Thao túng tâm lý trong tình yêu có thể làm bạn mệt mỏi trong mối quan hệ của chính mình. Nó không những ảnh hưởng tới tâm lý mà còn tác động tới chất lượng đời sống nói chung và mối quan hệ bạn đang có nói riêng.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết bạn có đang bị thao túng tâm lý trong tình yêu?
Có nhiều biểu hiện có thể giúp nhận biết bạn có đang bị thao túng tâm lý khi yêu hay không. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu thao túng tâm lý trong tình yêu để có thể tránh được mối quan hệ độc hại qua bài viết dưới đây!
Nội Dung
Thao túng tâm lý trong tình yêu là gì?
Thao túng tâm lý trong tình yêu trong tiếng anh gọi là gaslight in relationship. Đây là một hình thức lạm dụng tâm lý phổ biến trong các mối quan hệ không lành mạnh, mà trong đó một người khiến người kia nghi ngờ về những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình, hoang mang, bối rối, không biết mình đã làm sai ở đâu, thậm chí cảm thấy bản thân như “điên rồ”. Trên thực tế, có rất nhiều người trong chúng ta vẫn đang mù quáng trong cuộc tình, tin rằng bản thân mình là người sai lầm và có lỗi. Tuy nhiên, thực ra chính bạn đang là nạn nhân, bị rơi vào trạng thái bị nửa kia thao túng tâm lý trong tình yêu.
Gaslighting trong tình yêu có thể xảy ra trong các mối quan hệ lãng mạn ở mọi lứa tuổi – các mối quan hệ tuổi teen, tuổi trưởng thành và thậm chí cả trong hôn nhân.
Người thao túng tâm lý không biểu hiện ngay ở những lần đầu tiên mà họ thường xây dựng lòng tin trước, chính vì vậy mà người trong cuộc khó nhận ra và không công nhận sau một thời gian dài.
Thao túng tâm lý có thể bắt đầu từ những hành vi nhỏ, sau đó phát triển lên bóp méo thực tế, khiến bạn khó nhận thấy có vấn đề gì. Đặc biệt là trong mối quan hệ mà bạn tin tưởng vào đối phương của mình.
>>> Tìm hiểu thêm: Gaslight là gì mà khiến bạn bị thao túng tâm lý?
Dấu hiệu thao túng tâm lý trong tình yêu
Thao túng tâm lý trong tình yêu có nhiều biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhìn chung, cách thao túng tâm lý trong tình yêu là người thao túng tâm lý có vẻ luôn luôn đúng hoặc luôn có ưu thế. Một số dấu hiệu bạn có thể nhận biết như:
- Đối tác có thể xúc phạm hoặc hạ thấp bạn trước mặt người khác hoặc khi chỉ có hai bạn
- Sự hài hước chính là vũ khí để họ sử dụng trêu chọc và chế nhạo bạn với chiêu bài “tôi chỉ đùa thôi”
- Người thao túng có thể khiến bạn nghi ngờ trí nhớ hoặc nhận thức của chính mình bằng những câu nói như:
- “Tôi chưa bao giờ nói điều đó”
- “Bạn nói rằng bạn sẽ trả hóa đơn đó mà”
- “Tôi không tán tỉnh người phụ nữ đó”
- “Bạn đang bị hoang tưởng!”
Bạn có thể đặt câu hỏi, để tìm câu trả lời liệu bạn có bị thao túng tâm lý trong tình yêu hay không như:
Kiểm soát và chặn không cho bạn tiếp cận với mối quan hệ xung quanh
Mục đích là để có thể kiểm soát nên họ tìm cách chặn nạn nhân có thể tiếp cận với các mối quan hệ khác hay có sự hậu thuẫn từ bên ngoài. Bạn hãy tự hỏi bản thân: Có phải người yêu luôn đặt ra các ranh giới, quy tắc và giới hạn những gì mình được phép nghĩ, nói hoặc làm không? Bản thân có bị cấm tìm kiếm lời khuyên từ bên ngoài mỗi khi cả hai có mâu thuẫn?
>>> Tham khảo thêm: 10 loại mối quan hệ độc hại trong tình yêu bạn cần thoát khỏi ngay lập tức
Luôn khiến bạn cảm thấy mình là người có lỗi
Họ thường dùng lời nói để hạ thấp, chỉ trích gay gắt người yêu, luôn tìm mọi lí lẽ để đổ lỗi và khiến bạn tin rằng chính bạn mới là người có lỗi trong mọi việc, bất kể điều đó có đúng hay không. Hãy tự hỏi bản thân rằng: Những nhận xét của nửa kia về mình có thường xuyên tiêu cực và gay gắt không? Bản thân bạn có hay bị đổ lỗi trong mọi cuộc tranh cãi hoặc trong các vấn đề không? Nếu có, điều đó cho thấy nửa kia đang có ý muốn thao túng tâm lý của bạn.
Nói dối
Thao túng tâm lý trong tình yêu thường được xây dựng qua những lời dối trá để tạo ra một thực tế sai lầm khiến cho đối phương cảm giác bất lực, bối rối. Điều này thường được thực hiện qua cách lấy những thông tin hoặc đối chiếu các thông tin để phù hợp với quan điểm của người thao túng tâm lý, bóp méo sự thật để biến câu chuyện đi theo đúng hướng của người thao túng .
Bạn có thể tự vấn bản thân để trả lời câu hỏi: Người yêu mình có cố gắng che dấu điều gì và lộ ra vài mâu thuẫn với chính lời họ nói không? Có phải quan điểm của họ luôn trái ngược với quan điểm của mình, ngay cả khi sự thật nó mâu thuẫn với câu chuyện của họ?
>>> Đọc thêm: Nói dối gây ảnh hưởng đến não bộ
Cảm xúc và suy nghĩ của bạn bị gạt bỏ
Khi sự việc xảy ra, họ sẽ nói rằng bạn quá nhạy cảm, họ gạt bỏ đi những cảm xúc khó chịu của bạn. Hãy tự hỏi bản thân rằng: Có phải người yêu của mình luôn bảo rằng mình đang phóng đại mọi thứ hoặc đang phản ứng thái quá không? Những mối quan tâm hoặc cảm xúc của mình có thường bị họ gạt bỏ qua tai? Khi bạn muốn chia sẻ với anh/cô ấy về những rắc rối của mình, có phải họ luôn tìm cách để né tránh việc lắng nghe tâm sự của bạn như giả vờ đang bận, chuyển chủ đề của cuộc nói chuyện hướng sang bản thân họ không?
Khiến bạn nghi ngờ bản thân
Họ sẽ khiến bạn phải tự nghĩ rằng liệu mình có xứng đáng với họ không? Liệu bản thân có làm gì sai hay quá đáng không? Dần dần khiến bạn mất đi niềm tin vào chính mình, luôn trong trạng thái tự ngờ vực bản thân mình
Khiến bạn không tin tưởng người khác
Những hành vi của đối phương có thể khiến bạn có nhìn tiêu cực về những người khác. Đồng thời họ khiến bạn mất đi những hứng thú và sự chú ý tới những người hoặc những việc bạn thích làm trước đây.
Nếu trong mối quan hệ, bạn thường xuyên bị gạt bỏ cảm xúc, liên tục nghi ngờ về niềm tin vào bản thân thì đây chính là dấu hiệu rất rõ mà bạn cần xem xét có nguy cơ bạn đang bị thao túng tâm lý trong tình yêu.
Thao túng tâm lý trong tình yêu đánh vào nỗi sợ hãi nhất của con người đó là nỗi sợ đánh mất đi tình yêu. Đặc biệt khi bạn cho họ là tình yêu của cuộc đời mình thì lại càng khó khăn để nhận biết sự thật rằng mình đang bị thao túng tâm lý trong tình yêu.
Thao túng tâm lý trong tình yêu ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ tinh thần?
Tìm hiểu thêm: Nang cơ năng buồng trứng có nguy hiểm không, cách sống chung với bệnh như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Bé mấy tháng ăn được cà chua? 7 công dụng của cà chua với trẻ nhỏ
Thao túng tâm lý trong tình yêu có tác động tiêu cực cho sức khỏe tinh thần của nạn nhân. Nó tạo ra các mối quan hệ không lành mạnh, phụ thuộc quá nhiều vào người yêu và rất khó có thể rời xa họ. Một số tác động mà nó ảnh hưởng tới niềm tin của bạn trong tình yêu như:
Mất lòng tin
Việc phục hồi sau khi bị thao túng tâm lý có thể cần một thời gian dài sau đó. Trong thời gian bị thao túng tâm lý, tất cả sự tin tưởng và niềm tin trong tình yêu của bạn có thể đều bị sụp đổ. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc xác định đâu là thật và đâu là dối trá. Bạn có thể trở nên cảnh giác và đa nghi hơn.
Cảm giác như bạn có vấn đề về tâm lý
Khi bạn cảm thấy khó chịu, đối tác có thể thốt ra những lời với bạn như đồ điên hay đồ mất trí. Họ điều khiển khiến bạn phải tự vấn bản thân. Người ta cho rằng bạn đang bị điên và bạn đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Khó khăn trong việc điều trị tâm lý
Sẽ là một thách thức nếu bạn không nhận ra những hành vi thao túng tâm lý trong tình yêu. Thậm chí bạn còn cảm thấy biết ơn vì họ vẫn quan tâm đến bạn. Những người thao túng sẽ khiến nạn nhân cảm thấy tội lỗi, tự trách bản thân hoặc nghi ngờ dù khi bản thân tỉnh táo, giảm khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Để hiểu tác động tiêu cực việc thao túng tâm lý trong tình yêu, trước hết bạn cần hiểu những đặc trưng của một mối quan hệ lành mạnh bao gồm sự tin tưởng, trung thực, thân mật và thỏa hiệp. Trên tất cả, một mối quan hệ lành mạnh là phải có sự hỗ trợ và định hướng phát triển cùng nhau. Để thúc đẩy tình yêu lành mạnh phát triển thì cả hai đều luôn thực sự dành cho nhau sự tôn trọng và tin tưởng.
Ngược lại một mối quan hệ chỉ mang lại những mệt mỏi và sự nghi ngờ chính bản thân mình, bạn cần tỉnh táo và xem xét lại mối quan hệ của mình và người ấy để tránh những ảnh hưởng độc hại cho sức khỏe tinh thần của chính mình.
>>> Tham khảo: Thiền Vipassana-Nghệ thuật sống: Những lợi ích diệu kỳ của thiền
Tại sao một số người lại muốn thao túng tâm lý trong tình yêu?
Những người muốn kiểm soát người yêu của họ bằng mọi giá thường bất an về cảm giác kiểm soát cuộc sống của chính mình. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự bất an sâu thẳm hoặc tính cách tự ái của người thao túng.
Dù cho nguyên nhân của các hành vi trên là gì đi nữa thì hậu quả ảnh hưởng tới cuộc sống của cả hai đều mang tính tiêu cực. Sau những lời chỉ trích gay gắt và bị hạ thấp, nạn nhân sau cùng có thể mất đi sự tự tôn cũng như giá trị bản thân và cảm giác tự tin. Đây cũng có thể là mục đích chủ yếu của người thao túng.
>>> Xem thêm: 8 dấu hiệu của một mối quan hệ lành mạnh
Thao túng tâm lý trong tình yêu có thể ảnh hưởng cả sức khoẻ tinh thần, cũng như niềm tin trong cuộc sống của một người. Nó biến tình yêu đó trở thành mối quan hệ độc hại mà có thể bạn không nhận ra. Hy vọng bạn đọc đã có góc nhìn rõ hơn về thao túng tâm lý trong tình yêu để có thể nhận diện sớm, ngăn chặn để góp phần bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình.