt hoặc thay đổi về thính lực hoặc sự cân bằng. Điều này cho thấy có thể có các chứng rối loạn khác.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Thực hư dị ứng bột ngọt là gì? Dấu hiệu và cách điều trị say mì chính