Dấu hiệu nhận biết gãy xương ngón tay và cách xử trí

Dấu hiệu nhận biết gãy xương ngón tay và cách xử trí

Dấu hiệu nhận biết gãy xương ngón tay và cách xử trí

Gãy ngón tay là một chấn thương thường gặp và hầu hết đều có thể điều trị đơn giản nhưng một số trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải phẫu thuật. Phát hiện kịp thời sẽ giúp bác sĩ chỉ định cho bạn một kế hoạch điều trị phù hợp nhất. 

Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết gãy xương ngón tay và cách xử trí

Tìm hiểu chung

Gãy ngón tay là gì?

Ngón tay cho phép chúng ta chạm, nắm và tương tác với môi trường. Thực tế, ngón tay là bộ phận dễ bị thương  nhất của bàn tay. Chấn thương ở ngón tay có thể là vết cắt, vết bầm tím, nhiễm trùng, trật khớp, bong gân, nứt xương (rạn xương) hoặc gãy xương. Gãy ngón tay gây đau đớn và làm gián đoạn nhiều hoạt động hàng ngày. Ngón tay bị thương cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh bàn tay của bạn và gây cứng và đau.

Hầu hết tình trạng gãy xương ngón tay có phương pháp điều trị đơn giản, nhưng một số trường hợp nghiêm trọng phải cần đến phẫu thuật. Ngoài ra, gãy xương cũng có thể bị nhầm lẫn với trật khớp. Điều quan trọng nhất là bạn cần được chẩn đoán để có thể bắt đầu kế hoạch điều trị tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Gãy xương ngón chân 

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng gãy xương ngón tay là gì?

Dấu hiệu nhận biết gãy xương ngón tay và cách xử trí

Dấu hiệu gãy xương ngón tay có thể bao gồm:

  • Đau, sưng tấy, bầm tím. Nếu sưng quá lớn, ngón tay có thể bị tê do dây thần kinh ở ngón tay bị nén.
  • Ngón tay bị biến dạng hoặc chỉ về hướng lạ.
  • Đau đớn khi di chuyển hoặc uốn cong ngón tay.
  • Cứng và khó di chuyển ngón tay.
  • Xương gãy có thể đâm xuyên qua da lộ ra ngoài.

Sự khác nhau giữa các loại gãy ngón tay

Theo Hiệp hội Phẫu thuật Bàn tay Hoa Kỳ, có rất nhiều loại gãy xương ngón tay. Các chuyên gia sẽ dựa vào các yếu tố sau để phân loại:

Cách thức gãy xương

  • Trong gãy rứt xương, một dây chằng hoặc gân và mảnh xương mà dây chằng gắn vào kéo ra khỏi xương chính.
  • Trong gãy xương nêm chặt, các đầu xương gãy vào nhau.
  • Trong vết đứt gãy trượt, xương bị tách làm hai khi một lực làm cho nó di chuyển theo hai hướng khác nhau.

Liên quan đến da

  • Trong gãy xương mở, xương đâm qua da và tạo ra một vết thương hở.
  • Trong gãy xương kín, xương gãy bên trong, không đâm xuyên da

Vị trí xương

  • Trong gãy xương không di lệch hoặc gãy xương ổn định, xương gãy nhưng không di chuyển.
  • Trong một gãy xương di lệch, xương vỡ thành các mảnh riêng biệt và bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường.
  • Gãy vụn xương là một tình trạng gãy xương di lệch, trong đó xương gãy thành ba hoặc nhiều mảnh.

Nguyên nhân gãy ngón tay

Ngón tay có nguy cơ chấn thương cao nhất trong tất cả các bộ phận của bàn tay. Gãy ngón tay thường xảy ra do bị tác động trực tiếp vào bàn tay. Bạn có thể làm bị thương ngón tay trong khi làm việc với một công cụ, chẳng hạn như búa hoặc cưa. Ngón tay có thể bị gãy khi một vật chuyển động nhanh chạm vào tay, chẳng hạn như bóng. Cũng có thể xảy ra khi bị ngã, vướng đồ vật hoặc kẹt ngón tay vào cửa..

Bản chất của chấn thương và sức mạnh của xương là yếu tố quyết định xương có dễ gãy không. Các điều kiện sức khỏe khác như loãng xương và suy dinh dưỡng cũng làm tăng khả năng bị gãy ngón tay.

Nguy cơ

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gãy xương ngón tay?

  • Xương có vết rạn nứt. Dấu hiệu rạn xương (nứt xương) ngón tay là đau, sưng hoặc nhức ở vị trí bị tổn thương. Cơn đau có thể diễn ra khi chạm vào, khi vận động hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi. Nếu không được điều trị sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ gãy xương do di lệch.
  • Những người có xương yếu, chẳng hạn như người lớn tuổi hoặc người thiếu canxi, có nguy cơ gãy xương cao hơn.
  • Những người làm việc dùng tay nhiều, chẳng hạn như vận động viên và người lao động chân tay, có nguy cơ cao bị gãy xương ngón tay. Các môn thể thao làm tăng nguy cơ gãy ngón tay gồm: bóng rổ. bóng chày, bóng chuyền, bóng đá, quyền anh, đấu vật.
  • Các sự kiện tác động mạnh, chẳng hạn như tai nạn ô tô, xe máy, cũng có thể gây gãy xương ngón tay.

Xem thêm: Dấu hiệu đứt gân ngón tay và các chấn thương thường gặp

Chẩn đoán và điều trị gãy xương ngón tay

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở mẹ bầu

Dấu hiệu nhận biết gãy xương ngón tay và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là gì?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán gãy xương ngón tay?

Chẩn đoán sẽ bắt đầu bằng việc bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám thực thể các triệu chứng. Sau đó, bạn sẽ được chụp X-quang của ngón tay để biết liệu ngón tay có bị gãy hay không.

Những phương pháp nào giúp điều trị gãy ngón tay?

Điều trị không phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp gãy xương ngón tay có thể được điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật. Bác sĩ có thể nẹp hoặc bó bột ngón tay để cố định ngón tay và đảm bảo ngón tay lành lại đúng vị trí. Ngoài ra có thể cột ngón tay bị gãy vào ngón tay bên cạnh để tăng độ ổn định trong quá trình lành vết thương.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật ổn định xương gãy thực hiện trong các trường hợp:

  • Gãy vụn xương, dập xương ngón tay.
  • Mảnh xương lỏng lẻo.
  • Chấn thương khớp.
  • Tổn thương dây chằng hoặc gân.
  • Gãy xương di lệch, hoặc mở.
  • Gãy xương nêm chặt.

Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng gãy xương phức tạp. Việc chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng ngón tay bị gãy giúp bảo tồn chức năng và sức mạnh của bàn tay, đồng thời ngăn ngừa dị tật.

Thời gian phục hồi cho một ngón tay bị gãy có thể là một vài tuần hoặc vài tháng. Tiên lượng cũng biến thiên phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tổn thương thần kinh, mạch máu, hoặc nếu một chấn thương trên bề mặt khớp gây ra viêm khớp.

Phòng ngừa

Làm thế nào để phòng ngừa gãy xương ngón tay?

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với lượng vitamin D và canxi đầy đủ có thể giúp xương chắc khỏe và ít bị gãy xương.
  • Những người gặp khó khăn khi đi bộ và có khả năng bị ngã có thể tập vật lý trị liệu và sử dụng các thiết bị hỗ trợ, như gậy hoặc máy tập đi bộ, để giúp di chuyển một cách an toàn.
  • Vận động viên và người lao động nên thận trọng trong lúc làm việc để ngăn ngừa chấn thương ngón tay.

Gãy ngón tay là chấn thương rất thường gặp. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc biết được các dấu hiệu và có cách xử trí phù hợp, tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *