Đau hông là tình trạng phổ biến ở nhiều người và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hông bị đau khiến người bệnh khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống.
Bạn đang đọc: Đau hông
Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả đau hông? Mời bạn cùng Kenshin tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Đau hông là bệnh gì?
Hông bao gồm vị trí khớp xương chậu và xương đùi gặp nhau. Hông còn bao gồm các bộ phận khác giúp liên kết hai xương này với nhau và giúp nó hoạt động; chẳng hạn như cơ bắp, gân và dây chằng. Đau hông chỉ những tình trạng đau ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực này.
Những ai thường mắc phải đau hông?
Đau hông là tình trạng phổ biến. Nó xảy ra ở tất cả mọi người bất kể độ tuổi và giới tính. Đặc biệt, những người thường xuyên vận động mạnh hoặc chơi thể thao và người lớn tuổi càng dễ bị đau hông.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau hông là gì?
Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân. Viêm xương khớp có thể gây đau nhẹ chỉ khi hoạt động. Những chấn thương đột ngột, gãy xương và các khối u có thể gây ra đau nặng khi cố gắng di chuyển, làm cho hông biến dạng và gây ra các vết bầm ở vùng hông.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Nên đi khám nếu bạn:
- Gặp tác dụng phụ của thuốc;
- Có thắc mắc về những loại thuốc giảm đau không kê toa nào được phép dùng cùng các loại thuốc theo toa;
- Thuốc và các điều trị khác không giúp giảm đau;
- Cần giới thiệu đến một nhà vật lý trị liệu để tập các bài tập giảm đau hông.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra đau hông là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng hông. Các lý do thường gặp là chấn thương, gãy xương, và khối u. Một nguyên nhân khác là do viêm như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Viêm cũng có thể xảy ra ở gân (viêm gân) và ở những túi mỏng, chứa đầy dịch giúp bảo vệ khớp (viêm bao hoạt dịch). Vấn đề ở khớp cùng chậu hoặc vùng thắt lưng cũng có thể gây đau hông. Một số người sinh ra với xương hông biến dạng sẽ bị đau hông.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau hông?
Những người thường xuyên vận động hoặc chơi thể thao có thể bị đau hông do các xương, cơ bắp vùng này phải chà xát và co thắt nhiều. Cân nặng cũng là một tác nhân làm tăng áp lực lên vùng hông và chân của bạn. Do đó, bạn dễ bị đau hông nếu bạn bị béo phì trong thời gian dài.
Nếu bạn phải thường xuyên mang giày cao gót trong thời gian dài như làm tiếp tân, người mẫu,… bạn có nguy cơ bị đau hông khi về già.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Môi trường và những tác động không nhỏ đến làn da
>>>>>Xem thêm: Làm sao để yên tâm ăn ngoài mà vẫn kiểm soát đường huyết
Những phương pháp nào dùng để điều trị đau hông?
Ở những người khỏe mạnh khi bị đau vùng hông do hoạt động mạnh hay chấn thương, tùy vào mức độ nghiêm trọng, chứng đau hông có thể tự khỏi hoặc chỉ cần uống thuốc giảm đau, nghỉ ngơi và chườm lạnh.
Ở các trường hợp đau hông kéo dài, việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là viêm xương khớp, bác sĩ có thể kê acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Nếu nguyên nhân là viêm bao hoạt dịch hay viêm gân, bác sĩ có thể kê NSAID, đề nghị vật lý trị liệu, hoặc cả hai.
Vật lý trị liệu thường bao gồm phương pháp sử dụng nhiệt đưa vào sâu bên trong vùng đau, siêu âm, hoặc cả hai. Đối với viêm bao hoạt dịch nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm thuốc chứa steroid (một loại thuốc kháng viêm mạnh) vào bao hoạt dịch. Những nguyên nhân đau hông nghiêm trọng hơn như gãy xương hoặc bệnh thoái hóa khớp nặng có thể cần phải phẫu thuật.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau hông?
Các bác sĩ chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh sử và thực hiện khám tổng quát. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang khớp và xét nghiệm máu để xem liệu đau có phải do những bệnh với các triệu chứng tương tự gây ra hay không. Chụp cộng hưởng (MRI) có thể được thực hiện nếu các bác sĩ cần có hình ảnh rõ ràng hơn về xương và cấu trúc xung quanh.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau hông?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh. Đau hông có thể được hạn chế nếu bạn:
- Dùng thuốc theo đơn được kê.
- Thực hiện bài tập hông được chỉ định hàng ngày.
- Không vận động hoặc chơi thể thao quá sức.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.