Nhiễm virus HPV là một trong những tình trạng nhiễm trùng đường tình dục phổ biến. Hầu như bất cứ ai cũng đã từng mắc virus này một lần trong đời. Vậy dấu hiệu nhiễm HPV dễ nhận biết nhất là gì?
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhiễm HPV: nhận diện càng sớm càng dễ điều trị
Trong bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu HPV là gì? nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm virus HPV cũng như cách phòng ngừa và điều trị tình trạng này.
Nội Dung
- 1 Nhiễm virus HPV là gì?
- 2 Dấu hiệu nhiễm HPV là gì?
- 3 Dấu hiệu nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung
- 4 Nguyên nhân gây bệnh HPV là gì?
- 5 Những phương pháp giúp chẩn đoán nhiễm virus HPV
- 6 Bị nhiễm HPV có chữa được không?
- 7 Nhiễm virus HPV có nguy hiểm không?
- 8 Những ai có nguy cơ mắc virus HPV?
- 9 Cách phòng ngừa lây nhiễm virus HPV
Nhiễm virus HPV là gì?
Virus HPV là gì? HPV là tên một nhóm virus phổ biến. Thông thường, virus HPV sẽ không gây ra bất kì tình trạng nguy hiểm nào, nhưng đôi khi, virus sẽ gây ra mụn cóc (gồm mụn cóc sinh dục, mụn cóc thường, mụn cóc Plantar, mụn cóc phẳng) hoặc ung thư.
Virus HPV thường lây qua đường quan hệ tình dục hoặc khi tiếp xúc với da người nhiễm bệnh.
Dấu hiệu nhiễm HPV là gì?
Trong hầu hết trường hợp, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để chống lại virus trước khi nó gây ra mụn cóc. Tuy nhiên, khi xuất hiện bệnh, các dấu hiệu nhiễm HPV sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại mụn cóc bạn mắc phải:
- Mụn cóc sinh dục. Chúng xuất hiện dưới dạng các tổn thương phẳng, các vết sưng nhỏ giống như súp lơ. Dấu hiệu nhiễm HPV ở phụ nữ chủ yếu xuất hiện ở âm hộ nhưng cũng có thể xuất hiện ở gần hậu môn, trên cổ tử cung hoặc trong âm đạo. Ở nam giới, mụn cóc sinh dục xuất hiện trên dương vật và bìu hoặc xung quanh hậu môn. Mụn cóc sinh dục hiếm khi gây khó chịu hoặc đau đớn, mặc dù bạn có thể ngứa hoặc cảm thấy mềm khi chạm vào.
- Mụn cóc thông thường. Mụn cóc thông thường xuất hiện dưới dạng các nốt sần, gồ lên và thường xuất hiện trên bàn tay và ngón tay. Trong hầu hết các trường hợp, mụn cóc chỉ gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài của người bệnh, nhưng chúng cũng có thể khiến bạn đau đớn hoặc dễ bị thương hay chảy máu.
- Mụn cóc Plantar (mụn cóc ở lòng bàn chân). Mụn cóc Plantar là những mụn cứng, sần sùi, thường xuất hiện ở gót chân hoặc phần mũi lòng bàn chân. Những mụn cóc này có thể gây khó chịu cho người bệnh.
- Mụn cóc phẳng. Mụn cóc phẳng là những tổn thương có đầu phẳng, hơi nhô cao. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, nhưng thường ở mặt của trẻ em và vùng râu của nam giới. Phụ nữ có xu hướng mắc chúng ở chân.
Dấu hiệu nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung
Hầu như tất cả trường hợp ung thư cổ tử cung đều do virus HPV gây ra. Tuy nhiên, phải mất hơn 20 năm sau khi nhiễm thì bệnh mới xuất hiện.
Nhiễm virus HPV và ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, để phòng bệnh hiệu quả, bạn hãy tiêm phòng vắc xin HPV nếu chưa từng quan hệ tình dục.
Ngoài ra, để nhanh chóng phát hiện sớm bệnh, các chuyên gia khuyến cáo mọi phụ nữ nên làm tầm soát ung thư cổ tử cung theo định kỳ.
Nguyên nhân gây bệnh HPV là gì?
Virus HPV lây truyền qua da khi quan hệ tình dục hoặc các hình thức tiếp xúc da kề da khác. Mặc dù hầu hết trường hợp virus không gây ra vấn đề nghiêm trọng, nhưng một số chủng có thể gây ra ung thư nguy hiểm.
Đa số trường hợp nhiễm HPV đều tự khỏi, nhưng đôi khi virus sẽ bất hoạt (không hoạt động) và lây nhiễm sang bạn tình.
Ngoài ra, virus cũng có thể lây qua trẻ nhỏ trong lúc sinh, khiến trẻ bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục hoặc hệ hô hấp.
Bạn cũng lưu ý rằng chủng virus HPV gây mụn cóc khác với chủng virus gây ung thư.
Những phương pháp giúp chẩn đoán nhiễm virus HPV
Bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm HPV bằng cách quan sát các mụn cóc của người bệnh.
Đối với mụn cóc sinh dục, nếu bác sĩ khó quan sát, bạn sẽ cần thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm sau:
- Thử nghiệm VIA. Bác sĩ sẽ bôi acid acetic lên vùng sinh dục bị nhiễm HPV khiến chúng có màu trắng. Điều này có thể giúp xác định các tổn thương phẳng khó nhìn thấy.
- Xét nghiệm Pap. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung hoặc âm đạo của người bệnh để gửi đi phân tích trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm Pap có thể tiết lộ những bất thường có thể dẫn đến ung thư.
- Xét nghiệm ADN. Xét nghiệm này, được tiến hành trên các tế bào từ cổ tử cung của bạn, có thể nhận ra DNA của các loại HPV nguy cơ cao có liên quan đến ung thư sinh dục. Nó được khuyến nghị cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên ngoài xét nghiệm Pap.
Bị nhiễm HPV có chữa được không?
Tìm hiểu thêm: Viêm bao gân
Mụn cóc thường biến mất mà không cần điều trị, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, không có cách chữa trị virus hoàn toàn, vì vậy chúng có thể xuất hiện trở lại ở cùng một nơi hoặc những nơi khác.
Điều trị nhiễm virus HPV bằng thuốc
Thuốc để loại bỏ mụn cóc thường được bôi trực tiếp vào khu vực tổn thương và thường phải dùng nhiều lần trước khi khỏi. Các thuốc này bao gồm:
- Axit salicylic. Axit salicylic hoạt động bằng cách loại bỏ các lớp mụn cơm từ từ. Khi điều trị mụn cóc thông thường, axit salicylic có thể gây kích ứng da, do đó bạn không nên sử dụng nó trên mặt.
- Imiquimod. Đây là loại kem theo toa giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus HPV. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm nổi mẩn đỏ và sưng tấy tại vị trí bôi thuốc.
- Podofilox. Một đơn thuốc bôi khác, podofilox hoạt động bằng cách phá hủy mô mụn cóc sinh dục. Thuốc có thể gây bỏng và ngứa ở nơi bôi thuốc.
- Axit tricloaxetic. Phương pháp điều trị hóa học này giúp đốt cháy mụn cóc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bộ phận sinh dục. Nó có thể gây kích ứng cục bộ.
Phẫu thuật và các thủ tục khác
Nếu thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ mụn cóc bằng một trong các phương pháp sau:
- Làm lạnh bằng nitơ lỏng (phương pháp áp lạnh)
- Đốt bằng dòng điện (đốt điện)
- Phẫu thuật cắt bỏ
- Phẫu thuật bằng tia laser
Điều trị HPV ở cổ tử cung
Nếu bạn có xét nghiệm HPV hoặc Pap bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành soi cổ tử cung và lấy mẫu sinh thiết của bất kỳ khu vực nào có vẻ bất thường.
Bác sĩ cũng cần loại bỏ bất kỳ tổn thương tiền ung thư nào. Các lựa chọn bao gồm phẫu thuật lạnh, laser, phẫu thuật cắt bỏ, khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP).
Nhiễm virus HPV có nguy hiểm không?
Nhiễm virus HPV có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe sau:
- Tổn thương miệng và đường hô hấp trên. Một số bệnh nhiễm trùng do HPV gây ra các tổn thương trên lưỡi, amidan, vòm miệng mềm hoặc trong thanh quản và mũi.
- Ung thư. Một số chủng HPV có thể gây ung thư cổ tử cung. Các chủng này cũng có thể góp phần gây ra ung thư bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng và đường hô hấp trên.
Những ai có nguy cơ mắc virus HPV?
Một số yếu tố có thể làm bạn có nguy cơ cao mắc virus như:
- Có nhiều bạn tình
- Quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh
- Có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ do HIV hoặc sau khi cấy ghép nội tạng
- Có vùng da bị tổn thương.
Cách phòng ngừa lây nhiễm virus HPV
>>>>>Xem thêm: Top 7 nước tẩy trang cho da dầu mụn kiềm dầu hiệu quả
Cách đơn giản nhất để phòng ngừa bệnh là quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. Ngoài ra, bạn cũng nên:
- Tiêm phòng HPV
- Không quan hệ với nhiều bạn tình
- Không quan hệ tình dục khi có mụn cóc sinh dục
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm virus HPV. Nhiễm virus HPV có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ở nữ giới. Do đó, bạn cần lưu ý vấn đề an toàn khi quan hệ tình dục và tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để có phương án xử lý sớm nhất.