Dấu hiệu và cách chữa trị rối loạn tuyến giáp

Dấu hiệu và cách chữa trị rối loạn tuyến giáp

Bạn đang đọc: Dấu hiệu và cách chữa trị rối loạn tuyến giáp

Bạn bị mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, ớn lạnh, đổ mồ hôi, lo lắng hoặc rụng tóc? Đó là những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đã có vấn đề. Tuyến giáp trạng là tuyến nhỏ nằm phía trước cổ, dưới yết hầu, có chức năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể và giữ cho não bộ luôn minh mẫn. So với nam giới, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi rối loạn tuyến giáp nhiều hơn.

Phân biệt rối loạn tuyến giáp với mãn kinh

Rối loạn tuyến giáp có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và tâm trạng nên các triệu chứng này đôi khi nhầm lẫn với triệu chứng thời kỳ mãn kinh. Nếu nghi ngờ gặp vấn đề về tuyến giáp, bạn hãy làm xét nghiệm máu để có thể xác định được thực sự nguyên nhân do đâu, là mãn kinh, rối loạn tuyến giáp hay cả hai.

Những ai nên đi khám tuyến giáp?

Suy giáp thường ảnh hưởng đến phụ nữ trên 60 tuổi. Cường giáp phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới. Bệnh sử gia đình cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tuyến giáp.

Các triệu chứng thường gặp

Nếu tuyến giáp không tiết đủ hormone vào máu, bạn có thể bị suy giáp và giảm chức năng cơ thể. Điều này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như cholesterol cao và bệnh tim.

Triệu chứng ban đầu của suy giáp có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Tăng cân;
  • Không chịu được lạnh;
  • Bị khô tóc hoặc dễ gãy;
  • Có vấn đề về trí nhớ;
  • Khó chịu và trầm cảm;
  • Có mức cholesterol cao;
  • Táo bón.

Mặt khác, nếu tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone sẽ làm tăng chức năng cơ thể gây ra bệnh cường giáp. Triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:

  • Giảm cân;
  • Không chịu được nhiệt;
  • Đi tiêu thường xuyên;
  • Rùng mình;
  • Căng thẳng và khó chịu;
  • To tuyến giáp;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Mệt mỏi.

Sưng ở cổ

Sưng hay phình to ở cổ là một dấu hiệu nhận biết sự bất thường ở tuyến giáp. Suy tuyến giáp hoặc cường giáp còn có thể gây ra bướu cổ, đôi khi dẫn đến ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, bướu hay sưng cổ nhiều khả năng không liên quan đến các vấn đề về tuyến giáp.

Thay đổi nhịp tim

Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể và làm tim đập nhanh. Những người bị suy giáp thường thấy tim đập chậm hơn so với bình thường còn cường giáp sẽ làm nhịp tim nhanh hơn. Cường giáp cũng có thể gây tăng huyết áp và cảm giác tim đập thình thịch.

Những thay đổi về năng lượng hoặc tâm trạng

Rối loạn tuyến giáp có một tác động đáng kể đến thể chất lẫn cảm xúc. Suy giáp có xu hướng làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp và chán nản. Cường giáp gây ra sự lo lắng, mất ngủ, bồn chồn và cáu gắt.

Rụng tóc

Đây là một dấu hiệu cho thấy hormone tuyến giáp bị mất cân bằng. Cả hai rối loạn về tuyến giáp đều có thể gây ra tóc rụng. Trong hầu hết các trường hợp, tóc sẽ mọc trở lại sau khi điều trị.

Cảm giác quá lạnh hoặc nóng

Rối loạn tuyến giáp có thể làm hỏng chức năng điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể. Những người bị suy giáp sẽ cảm thấy lạnh hơn còn cường giáp thì ngược lại, đổ mồ hôi quá nhiều và ngại tiếp xúc với nhiệt.

Các cách điều trị rối loạn tuyến giáp

Điều trị suy giáp

Nếu chẩn đoán suy giáp, bác sĩ sẽ kê đơn viên uống hormone tuyến giáp. Bạn sẽ thấy có sự cải thiện đáng kể trong vòng một vài tuần sau khi dùng thuốc. Việc điều trị dài hạn có thể giúp bạn có nhiều năng lượng hơn, giảm lượng cholesterol và giảm cân. Hầu hết những người bị suy giáp cần duy trì thuốc hormone đến suốt đời.

Điều trị cường giáp

Việc điều trị phổ biến nhất cho bệnh cường giáp là thuốc antithyroid giúp giảm lượng hormone ở tuyến giáp. Bệnh có thể thuyên giảm nhưng với một số người, họ vẫn cần uống thuốc trong thời gian dài. Các thuốc khác có thể được dùng để làm giảm các triệu chứng như mạch đập nhanh hay run rẩy. Một cách điều trị khác là i-ốt phóng xạ giúp phá hủy tuyến giáp trong quá trình từ 6 đến 18 tuần. Khi tuyến giáp bị phá hủy hoặc loại bỏ bằng phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân phải bắt đầu dùng hormone ở dạng thuốc viên.

Phẫu thuật rối loạn tuyến giáp

Loại bỏ tuyến giáp có thể chữa bệnh cường giáp, nhưng phẫu thuật này chỉ được dùng khi thuốc antithyroid không có hiệu quả hoặc có bướu cổ lớn. Bệnh nhân bị bướu giáp cũng phù hợp với phẫu thuật này. Khi tuyến giáp được lấy ra, hầu hết các bệnh nhân cần bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày để tránh bị suy giáp.

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp không phổ biến và là một trong những bệnh nguy hiểm nhất. Các triệu chứng chính thường gặp là xuất hiện một khối u hoặc sưng ở cổ và chỉ có khoảng 5% khối u giáp thành ung thư. Khi chẩn đoán ung thư tuyến giáp, bệnh sẽ điều trị bằng phẫu thuật kèm theo iốt phóng xạ hoặc trong một số trường hợp có thể xạ trị bên ngoài.

Các biến chứng rối loạn tuyến giáp

Khi không chữa trị, suy giáp có thể làm tăng nồng độ cholesterol, đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp nặng, nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể gây ra mất ý thức và hạ nhiệt độ cơ thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Việc không điều trị cường giáp có thể gây ra các vấn đề về tim nghiêm trọng và dễ gãy xương.

>>>>>Xem thêm: Ăn thịt nướng khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *